4. Yêu cầu của đề tài
1.3.7. Một số nghiên cứu liên quan
- Nguyễn Thị Loan (2010) đã nghiên cứu các phương pháp xác định tương quan giữa các vùng giá trị đất đai phục vụ công tác định giá tại khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên [16].
- Nguyễn Văn Bình, Lê Thị Hoài Phương (2010) đã ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất theo vị trí phục vụ thị trường bất động sản tại phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đà nẵng. Kết quả đã thiết lập nên dữ liệu thuộc tính và không gian về các thửa đất phục vụ cho thị trường bất động sản cũng như phục vụ cho việc tính toán các khoản tài chính liên quan tới đất đai một cách hiệu quả và chính xác, thuận tiện và nhanh chóng [3].
- Trịnh Hữu Liên (2010), Nghiên cứu cơ sở khoa học và phương pháp xây dựng vùng giá trị đất đai [12].
- Đỗ Văn Minh (2011) đã nghiên cứu sử dụng bản đồ địa chính và thông tin đất đai xây dựng vùng giá trị đất đai phục vụ công tác định giá đất hàng loạt tại khu vực trung tâm thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ [17].
- Trương Thành Nam (2011) đã ứng dụng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất ở đô thị tại Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả của nghiên cứu đã xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đất ở đô thị qua các năm, phục vụ nghiên cứu về thị trường bất động sản, nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến cung cầu đất ở đô thị và thành lập được bản đồ giá đất ở đô thị năm 2011 [18].
Là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nghiên cứu, Trịnh Hữu Liên đã đặt nền móng cho hướng đi chiến lược về công tác quản lý đất đai khi đưa ra giải pháp xây dựng và quản lý các vùng có cùng giá trị sử dụng.
Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được vùng giá trị đất đai theo vị trí tuyến phố từ đó tính được giá trị đất theo vùng và theo từng thửa. Đồng thời xác định được mối tương quan giữa vùng giá trị đất đai tại các tuyến đường khác nhau.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU