Tín dụng ngắn hạn phân theo phƣơng thức đảm bảo tiền vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 61)

Qua bảng 4.11 ta thấy rằng cho vay có đảm bảo tài sản luôn chiếm tỉ trọng cao hơn rất nhiều so với cho vay tín chấp, luôn chiếm trên 99% tổng doanh số cho vay. Cũng nhƣ các ngân hàng khác, trƣớc khi xem xét quyết định cho vay một khách hàng hay không, các cán bộ tín dụng của VCB. Cần Thơ phải phân tích khách hàng rất cẩn thận và chi tiết về mục đích vay vốn, kế hoạch sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính,… của khách hàng để ra quyết định cho vay hay không. Và việc đảm bảo tín dụng cũng đƣợc xem là một công việc vô cùng quan trọng vì nó đƣợc xem nhƣ là một phƣơng tiện tạo cho ngân hàng có một sự đảm bảo rằng sẽ có nguồn tiền khác từ phát mãi đảm bảo tín dụng để hoàn trả nợ vay khi khách hàng đi vay đến hạn không có khả năng hoặc không trả nợ cho ngân hàng. Các hình thức đảm bảo tiền vay phổ biến tại VCB. Cần Thơ là thế chấp quyền sử dụng đất, nhà ở, cầm cố tài sản cố định nhƣ xe, máy móc thiết bị,…Trên cơ sở thẩm định và tính toán, ngân hàng sẽ quyết định mức cho vay đối với khách hàng. Doanh số cho vay cũng nhƣ dƣ nợ đối với cho vay có đảm bảo tài sản tại chi nhánh chiếm tỉ trọng ngày càng cao là một tín hiệu tốt đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Bảng 4.12: Tín dụng ngắn hạn phân theo tài sản đảm bảo của VCB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6T/2013

ĐVT : Tỷ đồng

Nguồn: Phòng Khách hàng, Vietcombank Cần Thơ Chú thích:

DSCV: Doanh số cho vay DSTN: Doanh số thu nợ TSĐB: tài sản đảm bảo

Dư nợ và nợ xấu 6T/2013 được so sánh với thời điểm 31/12/2013

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012 Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%)

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

DSCV 8.721 100 9.550 100 10.000 100 4.950 100 4.940 100 829 9,51 450 4,71 (10) (0,20) Có TSĐB 8.700 99,76 9.530 99,80 9.990 99,90 4.945 99,90 4.938 99,96 830 9,54 460 4,83 (7) (0,14) Tín chấp 21 0,24 20 0,20 10 0,10 5 0,10 2 0,04 (1) (4,76) (10) (50,00) (3) (60,00) DSTN 8.475 100 9.105 100 9.330 100 4.920 100 4.855 100 630 7,43 825 9,06 (65) (1,32) Có TSĐB 8.455 99,76 9.085 99,78 9.919 99,89 4.914 99,88 4.853 99,96 630 7,45 834 9,18 (61 (1,24) Tín chấp 20 0,24 20 0,22 11 0,01 6 0,12 2 0,04 0 0,00 (9) (45,00) (4) (66,67) Dƣ nợ 1.835 100 2.280 100 2.350 100 - - 2.435 100 445 24,25 70 3,07 85 3,62 Có TSĐB 1.833,4 99,91 2.278,4 99,94 2.349,4 99,98 - - 2.434,4 99,98 445,00 24,27 71,00 3,12 85 3,62 Tín chấp 1,6 0,09 1,6 0,06 0,6 0,02 - - 0,6 0,02 0 0 (1) (62,50) 0 0,00 Nợ xấu 30,24 100 0,76 100 3,6 100 - - 0 0 (29,48) (97,49) 2,84 373,68 3,6 (100) Có TSĐB 30,24 100 0,76 100 3,6 100 - - 0 0 (29,48) (97,49) 2,84 373,68 3,6 (100) Tín chấp 0 0 0 0 0 0 - - 0 0 0 0 0 0 0 0

