0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Phân tích tương quan

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CÔNG VIỆC ĐẾN SỰ THỎA MÃN CỦA NHÂN VIÊN NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM (Trang 47 -47 )

Trước khi phân tích hồi quy, ta cần xem xét mối tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập và giữa các biến độc lập với nhau. Hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập càng lớn chứng tỏ mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập càng cao, và điều này cho thấy phân tích hồi quy có thể phù hợp. Tuy nhiên, nếu giữa các biến độc lập có mối tương quan lớn với nhau thì có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy.

Hệ số tương quan Pearson được dùng để xem xét mối tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập và giữa các biến độc lập với nhau. Hệ số này luôn nằm trong khoảng từ -1 đến 1, lấy giá trị tuyệt đối, nếu lớn hơn 0.6 thì ta có thể kết luận mối quan hệ là chặt chẽ, và càng gần 1 thì mối quan hệ càng chặt, nếu nhỏ hơn 0.3 thì mối quan hệ là lỏng.

Bảng 4.4: Hệ số tương quan Pearson giữa các nhân tố

LT DK NL CH HN QL CB TN STM LT Mối tương quan 1

Mức ý nghĩa

DK Mối tương quan .357** 1

Mức ý nghĩa .000

NL Mối tương quan .282** .412** 1

Mức ý nghĩa .000 .000

CH Mối tương quan .280** .370** .528** 1

Mức ý nghĩa .000 .000 .000

HN Mối tương quan .479** .309** .377** .388** 1

Mức ý nghĩa .000 .000 .000 .000

QL Mối tương quan .187** .391** .334** .326** .301** 1

Mức ý nghĩa .007 .000 .000 .000 .000

CB Mối tương quan .352** .527** .362** .483** .417** .475** 1

Mức ý nghĩa .000 .000 .000 .000 .000 .000

TN Mối tương quan .224** .076 .158* .207** .231** .079 .188** 1

Mức ý nghĩa .001 .274 .022 .003 .001 .255 .006

STM Mối tương quan .514** .679** .543** .564** .551** .505** .683** .282** 1

Mức ý nghĩa .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 Nguồn: tính toán của tác giả Kết quả phân tích hệ số tương quan cho thấy biến phụ thuộc có mối quan hệ tương quan tuyến tính với cả tám biến độc lập, trong đó hệ số tương quan giữa sự thỏa mãn công việc với sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là cao nhất đạt 0,683; thấp nhất là hệ số tương quan giữa sự thỏa mãn công việc và nhận thức về trách nhiệm xã hội của tổ chức (0.282).

Kết quả phân tích cũng cho thấy giữa các biến độc lập cũng có mối tương quan với nhau. Tuy nhiên, phần kiểm định đa cộng tuyến bên dưới sẽ giúp xác định được giữa các biến được giữ lại khi phân tích hồi quy có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến hay không.

4.3.2. Phân tích hồi quy

Các nhân tố của thang đo chất lượng cuộc sống công việc được đưa vào xem xét mức độ ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên ngân hàng thương mại cổ phần bằng phương pháp Enter.

Bảng 4.5: Đánh giá độ phù hợp của mô hình Mô hình R R2 R2 hiệu chỉnh

Độ lệch chuẩn của ước lượng

1 .861a 0.742 0.732 0.39309

Nguồn: tính toán của tác giả Kết quả hồi quy R2 hiệu chỉnh là 0.732, nghĩa là mô hình giải thích được 73.2% sự biến thiên của biến sự thỏa mãn công việc và mô hình phù hợp với dữ liệu ở độ tin cậy 95% (Xem Phụ lục 4).

Mức ý nghĩa của thống kê F trong kiểm định ANOVA rất nhỏ (Sig = 0.000) nên mô hình phù hợp với dữ liệu ở độ tin cậy 95%.

Bảng 4.6: Kết quả các thông số hồi quy Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Std. Error Beta Độ chấp nhận VIF 1 Hằng số -1.346 0.248 -5.439 0.000 LT 0.166 0.05 0.141 3.303 0.001 0.701 1.426 DK 0.345 0.049 0.316 6.975 0.000 0.626 1.597 NL 0.115 0.044 0.118 2.618 0.01 0.636 1.571 CH 0.116 0.044 0.12 2.6 0.01 0.606 1.651 HN 0.152 0.049 0.14 3.132 0.002 0.646 1.549 QL 0.104 0.038 0.116 2.738 0.007 0.72 1.389 CB 0.225 0.046 0.235 4.84 0.000 0.542 1.844 TN 0.122 0.047 0.097 2.589 0.01 0.907 1.102 Biến phụ thuộc: STM

Nguồn: tính toán của tác giả Kết quả phân tích hồi quy cho thấy tất cả 8 nhân tố của thang đo chất lượng cuộc sống công việc đều có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc (do Sig của các trọng số hồi quy đều đạt mức ý nghĩa). Mặt khác do các hệ số Beta đều dương nên các biến này đều có ảnh hưởng dương đến sự thỏa mãn công việc.

Phương trình hồi quy tuyến tính được viết như sau:

STM = 0.141LT + 0.316DK + 0.118NL + 0.12CH + 0.14HN + 0.116QL + 0.235CB + 0.097TN

Để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố LT, DK, NL, CH, HN, QL, CB, TN đến STM chúng ta căn cứ vào hệ số Beta. Nếu Beta càng lớn thì mức độ ảnh hưởng đến STM càng cao và ngược lại. Như vậy, trong phương trình trên, yếu tố điều kiện làm việc có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự thỏa

mãn công việc (Beta = 0.316), tiếp đến là sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống (Beta = 0.235), lương thưởng (Beta = 0.141), sự hòa nhập trong tổ chức làm việc (Beta = 0.14), cơ hội phát triển nghề nghiệp (Beta = 0.12), phát triển năng lực (Beta = 0.118), sự tuân thủ luật và bảo vệ quyền lợi của nhân viên (Beta = 0.116) và nhận thức về trách nhiệm xã hội của tổ chức (Beta = 0.097)

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CÔNG VIỆC ĐẾN SỰ THỎA MÃN CỦA NHÂN VIÊN NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM (Trang 47 -47 )

×