Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất thành phố hạ long tỉnh quảng ninh (Trang 49)

4. Yêu cầu của đề tài

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vi trí địa lý

Hình 3.1: Bản đồ hành chính thành phố Hạ Long

Thành phố Hạ Long được thành lập ngày 27/12/1993 theo Nghị định số 102/NĐ - CP của Thủ tướng Chính phủ.

Trong quá trình phát triển, thành phố Hạ Long được mở rộng, sáp nhập 2 xã Việt Hưng và Đại Yên của huyện Hoành Bồ (Nghị định số 51/2001/ NĐ-CP ngày 16/08/2001 của Chỉnh phủ). Hiện nay thành phố Hạ Long có tọa độ địa lý:

Từ 20o55’ đến 21o25’ vĩ độ bắc,

Phía bắc - Tây bắc giáp huyện Hoành Bồ, phía nam thông ra biển giáp vịnh Hạ Long và thành phố Hải Phòng, phía đông - Đông bắc giáp thành phố Cẩm Phả, phía tây - Tây nam giáp huyện Yên Hưng.

Tổng diện tích tự nhiên của thành phố Hạ Long là 27.195,03 ha, có quốc lộ 18A chạy qua, có cảng biển, có bờ biển dài 50km, có vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, với diện tích 434 km2.

Thành phố Hạ Long gồm có 20 phường, thành phố vừa là đơn vị hành chính, vừa là thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh, một tỉnh lớn nằm trong tam giác trọng điểm kinh tế phía bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Thành phố Hạ Long còn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh, cách thủ đô Hà Nội 165 km về phía Tây theo quốc lộ 18A, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 70 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái 180 km về phía Đông - Nam.

3.1.1.2. Khí hậu, thủy văn

Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc điểm khí tượng như sau:

 Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình nhiều năm là 23,20C, nhiệt độ cao nhất là 28,70C vào tháng 7, nhiệt độ thấp nhất là 120C vào tháng 1.

10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 N h iệ t đ ( đ C ) Tháng

Hình 3.2: Nhiệt độ trung bình nhiều năm tại khu vực

Độ ẩm: Độ ẩm trung bình hàng năm 86 %, độ ẩm cao nhất là 91 % vào tháng 3, độ ẩm thấp nhất là 81 % vào tháng 12.. 75 80 85 90 95 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Đ ẩm ( % ) Tháng

Hình 3.3: Độ ẩm trung bình nhiều năm tại khu vực

(Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thuỷ Văn Quảng Ninh)

Lượng mưa

Lượng mưa hàng năm tương đối lớn. Tổng lượng mưa trung bình năm (trong nhiều năm) là 1856,9 mm. Tháng mưa nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 8. Trong vùng mưa thường có cường xuất tác động làm tăng xói mòn ở những khu vực rừng bị chặt phá và các mỏ làm tăng tải lượng rửa trôi, độ đục lớn gây bồi lắng ở các sông suối và ven biển, lòng vịnh, đặc biệt là vào đầu mùa mưa. Về mùa mưa thường có bão to có thể gây ra lụt và thiệt hại lớn, đặc biệt là khu vực bờ biển.

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 L ư n g m ư a ( m m ) Tháng

Hình 3.4: Lượng mưa trung bình nhiều năm tại khu vực

Chế độ gió bão: Chế độ gió bão khu vực chia thành 2 mùa:

+ Mùa hè: từ tháng 5 - 8 chịu ảnh hưởng của gió Nam và gió Đông Nam từ biển thổi vào. Tốc độ gió từ 3 - 4 m/s. Số ngày trung bình có giông là 42,5 ngày/năm.

+ Mùa đông: từ tháng 10 - 3, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mỗi tháng có 3 - 4 đợt, mỗi đợt từ 5 - 7 ngày.

+ Tần suất bão đổ bộ vào Quảng Ninh khoảng 2,8 %, trung bình 1 năm có 1,5 cơn bão, sức gió từ cấp 8 đến cấp 10. Xác suất bão mạnh đến cấp 12 đổ bộ thấp 15 - 18 năm/lần.

Thuỷ triều và dòng triều:

Khu vực nghiên cứu nằm trong khu vực biển có chế độ nhật triều mạnh (bình quân 1 ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống). Biên độ triều trong lúc nước cường có thể đạt trên 4m. Trong thời gian triều lên dòng triều trong vịnh có hướng Tây Nam lên Đông Bắc và tại các cửa sông dòng triều đi từ biển vào sông. Tại khu vực Bãi Cháy trong thời gian triều lên dòng triều đi từ phía Nam và Tây Nam đến. Vì vậy, bãi tắm Bãi Cháy là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong trường hợp ở vịnh có các nguồn thải với cường độ lớn.

Thủy triều: Vùng biển Hạ Long chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ dao động thủy triều trung bình là 3,6 m.

Vịnh Hạ Long có chế độ nhật triều thuần nhất với độ lớn từ 3,5 - 4,5m, triều thấp vào các tháng 3, 4, 8 và 9, triều cao vào các tháng 1, 6, 7 và 12.

Nhiệt độ lớp bề mặt trung bình 18 đến 30,5oC. Độ mặt nước biển (NaCl) trung bình 21,6% (tháng 7) đến 32,4 % (tháng 2 và 3). Biển Hạ Long thường có biểu hiện xâm thực đáy của các cửa sông và biển gây sói lở biến dạng bờ biển.

Mức triều tối cao: 4,3 m Mức triều tối thấp: 0,0 m Mức triều trung bình: 2,2 m

Dòng chảy:

Mặc dù vịnh nằm trong khu vực có dòng chảy khá mạnh nhưng do địa hình của vịnh phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều đảo nên dòng chảy trong vịnh thường chậm, chỉ đạt 10 - 15 cm/s. Do tốc độ dòng chảy như vậy nên đã hạn chế khả năng trao đổi nước giữa vịnh và các khu vực ngoài khơi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất thành phố hạ long tỉnh quảng ninh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)