Kết quả ƣớc lƣợng mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định tham gia

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nông nghiệp của hộ nuôi tôm tại tỉnh cà mau (Trang 59 - 64)

ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM CỦA NÔNG HỘ TỈNH CÀ MAU

Trƣớc khi ƣớc lƣợng, tác giả tiến hành kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập đƣợc sử dụng trong mô hình. Kết quả kiểm định cho thấy các giá trị đều nhỏ hơn 0,8, do đó có thể bỏ qua tƣơng tác giữa các biến độc lập trong mô hình (Mai Văn Nam, 2008).

Sau đó, tác giả tiến hành ƣớc lƣợng bằng mô hình probit nhƣ sau: Bhi = 0+1ti + 2gti +3kni +4dti +5cpi +6gbi +7thi +

8hvi+9vvi +10kki + ei (2.9)

Biến phụ thuộc: bh (mua bảo hiểm) – có giá trị là 1 khi nông hộ tham gia bảo hiểm, có giá trị là 0 khi nông hộ không tham gia bảo hiểm.

Kết quả ƣớc lƣợng ở bảng 4.10 sau đây cho thấy, mô hình đƣợc thiết lập có ý nghĩa thống kê cao 1%. Trong đó các biến có ý nghĩa là tuổi (t), giới tính (gt), chi phí tính bảo hiểm (cp), giá bán (gb), tập huấn (th), việc kí kết (kk).

Sau cùng, tác giả sử dụng lệnh linktest để kiểm định sự sai lệch trong việc

xác định mô hình. Kết quả cho giá trị p-value của _hat là 0,000, có ý nghĩa thống kê nên mô hình không bị xác định sai.

Bảng 4.10: Kết quả hồi qui

Biến Hệ số góc Giá trị P value

Tuổi -0,0198366 *0,083

Giới tính 1,525813 ***0,004

Kinh nghiệm -0,0345274 ns0,410

Diện tích nuôi 0,0377625 ns0,211

Chi phí tính bảo hiểm 0,0014424 *0,059

Giá bán -0,0046571 **0,014 Tập huấn 0,5887674 **0,049 Học vấn -0,0627192 ns0,128 Vay vốn -0,8570984 ns0,226 Việc kí kết -0,8570984 ***0,000 -Tổng số quan sát -Phần trăm dự báo đúng -Giá trị kiểm định chi bình

phƣơng

-Hệ số Pseudo R2 -Xác suất lớn hơn giá trị chi

bình phƣơng 180 80,56% 63,99 0,2718 0,000 Ghi chú :

(ns): Biến không có ý nghĩa thống kê (*): Biến có ý nghĩa thống kê ở mức 10% (**): Biến có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (***): Biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1%

Các kiểm định cần thiết

- Hệ sốPseudo R2 = 0,2718 cho biết các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng

tham gia bảo hiểm nông nghiệp của nông hộ tại Cà Mau đƣợc giải thích bởi 27,18% các yếu tố có ý nghĩa đƣa vào mô hình, phần trăm còn lại đƣợc giải thích bởi các nhân tố khác không đƣợc nghiên cứu trong mô hình.

- Pseudo R2 không hoàn toàn giải thích cho sự phù hợp của mô hình mà

thƣờng dùng để so sánh các mô hình với nhau. Vì vậy, cần xem xét thêm mức độ giải thích chính xác của mô hình (correctly classified). Mức độ dự báo đúng của mô hình đạt 80,56% đƣợc trình bày trong phần phụ lục. Mô hình hồi quy ƣớc lƣợng phù hợp ở mức cao. Giá trị ƣớc lƣợng Y sát với giá trị thực tế ứng với mẫu đƣa vào trong mô hình là 80,56%.

