Nguyên nhân của việc sử dụng hình thức tự luận thiếu hiệu quả trong KT ĐG

Một phần của tài liệu Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học địa lí lớp 11 ban cơ bản (Trang 27 - 28)

Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng hình thức này trong KT- ĐG kết quả dạy học Địa lý ở trờng THPT còn thiếu hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, thuộc về cả GV lẫn HS.

1.2.2.1. Về phía giáo viên

Kiểm tra là công việc trực tiếp của ngời GV để đánh giá quá trình học của HS và quá trình dạy của GV. Và việc sử dụng hình thức tự luận trong KT- ĐG kết quả dạy học môn Địa lý ở bậc THPT còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân mà trớc hết từ phía GV.

Quan niệm dạy học “Lấy GV làm trung tâm” còn tồn tại trong tâm lý rất nhiều GV. Theo họ thì quá trình dạy học là quá trình GV truyền thụ kiến thức còn HS thụ động tiếp thu kiến thức. Và kết quả của quá trình dạy học là GV tự quyết định, không quan tâm nhiều đến quá trình đến quá trình nhận thức của HS. Mặt khác, một số GV lại cha hiểu hết vai trò của công tác KT- ĐG đối với HS cũng nh đối với chính bản thân mình. Từ xa tới nay, theo quan niệm của một số GV thì kết quả bài kiểm tra của HS đạt điểm kém là do HS lời học chứ mình không có lỗi gì cả. Chính những quan niệm đó nên trong quá trình sử dụng hình thức KT- ĐG nói chung và tự luận nói riêng còn có nhiều hạn chế từ khâu ra đề đến khâu chấm thi. Ngay từ khâu ra đề, GV cha xác định đúng nội dung cần đánh giá theo mục tiêu bài học mà GV chỉ ra theo chiếu lệ nghĩa là chỉ cần yêu cầu HS nêu tái hiện những kiến thức mà GV đã truyền thụ. Và GV ít coi trọng công tác coi thi cũng nh chấm thi, miễn rằng cuối kì có điểm của HS để tổng kết là đợc.

Mặt khác, trong hoàn cảnh bệnh thành tích trong giáo dục còn khá phổ biến nên việc thi đua giữa các GV, các lớp… đã giảm đi ý nghĩa tích cực của nó. Đặc biệt, khi chấm bài những tình cảm cá nhân của GV đã ảnh hởng đến số điểm của HS làm cho KT- ĐG giảm tính khách quan, độ tin cậy lớn. Đúng nh nhận xét của

Jean Cardinet – chuyên gia tại viện nghiên cứu và t liệu s phạm Thuỵ Sĩ đã khẳng định: “Có bao nhiêu thầy giáo thì có thể có bằng ấy cách cho điểm”.

Một phần của tài liệu Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học địa lí lớp 11 ban cơ bản (Trang 27 - 28)