Diện tích nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nông nghiệp của hộ nuôi tôm tại tỉnh cà mau (Trang 45)

Mặc dù sản lƣợng nuôi trồng hằng năm đều tăng nhƣng diện tích lại có sự thay đổi. Bảng sau đây cho ta thấy rõ điều này.

Bảng 3.3: Diện tích nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2012-2013

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng

đối

Đơn vị tính ha ha ha ha % ha %

Tôm 266.241 266.735 266.228 494 0,19 -507 -0,19

Cá 29.280 29.413 29.451 133 0,45 38 0,13

Thủy sản khác 650 531 102 -119 -18,31 -429 -80,79

Ƣơm, nuôi giống

thủy sản 9 8 8 -1 -11,11 0 0

Tổng số 296.180 296.687 295.789 507 0,17 -898 -0,3

Nguồn : Niêm giám thủy sản tỉnh Cà Mau, năm 2013

Diện tích nuôi trồng thủy sản qua 3 năm nhìn chung biến động. Năm 2012 diện tích tăng nhẹ so với 2011 với gần 507 ha, tƣơng đƣơng 0,17%, chủ yếu là do tăng diện tích Tôm và Cá, với hơn 494 ha với Tôm và 133 ha với Cá. Tuy nhiên sang năm 2013, tổng diện tích nuôi trồng thủy giảm gần 0,3%, với gần 900 ha bị thu hẹp. Trong đó, nguyên nhân giảm

chính là do hai chỉ tiêu Tôm và Thủy sản khác bị thu hẹp đáng kể lần lƣợt là 507 ha và 429 ha. Trong giai đoạn này, ta thấy diện tích Tôm biến động khá mạnh, từ việc tăng 0,19% năm 2012 đến việc giảm 0,19% năm 2013 cho thấy sự khá rõ nét về rủi ro trong sản xuất và nuôi trồng loại thủy sản này.

Tôm giữ vai trò chủ lực trong ngành thủy sản tỉnh Cà Mau, với tỷ trọng diện tích duy trì ở mức 90% so với tổng diện tích nuôi trồng. Nhờ có diện tích đất mặn chiếm hơn 40% tổng diện tích mà đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất tôm phát triển. Giá trị sản phẩm cao, điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp cho đối tƣợng nuôi này, vì thế, Cà Mau luôn chú trọng đẩy mạnh những chủ trƣơng chính sách thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng tôm.

3.3 TỔNG KẾT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THÍ BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2011-2013

3.3.1 Bộ máy chỉ đạo

- Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1419/QĐ-UBND ngày 16/9/2011 về việc thành lập Ban Chỉ đạo về thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2013 (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 1419).

- Quyết định số 196/QĐ-UBND ngày 13/02/2012 về việc thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo 1419.

- Quyết định số 1064/QĐ-UBND ngày 25/7/2012 về việc bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo 1419.

Sau khi đƣợc thành lập, Ban Chỉ đạo 1419 xây dựng Kế hoạch số 01/KH- BCĐ ngày 10/01/2012 và Kế hoạch số 03/KH-BCĐ ngày 10/4/2012 để triển khai Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ. Đồng thời, ban hành Quyết định số 123/QĐ-BCĐ ngày 18/5/2012 về phân công nhiệm vụ và quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo 1419.

Đối với 3 huyện: Đầm Dơi, Cái Nƣớc và thành phố Cà Mau và 9 xã thuộc 3 huyện: Hòa Mỹ, Hƣng Mỹ, Lƣơng Thế Trân; Tân Duyệt, Trần Phán, Tạ An Khƣơng Nam; Hòa Tân, Hòa Thành, Định Bình đã thành lập Tổ chỉ đạo thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013.

3.3.2 Triển khai thực hiện

- Ban Chỉ đạo 1419 phối hợp với UBND huyện Cái Nƣớc, Đầm Dơi và thành phố Cà Mau tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định số 315/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ đến 9 xã tham gia thí điểm bảo hiểm đƣợc 10 cuộc và 1.009 ngƣời tham dự; trong đó, cán bộ 91 ngƣời và dân là 918 ngƣời. Tổ chức 01 lớp tập huấn nghiệp vụ về những vấn đề liên quan đến Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ cho 64 cán bộ làm công tác triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp; thành phần gồm: Công ty Bảo Minh Cà Mau, Chi cục Thú y, Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngƣ; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện: Cái Nƣớc, Đầm Dơi và Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau; cán bộ phụ trách thủy sản và cán bộ khuyến ngƣ cơ sở 9 xã tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp.

