0
Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Về phía học sinh

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 BAN CƠ BẢN (Trang 28 -30 )

Không những chỉ do GV mà còn một phần là lỗi của HS làm cho hình thức tự luận trong KT- ĐG kém hiệu quả. Trớc hết Địa lý theo tâm lý của hầu hết HS là môn phụ môn học thuộc. Đó là câu trả lời của đa phần HS lớp 11 trờng tôi thực tập (Trờng THPT Hơng Sơn - Hà Tĩnh) khi tôi hỏi: “Quan niệm của các em về môn Địa lý?”. Đặc biệt, đối với những em không thi khối C lại trong hoàn cảnh thi tốt nghiệp rất hiếm có môn Địa lý thì các em rất ít chú trọng môn này. Hầu hết các em đều nghĩ rằng: “Thi cho đủ 5 điểm là đợc”. Từ quan niệm đó nên trong các em ít có động cơ học tập đúng đắn và ít hứng thú khi học giờ Địa lý.

Mặt khác, cách kiểm tra đã chi phối rất lớn đến cách học. Kiểm tra đối phó thì học cũng đối phó là điều tất nhiên. Nhất là khâu ra đề thi đến khâu coi thi vẫn còn nhiều khoảng trống để cho ngời học nảy sinh t tởng “quay bài”. Đây cũng là tâm lý chung của ngời đi học đã tồn tại lâu nay. Trong kiểm tra, thi cử nếu có điều kiện là “quay bài”. Có nhiều lí do để biện minh cho việc này: “nào là nội dung kiến thức kiểm tra quá rộng mà trớc khi kiểm tra lại không đợc giới hạn chơng trình nên ngời học không đủ thời gian và sức lực để học; nào là nếu điểm kiểm tra thấp sẽ dẫn đến nhiều hậu quả xấu nh không đợc học sinh tiên tiến,…”. Đặc biệt có những thầy cô coi thi quá dễ tạo điều kiện cho những HS học kém, lời học có tài liệu để chép đợc thì đợc điểm cao. Ngợc lại, những ngời học hành nghiêm túc, chăm chỉ, làm bài bằng chính khả năng của mình thì điểm thi có khi lại không bằng của những HS kia. Từ đó, trong các em nảy sinh tâm lý: Đã đi thi dù ngời học giỏi, học khá cũng có khi vẫn mang theo tài liệu để dự phòng nếu có điều kiện thì “quay bài” cho đỡ thiệt.

Hơn nữa, ý thức chủ quan của GV đã chi phối đến điểm số của HS làm cho các em giảm hứng thú khi kiểm tra. Các em luôn có tâm lý: “Mình không đợc cô thích, dù làm bài tốt đến đâu thì cũng thấp điểm”. Trong thi cử vi phạm tính khách quan đã làm giảm động cơ học tập của HS.

Nh vậy, đó là những nguyên nhân cơ bản làm cho hình thức tự luận trong KT- ĐG môn Địa lý ở bậc THPT giảm đi tính khách quan cao và độ tin cậy lớn.

Chơng II: đổi mới hình thức tự luận trong kiểm tra đánh giá dạy học địa lý lớp 11 BCB.

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 BAN CƠ BẢN (Trang 28 -30 )

×