Ngƣợc lại, cho vay tín chấp luôn chiếm tỉ trọng rất thấp, dƣới 0,1% tổng doanh số cho vay và tỉ trọng cũng ngày càng giảm dần. Trong giai đoạn 2010 6T/2013, mặc dù doanh số cho vay ngắn hạn của VCB đều tăng qua các năm, nhƣng doanh số cho vay tín chấp vẫn giảm, cụ thể doanh số cho ngắn hạn năm 2011 và 2012 tăng lần lƣợt 9,51% và 4,71%, nhƣng doanh số cho vay tín chấp giảm lần lƣợt từ 21 tỷ năm 2010 còn 20 tỷ năm 2011, giảm 4,76%, năm 2012 là 10 tỷ, đến 6 tháng đầu năm chỉ còn 2 tỷ đồng, giảm 50% so với cùng kì năm 2012. Những năm qua, tình hình nợ xấu trong hệ thống ngân hàng diễn biến phức tạp, vì vậy ngân hàng chú trọng hơn công tác thẩm định đối với việc cho vay tín chấp khách hàng. Bên cạnh đó, cho vay tín chấp chủ yếu áp dụng đối với khách hàng cá nhân. Những năm qua, doanh số cho vay tiêu dùng cá nhân sụt giảm nên doanh số cho vay cũng nhƣ dƣ nợ đối với cho vay tín chấp cũng giảm xuống.

Về nợ xấu, hoạt động cho vay tín chấp không phát sinh nợ xấu. Do ngân hàng chú trọng, phân tích kĩ khách hàng trƣớc khi ra quyết định cho vay tín chấp, đặc biệt là việc tìm hiểu về khả năng tài chính của khách hàng, bên cạnh đó, nhiều khách hàng vay tín chấp chính là nhân viên của VCB. Cần Thơ, đƣợc đảm bảo khả năng trả nợ tuyệt đối nên công tác thu hồi nợ đƣợc đảm bảo rất tốt.

4.4 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2010 – 6/2013 THÔNG QUA CÁC TỈ SỐ TÀI CHÍNH

Bảng 4.13: Các tỉ số đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn của VCB. Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6T/2013

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 6T/2013

Tổng vốn huy động Tỷ đồng 2.047 2.212 2.982 2.817 Tổng tài sản Tỷ đồng 2.798 2.844 4.728 4.438 Doanh số cho vay ngắn hạn Tỷ đồng 8.721 9.550 10.000 4.940 Doanh số thu nợ ngắn hạn Tỷ đồng 8.475 9.105 9.930 4.855 Dƣ nợ ngắn hạn Tỷ đồng 1.835 2.280 2.350 2.435 Dƣ nợ ngắn hạn bình quân Tỷ đồng 1.712 2.058 2.350 2.393 Nợ xấu ngắn hạn Tỷ đồng 30,24 0,76 0,40 0 Dƣ nợ ngắn hạn/Tổng dƣ nợ % 81,74 87,69 85,45 87,17 Dƣ nợ ngắn hạn/Tổng tài sản % 65,58 80,17 49,70 54,87 Dƣ nợ/Vốn huy động % 109,67 117,54 92,22 100,82 Nợ xấu ngắn hạn/Dƣ nợ ngắn hạn % 1,65 0,03 0,02 0,00 Hệ số thu nợ ngắn hạn % 97,18 95,34 99,30 98,28 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn Vòng 4,95 4,42 4,23 2,03 4.4.1 Chỉ tiêu dƣ nợ/vốn huy động

Chỉ tiêu này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng. Chỉ tiêu này quá cao hay quá thấp đều không tốt

cho ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 cho thấy ngân hàng thiếu vốn huy động để đầu tƣ cho hoạt động cho vay, ngân hàng phải vay vốn điều chuyển từ Hội sở, mà thông thƣờng lãi suất vay vốn từ Hội sở cao hơn lãi suất huy động vốn, từ đó sẽ ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Ngƣợc lại nếu chỉ tiêu này quá thấp so với 1 cho thấy qui mô cho vay ngắn hạn của ngân hàng thấp, huy động vốn nhiều nhƣng không cho vay đƣợc, từ đó cũng ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