* Các nhân tố có ý nghĩa trong mô hình - Tuổi (t)

Theo kết quả mô hình, biến tuổi có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Với hệ số mang giá trị âm nhƣ kì vọng, nghĩa là chủ hộ càng lớn tuổi thì khả năng tham gia bảo hiểm càng thấp. Cụ thể, nếu chủ hộ tăng thêm 1 tuổi thì khả năng tham gia bảo hiểm của hộ này giảm đi 0,019%, các yếu tố khác không đổi. Nông hộ có tuổi càng cao thì kinh nghiệm sống càng nhiều. Một mặt có nhiều mối quan hệ, từ đó tham khảo ý kiến và kinh nghiệm những ngƣời đi trƣớc, có thể tận dụng sự giúp đỡ từ ngƣời khác để giải quyết khó khăn. Mặt khác, ngƣời càng lớn tuổi thì có khả năng tiên liệu trƣớc những khó khăn, có sự cẩn trọng, thƣờng cân đong thiệt hơnmột cách cụ thể và rõ ràng, từ đó có sự chuẩn bị kỹ càng để ứng phó với khó khăn hơn những ngƣời càng trẻ tuổi.

- Giới tính (gt)

Biến giới tính cũng là một biến có ý nghĩa đƣợc đƣa vào mô hình và cho kết quả nhƣ kì vọng ban đầu. Biến này tƣơng quan thuận với khả năng tiếp cận việc mua bảo hiểm của nông hộ. Với độ tin cậy là 99%, khi nông hộ có giới tính là nam thì khả năng tham gia bảo hiểm tăng. Mức tăng tƣơng đƣơng 1,525% khi các yếu tố khác không đổi. Nam giới là ngƣời thƣờng xuyên và trực tiếp tham gia sản xuất các mùa vụ, trong nhiều khâu khác nhau nhƣ đào ao, thả giống, chọn thuốc, cho tôm ăn hay thu hoạch… Kinh nghiệm tích góp đƣợc từ việc canh tác giúp họ hiểu biết nhiều hơn phái nữ chỉ phụ giúp những công việc tƣơng đối nhẹ nhàng và đơn giản hơn. Ngoài ra, do đặc tính sinh lí tự nhiên, khả năng nắm bắt

thông tin cũng nhƣ nhận định, phán đoán của ngƣời nam cũng nhạy bén và chính xác hơn. Thêm vào đó là vị trí trụ cột trong nhà, quyết định những việc quan trọng liên quan đến việc sản xuất, cũng đồng thời là ngƣời chịu trách nhiệm gánh vác tất cả rủi ro khi không may xảy ra.

- Chi phí tính bảo hiểm (cp)

Kết quả hồi qui cho thấy, biến chi phí tính bảo hiểm có dấu hệ số góc là dƣơng trùng khớp với dấu kì vọng lúc đầu. Biến này có ý nghĩa ở mức 10%. Nhƣ chúng ta đã biết, chi phí càng cao sẽ làm lợi nhuận càng nhỏ. Trong sản xuất tôm, chi phí bỏ ra là rất lớn, đồng nghĩa nông hộ phải đối mặt với rủi ro cao. Chi ra một số tiền lớn cho việc mua con giống và thức ăn sẽ rất khó khăn cho mỗi hộ bởi lẽ không phải ai cũng có đầy đủ nguồn vốn. Nhƣng nhờ chính sách của các đại lí hiện nay cho phép bán chịu cho nông hộ, chờ tới khi thu hoạch thì thanh toán nên xem nhƣ nông hộ đƣợc đầu tƣ trƣớc. Tuy vậy, nếu giá trị thu hoạch đem về không đủ lớn thì ngƣời nuôi tôm dễ lâm trào tình trạng thua lỗ và nợ nần. Đồng thời, việc duy trì sản xuất cho những vụ sau cũng gặp rất nhiều khó khăn. Trong khoản mục chi phí thì có nhiều chi phí khác nhau. Nhƣng chi phí tôm giống và chi phí thức ăn cho tôm là khoản mục quan trọng của mỗi vụ tôm, và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng chi phí. Khi vụ nuôi bị thất bại thì hai khoản mục này là cực kì cần thiết để tái tạo lại vụ nuôi. Do đó, chi phí tính bảo hiểm là căn cứ để xác định số tiền bảo hiểm. Ngƣời nông dân sẽ nhận đƣợc khoản tiền bồi thƣờng đủ để tái sản xuất. Do đó, khi chi phí tính bảo hiểm càng cao thì khả năng tham gia càng lớn. Cụ thể là nếu khoản mục này tăng lên 1 triệu đồng, trong trƣờng hợp các yếu tố khác không đổi, thì khả năng tham gia bảo hiểm tăng lên 0,001%.

