a. Về mặt kiến thức:
Học chơng trình Địa lý lớp 11- BCB, HS sẽ nắm đợc những đặc điểm cơ bản của nền KT- XH thế giới thời kỳ hiện đại và sự chênh lệch về trình độ giữa các nhóm nớc. Và những ảnh hởng của cuộc cách mạng KHKT cùng với xu hớng khu vực hoá, toàn cầu hoá nhằm giải quyết những vấn đề chiến lợc mang tính toàn cầu. Đồng thời thấy đợc quá trình phát triển và những nét chính về tự nhiên, dân c, xã hội của các khu vực và quốc gia tiêu biểu ở các châu lục.
b. Về mặt kỹ năng:
- Chơng trình Địa lý lớp 11 là bớc phát triển kế tiếp và dần hoàn thiện một số kỹ năng Địa lý, quan trọng hơn cả là kỹ năng làm việc với bản đồ, xây dựng biểu đồ và khai thác các số liệu thống kê liên quan đến Địa lý KT- XH của một số quốc gia và khu vực.
- Thông qua các bài thực hành rèn luyện cho HS kỹ năng thu thập, xử lý tài liệu và kỹ năng báo cáo.
- HS sẽ có những vận dụng kiến thức để giải thích các sự vật, hiện tợng Địa lý đang diễn ra trên thế giới và khu vực.
c. Về mặt thái độ:
Thông qua sự hiểu biết về bức tranh toàn cảnh của thế giới, bồi dỡng cho HS một thế giới quan khoa học và những quan niệm nhận thức đúng đắn. Giúp cho các em thấy đợc những xu thế tiến bộ, tất yếu của thời đại. Mặt khác, hớng HS quan tâm đến những vấn đề gay gắt: sự chênh lệch giàu nghèo, quan hệ quốc tế bất bình đẳng, hay vấn đề dân số, môi trờng, đặc biệt chủ yếu là chủ nghĩa khủng bố… Từ đó đồng
tình với cuộc đấu tranh của nhân loại, có ý thức sâu sắc hơn về tình cảm đoàn kết giữa các quốc gia không phân biệt dân tộc, màu da. Và cái đích cuối cùng HS phải có những nhận thức đúng đắn về bối cảnh thế giới và rút ra các bài học kinh nghiệm trên con đờng phát triển của Việt Nam trong tơng lai.
2.1.1.2. Cấu trúc chơng trình.
Chơng trình Địa lý 11 đợc xây dựng trên những yêu cầu cơ bản của mục tiêu môn học và đảm bảo tính khoa học, cập nhật thông tin mới. Nội dung chơng trình 11- BCB đề cập tới 2 phần:
Phần một: Khái quát nền KT- XH thế giới đã đợc phác hoạ với cấu trúc:
+ Sự phân chia các nhóm nớc và sự tơng phản về trình độ phát triển KT- XH của các nhóm nớc.
Cuộc cách mạng khoa hoc công nghệ và sự tác động của nó tới sự phát triển kinh tế và đời sống con ngời.
+ Những biểu hiện và hệ quả chủ yếu của xu hớng toàn cầu hoá và khu vực hoá. + Một số vấn đề của châu lục và khu vực: châu Phi, Mĩ La Tinh, Tây Nam á và Trung á.
Phần hai: Địa lý khu vực và quốc gia.
+ Vấn đề về KT- XH của một số khu vực trên thế giới: Liên minh Châu âu (eu), Đông Nam á…
+ Tìm hiểu về một một số quốc gia: Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a.