Thang đo chất lượng cuộc sống công việc (QWL)
Sau khi điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính, các thành phần chất lượng cuộc sống công việc và thang đo được hiệu chỉnh như sau:
Thành phần Lương, thưởng công bằng và thỏa đáng được đo lường bằng 5 biến quan sát, ký hiệu từ LT1 – LT5.
LT1: Mức lương tương xứng với kết quả làm việc của anh/chị. LT2: Tiền lương được trả cho anh/chị là công bằng.
LT3: Phần thưởng tương xứng với kết quả anh/chị đóng góp cho ngân hàng.
LT4: Anh/chị hài lòng với chế độ phúc lợi của ngân hàng.
Thành phần Điều kiện làm việc an toàn và đảm bảo sức khỏe được đo lường bằng 5 biến quan sát, ký hiệu từ DK1 – DK5.
DK1: Anh/chị nhận thấy khối lượng công việc của mình phù hợp.
DK2: Anh/chị nhận thấy số giờ làm việc hàng tuần được quy định hợp lý.
DK3: Nơi làm việc cung cấp đầy đủ trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho công việc.
DK4: Nơi làm việc mang lại cho anh/chị cảm giác thoải mái. DK5: Nơi làm việc mang lại cho anh/chị cảm giác an toàn.
Thành phần Phát triển năng lực cá nhân được đo lường bằng 4 biến quan sát, ký hiệu từ NL1 – NL4.
NL1: Anh/chị được hoàn toàn tự chủ trong công việc của mình.
NL2: Anh/chị được tạo điều kiện thực hiện các công việc có tính chất quan trọng.
NL3: Anh/chị được tạo điều kiện thực hiện nhiều công việc khác nhau. NL4: Anh/chị hiểu rõ trách nhiệm công việc của mình.
Thành phần Cơ hội phát triển nghề nghiệp được đo lường bằng 4 biến quan sát, ký hiệu từ CH1 – CH4.
CH1: Anh/chị có nhiều cơ hội để thăng tiến.
CH2: Các chương trình đào tạo ở ngân hàng có hiệu quả tốt.
CH3: Anh/chị được tạo điều kiện học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
CH4: Ngân hàng định hướng lộ trình phát triển nghề nghiệp cho anh/chị rõ ràng.
Thành phần Sự hòa nhập trong tổ chức làm việc được đo lường bằng 4 biến quan sát, ký hiệu từ HN1 – HN4.
HN2: Quan hệ của anh/chị với đồng nghiệp thân thiện. HN3: Anh/chị luôn nhận được sự quan tâm của cấp trên.
HN4: Mọi người sẵn sàng hợp tác với nhau để thực hiện công việc. Thành phần Sự tuân thủ luật và bảo vệ quyền lợi nhân viên được đo lường bằng 4 biến quan sát, ký hiệu từ QL1 – QL4.
QL1: Các quyền của người lao động được ngân hàng bảo đảm đầy đủ. QL2: Anh/chị được tạo điều kiện tham gia phát biểu ý kiến của mình. QL3: Các đặc tính cá nhân của anh/chị luôn được tôn trọng tại nơi làm việc.
QL4: Các chính sách và nội quy làm việc đều tuân thủ các quy định của pháp luật.
Thành phần Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sốngđược đo lường bằng 4 biến quan sát, ký hiệu từ CB1 – CB4.
CB1: Anh/chị có đủ thời gian dành cho gia đình của mình.
CB2: Anh/chị có đủ thời gian dành cho hoạt động giải trí của mình. CB3: Anh/ chị dễ dàng cân bằng được nhu cầu công việc và đời sống cá nhân.
CB4: Lịch trình làm việc và nghỉ ngơi của anh/chị rất hợp lý.
Thành phần Nhận thức về trách nhiệm xã hội của tổ chức được đo lường bằng 5 biến quan sát, ký hiệu từ TN1 – TN5.
TN1: Anh/chị cảm thấy tự hào về công việc của mình ở ngân hàng. TN2: Anh/chị cảm thấy tự hào về hình ảnh của ngân hàng đối với xã hội. TN3: Ngân hàng có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của xã hội.
TN4: Ngân hàng luôn tạo ra cho xã hội những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao.
Thang đo sự thỏa mãn công việc:
Thang đo sự thỏa mãn công việc sử dụng trong nghiên cứu này dựa vào thang đo của Dubinsky và cộng sự (1986), sau khi điều chỉnh gồm 5 biến quan sát, ký hiệu từ STM1 đến STM5.
STM1: Công việc hiện tại của anh/ chị thú vị.
STM2: Anh/ chị hài lòng với tính chất công việc của mình. STM3: Anh/ chị hạnh phúc với công việc mình đang làm. STM4: Anh/ chị sẽ tiếp tục làm công việc này.
STM5: Nói chung anh/ chị hài lòng với công việc này.
Đối với các biến quan sát của thang đo, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 điểm.