- Giá bán (gb)

Biến giá bán cũng cho kết quả nhƣ kì vọng. Với mức ý nghĩa 5%, các yếu tố khác giữ nguyên, nếu giá bán của mỗi kilogram tôm tăng lên một ngàn đồng thì khả năng tham gia bảo hiểm giảm xuống 0,005%. Giá bán của mỗi vụ tôm biến động trên thị trƣờng. Giá bán càng cao thì lợi nhuận thu về càng nhiều. Nông hộ bù đắp đƣợc khoản chi phí đã bỏ ra và trả các khoản vay trƣớc đó, số tiền dôi ra đƣợc xem nhƣ phần lời làm tăng cƣờng năng lực tài chính của chủ hộ. Khi thiệt hại có xảy ra, nông hộ vẫn có khả năng gầy lại vụ mùa sau mà không phải mất đi khoản phí bảo hiểm cố định ban đầu.

- Tập huấn (th)

Từ kết quả mô hình cho biết, biến tập huấn biến đổi cùng chiều với khả năng tham gia bảo hiểm của nông hộ. Nông hộ có tham gia các khóa đào tạo tập huấn, đƣợc giới thiệu các kỹ thuật nuôi trồng mới, đƣợc truyền đạt kinh nghiệm nuôi tôm hiệu quả, họ sẽ càng tin tƣởng vào khoa học. Đồng thời, qua các khóa học còn giúp hộ nông dân nhận thức đƣợc rủi ro trong sản xuất. Ngành nuôi tôm luôn đối mặt với hai rủi ro chính là thời tiết và dịch bệnh. Theo đó, không có biện pháp nào ngăn cản sự thay đổi thất thƣờng của thời tiết, đặc biệt trong hiện trạng biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay. Khi môi trƣờng sống thay đổi thất thƣờng sẽ ảnh hƣởng rất nhiều đến sức khỏe của tôm. Môi trƣờng sống chuyển biến xấu làm xuất hiện nhiều bệnh mới, bệnh khó điều trị. Ngoài ra, hiện cũng đang có rất nhiều bệnh không có thuốc đặc trị, điển hình nhƣ bệnh teo và hoại tử gan tụy trên tôm sú, bệnh taura, đầu vàng trên tôm thẻ. Khi ấy, tôm dễ chết, mất mùa là chuyện tất yếu. Do đó, nông hộ tham gia bảo hiểm sẽ đƣợc hỗ trợ phần nào gánh nặng khi có thiệt hại xảy ra. Nếu hộ có tham gia tập huấn thì khả năng tham gia bảo hiểm tăng lên 0,588%, với mức ý nghĩa 5%, các yếu tố còn lại không đổi.

- Việc kí kết (kk)

Việc kí kết có ý nghĩa khi đƣa vào mô hình với độ tin cậy lên đến 99%. Nhƣ kì vọng ban đầu, biến việc kí kết biến đổi ngƣợc chiều với khả năng tham gia bảo hiểm của nông hộ. Việc kí kết càng khó khăn thì nông hộ càng ít tham gia bảo hiểm. Khi đó, khả năng tham gia bảo hiểm giảm 0,857%. Việc kí kết thể hiện tính thuyết phục của quy định và chính sách. Khi có quá nhiều quy định và yêu cầu cao, mang tính phức tạp và rƣờm rà, nông hộ khó lòng đáp ứng nỗi thì sẽ làm giảm đi nhu cầu tham gia bảo hiểm của nông hộ.

 Tóm lại, các biến tuổi và việc kí kết có quan hệ tỉ lệ nghịch với quyết định

tham gia bảo hiểm. Các biến giới tính, chi phí tính bảo hiểm, giá bán và tập huấn biến đổi cùng chiều với quyết định tham gia bảo hiểm.

 Các biến không có ý nghĩa về mặt thống kê là: Kinh nghiệm, Diện tích,

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG THAM GIA BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP CHO NÔNG HỘ

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nông nghiệp của hộ nuôi tôm tại tỉnh cà mau (Trang 59 - 64)