- UBND huyện Cái Nƣớc, Đầm Dơi và thành phố Cà Mau đƣợc chọn thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đã tiến hành rà soát lại số hộ, diện tích của từng đối tƣợng thuộc diện tham gia bảo hiểm nhƣ: hộ nghèo, cận nghèo, hộ nuôi tôm không thuộc diện nghèo và cận nghèo, các tổ chức nuôi tôm trên địa bàn 9 xã đƣợc chọn thí điểm bảo hiểm với diện tích là 24.130,31 ha và 20.074 hộ; trong đó, hộ nghèo: 471 hộ, hộ cận nghèo: 2.950 hộ với 1.771,2 ha; hộ không thuộc diện nghèo, cận nghèo: 15.066 hộ với 19.862,24 ha; tổ chức, doanh nghiệp: 1.587 cơ sở, với 2.496,87 ha.

- Các xã tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp phối hợp với cán bộ của Công ty Bảo Minh Cà Mau, Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngƣ, Chi cục Thú y hƣớng dẫn cho các hộ nuôi tôm công nghiệp có tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp.

Trong quá trình triển khai thực hiện, Ban chỉ đạo 1419 thƣờng xuyên phối hợp với UBND các huyện, thành phố đề ra những biện pháp cụ thể để xử lý những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình thực hiện.

3.3.3 Kết quả thực hiện

- Tổng số hộ tham gia bảo hiểm: 1.866 hộ. - Tổng giá trị bảo hiểm: 410.627 triệu đồng. - Tổng số phí bảo hiểm: 30.440 triệu đồng.

Ngân sách hỗ trợ: 18.529 triệu đồng. Ngƣời dân tham gia: 11.922 triệu đồng.

- Số hồ sơ phát sinh thiệt hại: 1.940 vụ. - Đã bồi thƣờng cho dân: 1.761 vụ.

- Diện tích bồi thƣờng là 552,66 ha với tổng giá trị bồi thƣờng 91.651 triệu đồng

- Số hồ sơ phát sinh thiệt hại còn chƣa đƣợc xử lí là 179 vụ với tổng giá trị bồi thƣờng ƣớc tính 13.438 triệu đồng.

Qua đây ta thấy, chỉ có chƣa gần 9,3% hộ nuôi tôm trong phạm vi thí điểm tham gia bảo hiểm. Đây là con số quá thấp so với tổng số hộ nuôi tôm. Trong đó, nhà nƣớc hỗ trợ gần 60,66% phí bảo hiểm cho ngƣời dân. Đa phần các hộ tham gia thuộc đối tƣợng không phải hộ nghèo cận nghèo nên đƣợc hỗ trợ mức phí tham gia là 60%. Còn tồn tại 179 vụ chƣa đƣợc bồi thƣờng. Hai lý do chính là do giá trị bồi thƣờng khá lớn so với mặt bằng chung, vƣợt quá khả năng chi trả kịp thời của công ty bảo hiểm, và do không có sự thống nhất ý kiến trong quyết định thỏa thuận giữa công ty Bảo hiểm Bảo Minh và hộ nông dân.

Ngoài ra còn có một số quy định phát sinh từ phía công ty Bảo hiểm Bảo Minh gây bức xúc cho đại bộ phận ngƣời dân, đó là:

- Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh đã áp dụng trừ 30% tổng số tiền bồi thƣờng thiệt hại đối với hồ sơ có giá trị bồi thƣờng từ 200 triệu đồng trở lên

- Tổng Công ty Bảo Minh đã ban hành Công văn số 0653/2013- BM/BHNN chỉ đạo Công ty Bảo Minh Cà Mau không ký thêm hợp đồng, nên các trƣờng hợp đã thu tiền phí của dân và chƣa phát sinh bồi thƣờng phải hoàn trả tiền lại.

- Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh chỉ đạo Bảo Minh Cà Mau huỷ hợp đồng đã ký. Cụ thể, Tổng Công ty đã đề nghị huỷ 726 hợp đồng đã ký trƣớc ngày 8/5/2013. Trong đó, có 608 trƣờng hợp ngƣời dân không chấp nhận, nên Tổng Công ty chỉ đạo Bảo Minh Cà Mau đơn phƣơng huỷ hợp đồng.

- Công ty Bảo Minh đã ban hành quy tắc một số nội dung chƣa phù hợp thực tế, nên lúng túng, xử lý chƣa phù hợp quy định, gây bức xúc cho ngƣời tham gia bảo hiểm. Cụ thể có những trƣờng hợp bị thiệt hại trên 6 tháng, có hộ đến 1 năm nhƣng CTBH vẫn chƣa bồi thƣờng mặc dù thời hạn giải quyết trong vòng 30 ngày. Công ty còn đƣa ra điều kiện nếu muốn đƣợc bồi thƣờng sớm trong vòng vài ngày thì phải chấp nhận giảm tỷ lệ bồi thƣờng xuống còn 60% đến khoảng 70% . Nhƣ vậy, ngƣời dân đã phải chịu thiệt gần 40% so với tỷ lệ lúc kí kết.