Hình 4.3 Chỉ tiêu dƣ nợ/vốn huy động của VCB. Cần Thơ và một số ngân hàng khác giai đoạn 2010 – 6T/2013

Nguồn: Số liệu từ bảng 4.13, Toàn(2013), Thuyên(2013), Yến(2013)

Qua hình 4.3 ta thấy rằng chỉ tiêu này của VCB khá cao, bình quân trên 100%, cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng tăng trƣởng cao nên nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ, chi nhánh phải vay vốn thêm vốn từ VCB. TW.

So với các ngân hàng khác trên địa bàn, chỉ số này của VCB ở mức thấp hơn, cụ thể với Agribank và BIDV, chỉ số này cao hơn rất nhiều so với VCB, có lúc lên hơn 170%, cho thấy công tác huy động vốn của các ngân hàng này chƣa hiệu quả. Nhìn chung tỉ số dƣ nợ/ vốn huy động của VCB. Cần Thơ qua các năm thấp và ổn định hơn so với các ngân hàng khác, nhƣng tỉ số này vẫn lớn hơn 100% cho thấy ngân hàng còn thiếu hụt nguồn vốn để đầu tƣ cho hoạt động tín dụng. Trong tƣơng lai, ngân hàng cần có các biện pháp tăng cƣờng vốn huy động để chủ động hơn về nguồn vốn để công tác cho vay đƣợc đảm bảo tốt hơn.

4.4.2 Chỉ tiêu dƣ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản

Chỉ tiêu này cho biết mức độ đầu tƣ của ngân hàng vào hoạt động tín dụng ngắn hạn. Chỉ tiêu này càng cao cho biết qui mô tín dụng ngắn hạn của ngân hàng càng lớn. Chỉ tiêu dƣ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản của VCB. Cần Thơ và một số ngân hàng khác đƣợc thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 4.4 Tỉ số dƣ nợ ngắn hạn/ tổng tài sản của VCB. Cần Thơ và một số ngân hàng khác giai đoạn 2010 – 6T/2013

Nguồn: Số liệu từ bảng 4.13, Toàn(2013), Thuyên(2013), Yến(2013)

Qua hình 4.4 ta thấy rằng chỉ tiêu này của VCB có xu hƣớng giảm dần qua các năm, từ 65,6% năm 2010 xuống còn 54,9% 6 tháng đầu năm 2013. Năm 2011 chỉ tiêu này ở mức tƣơng đối cao 80,2%, nguyên nhân trong năm 2011, nền kinh tế dần phục hồi sau khủng hoảng, cùng với việc trần lãi suất huy động đƣợc ấn định ở mức 14% đã làm cho lãi suất cho vay cũng giảm theo, tạo điều kiện cho các doanh nghiêp đƣợc vay vốn với lãi suất thấp, làm cho dƣ nợ ngắn hạn tăng từ 1.835 tỷ đồng lên 2.280 tỷ đồng với tốc độ tƣơng đối cao là 24,25%, từ đó làm tỷ số dƣ nợ ngắn hạn/tổng nguồn vốn tăng cao. Sang năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, tốc độ tăng của dƣ nợ ngắn hạn thấp hơn năm 2011, cụ thể dƣ nợ năm 2012 là 2.350 tỷ đồng, tăng 2,98% và 6 tháng đầu năm 2013 là 3,62%, làm cho chỉ tiêu này giảm xuống.

So với các ngân hàng khác trên địa bàn, chỉ tiêu này của VCB thấp hơn, nhƣ của BIDV là trên 80%, VietinBank là trên 60% và Agribank là khoảng 70%. Từ đó cho thấy mức độ đầu tƣ vào hoạt động tín dụng ngắn hạn của VCB còn thấp so với qui mô tổng tài sản của ngân hàng.