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ TẠI TỈNH

CÀ MAU 4.1 THÔNG TIN CỦA CHỦ HỘ

Nắm đƣợc thông tin chủ hộ là điều khá quan trọng, vì từ những thông tin này sẽ là cơ sở khách quan cho việc lập luận và phân tích về sau. Tổng hợp từ bảng câu hỏi phỏng vấn, tác giả đƣa ra kết quả nhƣ sau:

Bảng 4.1: Thông tin về tuổi, kinh nghiệm, diện tích và số lao động.

Chỉ tiêu Đơn vị tính Nhỏ Nhất Lớn nhất Trung bình

Tuổi Tuổi 21 73 45,55

Kinh nghiệm Năm 1 13 4,99

Diện tích 1000m2 1 60 7,81

Số lao động Ngƣời 1 10 2,19

Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2013

+ Tuổi

Qua kết quả điều tra các hộ nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau cho thấy tuổi trung bình của các hộ tham gia phỏng vấn là 46 tuổi. Trong đó tuổi cao nhất là 73 tuổi, tuổi thấp nhất là 21 tuổi. Qua điều tra, các hộ nông dân tại đây có thời gian sinh sống khá dài, sinh ra và lớn lên tại đây nên có những hiểu biết nhất định về điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai của địa phƣơng, tập quán sống và tập quán lao động.

+ Kinh nghiệm

Nƣớc ta là nƣớc nông nghiệp với hơn 70% dân số sống và sản xuất ở nông thôn. Vì thế kinh nghiệm sản xuất của nông hộ đƣợc hình thành từ rất lâu và đƣợc truyền lại qua nhiều thế hệ. Qua khảo sát ta thấy kinh nghiệm nuôi tôm trung bình là 5 năm, cao nhất là 13 năm và thấp nhất là 1 năm. Kinh nghiệm nuôi tôm quyết định không nhỏ đến thành bại của mỗi vụ tôm. Nghề nuôi tôm là một nghề phải đối mặt với rủi ro cao, khả năng thành công còn phụ thuộc vào yếu tố không thể chủ động đƣợc đó là thời tiết. Do đó, đánh đổi ban đầu là những vụ mùa thất bát, có hộ phải lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Để sống đƣợc với nghề, hộ phải theo

đuổi cho đến cùng. Từ những thất bại của bản thân sẽ là kinh nghiệm dẫn đến thành công sau này. Không ai dám chắc là sẽ thành công ở mỗi vụ thả nuôi nhƣng kinh nghiệm nuôi dày dặn sẽ giúp một phần không nhỏ trong việc đối phó với những rủi ro, hạn chế tổn thất một cách thấp nhất.

+ Diện tích nuôi

Diện tích nuôi cho thấy năng lực quản lí và khả năng tài chính của chủ hộ ở mỗi vụ nuôi. Diện tích càng lớn sẽ dẫn đến chi phí càng nhiều và rủi ro cũng

cao hơn. Theo khảo sát thì diện tích nuôi tôm trung bình là 7,81 ngàn m2, trong

đó diện tích thả nuôi cao nhất là 60 ngàn m2 và thấp nhất là 1 ngàn m2. Trên thực

tế, diện tích thả nuôi có thể là ao nhà, cũng có thể là ao thuê. Đa số là sử dụng đất nhà, canh tác từ nhiều đời và chuyên sử dụng cho nuôi tôm. Để tạo ao nuôi phải

trải qua quá trình đào ao, đắp bờ theo mô hình nuôi công nghiệp. Cứ mỗi 1000 m2

ao nuôi tốn chi phí từ 6 đến 8 triệu đồng tùy nơi.

+ Số lao động

Lao động sử dụng cho mỗi vụ tôm là cần thiết vì việc theo dõi tình trạng sức khỏe tôm, cho ăn, xử lí nƣớc, tạo môi trƣờng khỏe mạnh cho tôm phát triển cần phải đƣợc theo dõi sát sao. Theo khảo sát, nông hộ thƣờng sử dụng lao động trung bình là 2 ngƣời, thấp nhất là 1 ngƣời và nhiều nhất là 10 ngƣời. Số lao động còn tùy thuộc vào năng lực quản lí và diện tích thả nuôi của nông hộ. Diện tích rộng thì cần có nhiều lao động tham gia chăm sóc hơn. Lao động có thể là lao động nhà và lao động thuê. Tùy vào điều kiện gia cảnh khác nhau của từng hộ sẽ có số lao động nhà khác nhau. Đây là nguồn lao động quan trọng vì chủ hộ thƣờng hoạt động chính, năng suất lao động cao và tiết kiệm đƣợc chi phí trả nhân công. Lao động thuê là nguồn lao động ngoài đƣợc trả tiền công cho việc tham gia nuôi trồng với chủ hộ. Ngoài tiền lƣơng cố định hàng tháng, một số hộ còn chi thêm khoản tiền ăn cho lao động thuê. Lao động thuê là lao động ngoài nhƣng cũng góp phần vào kết quả của mỗi vụ tôm.

+ Học vấn

Nhƣ chúng ta đã biết, học vấn đem lại nhiều lợi thế hơn cho chủ hộ. Theo nhiều phân tích trƣớc đây, học vấn sẽ làm nâng cao nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất của chủ hộ. Để xem xét thông tin học vấn của các hộ phỏng vấn ở những cấp độ nào, ta quan sát bảng sau:

Bảng 4.2: Trình độ học vấn của nông hộ Trình độ học vấn Tần số Tỷ Trọng Mù chữ 2 1,11 Cấp 1 43 23,89 Cấp 2 88 48,89 Cấp 3 44 24,44 Đại học 3 1,67 Tổng 180 100

Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2013

Hoạt động nuôi tôm là một trong những ngành nghề lâu đời tại nơi đây. Chủ yếu ngƣời dân tham gia sản xuất dựa vào kinh nghiệm truyền tai nhau. Về mặt hiểu biết kỹ thuật và khả năng nắm bắt thông tin cũng chỉ ở mức tƣơng đối. Trong số 180 hộ tham gia phỏng vấn thì đa số có trình độ học vấn ở mức tốt nghiệp cấp 2 với tỷ lệ 48,89% chƣa vƣợt qua số nửa. Tiếp theo, trình độ cấp 1 và cấp 3 chiếm tỷ lệ tƣơng đƣơng lần lƣợt là 23,89% và 24,44%. Một phần nhỏ có trình độ đại học tham gia sản xuất với chỉ khoảng 1,67%. Những hộ này đa phần là kỹ sƣ thủy sản đã tốt nghiệp đại học về tự sản xuất. Do đƣợc trang bị kiến thức và có nền tảng học thức, hiểu biết sâu rộng nên đã đạt hiệu quả sản xuất cao. Nhƣ vậy hầu nhƣ các hộ nông dân đều có khả năng biết đọc biết viết, nhờ phƣơng tiện này mà tiếp cận thông tin đƣợc dễ dàng và chủ động hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một lƣợng nhỏ nông hộ mù chữ với tỉ lệ 1,11%. Với những hộ này thì việc tiếp cận với các thông tin và chủ động tìm hiểu phƣơng pháp, kỹ thuật nuôi trồng mới có phần khó khăn hơn. Đa phần là nhờ đến cán bộ địa phƣơng trực tiếp hƣớng dẫn và từ sự hỗ trợ, chỉ dẫn của các hộ nuôi khác, do đó hiệu quả sản xuất không cao.

+ Khả năng thành công

Khả năng thành công ở mỗi vụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể kể đến một số yếu tố điển hình nhƣ chất lƣợng tôm giống, thời tiết, vốn, kinh nghiệm, kỹ thuật … Nguồn lực là hữu hạn, do đó làm thế nào để cân đối đƣợc các yếu tố này một cách hài hòa để có thể mang đến thành công sau mỗi vụ là câu hỏi mà từng hộ phải tự đi tìm câu trả lời cho bản thân mình. Điều kiện của mỗi hộ phỏng vấn là khác nhau nên kết quả sản xuất là khác nhau ở mỗi hộ và đƣợc trình bày ở bảng sau.

Bảng 4.3 Khả năng thành công của nông hộ Phần trăm thành công Tần số Tỷ Trọng <30 11 6,11 30 đến <50 45 25 50 đến <70 73 40,56 >=70 51 28,33 Tổng 10 100 0 7 3,89 100 1 0,56

Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2013

Theo khảo sát, khả năng thành công tập trung chủ yếu ở mức 50% đến dƣới 70% chiếm tỷ trọng 40,56%. Còn khả năng thành công dƣới 30% là 6,11%. Từ 30% đến dƣới 50% là 25%. Trên 70% ở mức 28,33 %. Một số nông hộ cho biết, khi trúng một vụ tôm có thể bù đắp thiệt hại cho từ 2 đến 3 vụ thất. Do đó khi tỷ lệ thành công trên 50% thì hộ nông dân đã đủ lời và có thể gầy dựng lại vụ

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nông nghiệp của hộ nuôi tôm tại tỉnh cà mau (Trang 45)