4.4.3 Chỉ tiêu dƣ nợ ngắn hạn trên tổng dƣ nợ

Chỉ tiêu này cho biết tỉ trọng của dƣ nợ ngắn hạn trên tổng dƣ nợ. Chỉ số này càng lớn cho thấy mức độ đầu tƣ vào hoạt động tín dụng ngắn hạn càng cao.

Qua hình 4.5 ta thấy rằng chỉ số này của VCB. Cần Thơ là rất cao, luôn chiếm trên 80% tổng dƣ nợ cho vay qua các năm, ở mức gần bằng với tỉ trọng dƣ nợ ngắn hạn của BIDV, và cao hơn so với Agribank và Vietinbank. Tỉ trọng này cao là do các khách hàng truyền thống của VCB chủ yếu kinh doanh các ngành hàng lƣơng thực, thủy sản xuất khẩu, vật tƣ nông nghiệp, hóa chất,… thƣờng hoạt động theo mùa vụ nên nhu cầu vốn lƣu động là rất cao. Bên cạnh đó, thế mạnh của VCB là cho vay tài trợ xuất nhập khẩu - dƣ nợ cho

vay xuất nhập khẩu của VCB. Cần Thơ chiếm khoảng 70% tổng dƣ nợ, nên hoạt động cho vay đối với khách hàng chủ yếu là ngắn hạn.

Hình 4.5 Chỉ tiêu dƣ nợ ngắn hạn/ tổng dƣ nợ của VCB. Cần Thơ và một số ngân hàng khác giai đoạn 2010 – 6T/2013

Nguồn: Số liệu từ bảng 4.13, Toàn(2013), Thuyên(2013), Yến(2013)

Tỉ trọng dƣ nợ ngắn hạn trên tổng dƣ nợ cao là một dấu hiệu tốt vì cho vay ngắn hạn có vòng quay vốn nhanh, lại thƣờng ít rủi ro hơn so với cho vay trung và dài hạn. Nhƣng tỉ trọng này của VCB. Cần Thơ cao hơn một số ngân hàng khác trên địa bàn cũng đồng nghĩa mức độ đầu tƣ vào hoạt động tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh còn thấp so với các ngân hàng khác. Vì lãi suất vay trung và dài hạn cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn nên thu nhập từ hoạt động cho vay trung dài hạn sẽ cao hơn so với cho vay ngắn hạn. Trong tƣơng lai, song song với việc phát triển tín dụng ngắn hạn, ngân hàng cũng nên chú trọng hoạt động tín dụng và dài hạn để nâng cao tính cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn.

4.4.4 Hệ số thu nợ ngắn hạn

Hệ số này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của ngân hàng. Nhìn chung, nếu hệ số này càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của ngân hàng càng tốt. Qua hình 4.6 ta thấy rằng hệ số thu nợ của ngân hàng khá cao, trên 95%, cho thấy công tác thu hồi nợ của ngân hàng khá tốt. Đạt đƣợc kết quả này là nhờ bên cạnh việc tăng trƣởng tín dụng, ngân hàng luôn quan tâm đến chất lƣợng tín dụng, những khoản vay hầu nhƣ đều đƣợc thu hồi đầy đủ.

Năm 2011, hệ số thu nợ của VCB giảm từ 97,18% xuống còn 95,34%. Do trong năm 2011 lãi suất cho vay ngắn hạn bắt đầu giảm mạnh, cùng với các chính sách hỗ trợ lãi suất của VCB, nhƣ cho vay ƣu đãi các đối tƣợng khách hàng thuộc lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn theo Nghị quyết 11 của Chính phủ và Chỉ thị 01 của Ngân hàng Nhà nƣớc, triển khai gói 4.000 tỷ đồng hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và thủy sản,… từ đó làm doanh số cho vay ngắn hạn tăng với tốc độ cao hơn doanh số thu nợ,

làm hệ số thu nợ giảm xuống. Đến năm 2012, hệ số thu nợ tăng mạnh lên 99,30%. Do trong năm 2011, lãi suất cho vay bắt đầu giảm mạnh nhƣng lại có “độ trễ” nhất định, các khoản cho vay này tập trung vào cuối năm 2011 nên sang năm 2012 khách hàng mới bắt đầu trả nợ đến hạn cho ngân hàng, vì vậy doanh số thu nợ trong năm 2012 cao hơn doanh số cho vay làm cho hệ số thu nợ tăng lên. Sang năm 2013, hệ số thu nợ giảm xuống 98,28% nhƣng vẫn ở mức cao. 6 tháng đầu năm 2013, với sự khó khăn chung của các doanh nghiệp nhƣ hàng tồn kho cao, sức mua của thị trƣờng giảm,… làm doanh số cho vay giảm so với cùng kì 2012, từ đó cũng làm doanh số thu nợ giảm, nhƣng tốc độ giảm thấp nên hệ số thu nợ giảm xuống không đáng kể.

Hình 4.6 Hệ số thu nợ ngắn hạn của VCB. Cần Thơ và một số ngân hàng khác giai đoạn 2010 – 6T/2013

Nguồn: Số liệu từ bảng 4.13, Toàn(2013), Thuyên(2013), Yến(2013)

So với các ngân hàng khác, hệ số thu nợ của VCB có phần cao hơn Agribank, tƣơng đƣơng với BIDV và Vietinbank nhƣng có phần ổn định hơn, nhƣ so VietinBank có lúc hệ số này thấp hơn 90% nhƣng cũng có lúc cao hơn 100%, của BIDV có lúc thấp hơn 95% nhƣng cũng có lúc cao hơn 100%. Qua đó cho thấy lãi suất cho vay của VCB ổn định hơn và không biến động nhiều so với các ngân hàng khác nên trên địa bàn, đây là một lợi thế của VCB để thu hút các khách hàng mới cũng nhƣ giữ chân các khách hàng truyền thống của mình.

4.4.5 Chỉ tiêu nợ xấu ngắn hạn trên dƣ nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này đo lƣờng chất lƣợng nghiệp vụ cho vay ngắn hạn của ngân hàng. Chỉ số này càng thấp cũng có nghĩa là chất luợng tín dụng của ngân hàng càng cao.

Qua hình 4.7 ta thấy rằng tỉ lệ nợ xấu của VCB. Cần Thơ rất thấp và dƣới mức phép của NHNN và có xu hƣớng giảm qua các năm, cụ thể năm 2010, tỉ lệ nợ xấu ngắn hạn là 1,65%, năm 2011 đã giảm còn 0,03%, năm 2012

Hình 4.7 Tỉ lệ nợ xấu ngắn hạn của VCB. Cần Thơ và một số ngân hàng khác giai đoạn 2010 – 6T/2013

Nguồn: Số liệu từ bảng 4.13, Toàn(2013), Thuyên(2013), Yến(2013)

còn 0,15% và 6 tháng đầu năm 2013 là 0%. Đạt đƣợc kết quả này là do ngân hàng đã thực hiện các biện pháp hữu hiệu và triệt để nhằm hạn chế nợ xấu. Đó là việc thẩm định và lựa chọn các khách hàng tốt, có uy tín, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát trƣớc, trong và sau giải ngân một cách chặt chẽ, thƣờng xuyên đôn đốc cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ, đặc biệt đối với các khoản nợ tồn đọng,.. Nhờ đó tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng luôn ở mức thấp và nhìn chung thấp hơn so với các ngân hàng khác trên địa bàn.

4.4.6 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn

Chỉ tiêu này đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng ngắn hạn. Nó đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng ngắn hạn, thời gian thu hồi nợ ngắn hạn nhanh hay chậm.

Hình 4.8 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của VCB. Cần Thơ và một số ngân hàng khác giai đoạn 2010 – 6T/2013

Qua hình 4.8 ta thấy rằng vòng quay vốn tín dụng của VCB ở mức tƣơng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 61)