SẢN PHẨM KINHDOANH CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 25)

Các nghiệp vụ kinh doanh của Vietcombank Cần Thơ bao gồm: - Hoạt động huy động vốn;

- Hoạt động tín dụng;

- Hoạt động kinh doanh thẻ; - Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Trong đó, VCB. Cần Thơ có các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu sau:

- Nhận tiền gửi thanh toán và tiết kiệm không kì hạn, có kì hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nƣớc.

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với các thành phần kinh tế bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, cho vay vốn lƣu động với các cá nhân kinh doanh và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Nhận mua bán giao ngay, có kì hạn các loại ngoại tệ. - Các hình thức bảo lãnh.

- Các nghiệp vụ thanh toán quốc tế: mở L/C, bảo lãnh nƣớc ngoài, thanh toán L/C, chuyển tiền, nhờ thu, đặc biệt là thực hiện thanh toán quốc tế trên mạng SWIFT thông qua mạng lƣới ngân hàng đại lí trên toàn cầu.

- Phát hành các loại thẻ tín dụng: thẻ ghi nợ nội địa Vietcombank Connect 24h, các loại thẻ tín dụng quốc tế nhƣ: Visa, Master Card, American Express, Dinners Club,...

3.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VCB CẦN THƠ TỪ NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 6/2013

Báo cáo thể hiện các kết quả của hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định của Ngân hàng (tháng, quí hoặc năm, theo kì kế toán). Việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng đối với các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và ngân hàng cũng vậy. Trên cơ sở phân tích đó, ngân hàng có thể đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hàng năm đã đề ra, từ đó giúp Ngân hàng điều chỉnh chiến lƣợc hoạt động cũng nhƣ đƣa ra các quyết định kinh doanh phù hợp. Việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh đƣợc thể hiện qua ba chỉ tiêu chính là thu nhập, chi phí và lợi nhuận.

3.4.1 Thu nhập

Thu nhập của ngân hàng tăng trong hai năm 2011 và 2012 với tốc độ tăng tƣơng đối cao 38,5% và 14,22% nhƣng lại giảm vào 6 tháng đầu năm 2013. Thu nhập của ngân hàng gồm hai thành phần chính là thu nhập từ lãi và thu nhập từ các dịch vụ khác:

Thu nhập từ lãi

Thu nhập từ lãi, chủ yếu là lãi cho vay khách hàng, chiếm tỉ trọng rất cao, trên 85% tổng thu nhập của Ngân hàng. Cũng nhƣ các ngân hàng khác, hoạt động kinh doanh chủ yếu của VCB. Cần Thơ là hoạt động tín dụng nên thu nhập từ dịch vụ này đem lại lợi nhuận cao nhất. Qua bảng 3.1 ta thấy rằng thu nhập từ lãi của ngân hàng tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2011, thu nhập từ lãi tăng 40,66%, năm 2012 giảm 15,38% và 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục giảm 13,31%. Trong năm 2011, với sự hạ nhiệt của trần lãi suất huy động về 14%/năm và đến cuối năm 2012 chỉ còn 8%/năm, làm cho lãi suất

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6T/2013

ĐVT : Triệu đồng

Chỉ tiêu

2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 2011/2010 2012/2011 6T-2013/6T-2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1.Tổng thu nhập 296.761 411.021 469.448 232.979 221.847 114.260 38,50 58.427 14,22 (11.132) (4,78)

Thu nhập lãi 257.530 362.237 306.513 217.731 188.745 104.707 40,66 (55.724) (15,38) (28.986) (13,31) Thu nhập ngoài lãi 39.231 48.784 162.935 15.248 33.102 9.553 24,35 114.151 223,99 17.854 117,09

2.Tổng chi phí 251.932 305.424 374.463 180.208 165.471 53.492 21,23 69.039 22,60 (14.737) (8,18)

Chi phí lãi 173.827 225.426 214.791 127.047 109.744 51.599 29,68 (10.635) (4,72) (17.303) (13,62) Chi phí ngoài lãi 78.105 79.998 159.672 53.161 55.727 1.893 2,42 79.674 99,59 2.566 4,83

3.Lợi nhuận 44.829 105.597 94.985 52.771 56.376 60.768 135,56 (10.612) (10,05) 3.605 6,83

cho vay cũng giảm theo, cùng với nhiều chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp của VCB, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ,… đã tạo điều kiện cho các khách hàng đẩy mạnh vay vốn với lãi suất thấp. Bên cạnh đó, các khách hàng của VCB là khách hàng truyền thống, có uy tín, hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả nên nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng. Tuy nhiên trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 thu nhập từ lãi của ngân hàng giảm xuống do VCB hỗ trợ các doanh nghiệp trong tình hình kinh tế khó khăn, VCB đã sử dụng lãi suất ƣu đãi để chia sẻ khó khăn của doanh nghiệp và giữ chân các khách hàng tốt.

Thu nhập ngoài lãi

Thu nhập ngoài lãi bao gồm thu từ dịch vụ bảo lãnh, mua bán ngoại tệ, dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán,… Qua bảng 3.1 cho thấy thu nhập ngoài lãi của ngân hàng tăng liên tục và với tốc độ tăng rất cao, năm 2011 là 24,35%, năm 2012 là 223,99% và 6 tháng đầu năm 2013 tăng 117,09%. Bên cạnh việc phát triển tín dụng, VCB luôn đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng các sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu thanh toán cho khách hàng. Về dịch vụ thẻ, VCB đƣợc công nhận là “Ngân hàng có sản phẩm thẻ đa dạng nhất Việt Nam” với nhiều loại hình thẻ phong phú và đa dạng, tiện lợi nhƣ thẻ ghi nợ nội địa Vietcombank Connect 24h, thẻ ghi nợ quốc tế Visa, Amex, Mastercard,… Bên cạnh đó là các dịch vụ chuyển và nhận tiền tiện ích nhƣ dịch vụ chuyển tiền nhanh MoneyGram, các dịch vụ ngân hàng điện tử nhƣ dịch vụ ngân hàng qua Internet VCB-iBanking, ngân hàng qua tin nhắn điện thoại di động – VCB SMS Banking,..; các dịch vụ thanh toán quốc tế nhƣ thanh toán L/C, nhờ thu, bảo lãnh,… Với các sản dịch vụ tiện ích và đáng tin cậy, thu nhập từ hoạt động dịch vụ của chi nhánh ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó, với thế mạnh là hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, VCB. Cần Thơ đã triển khai nhiều giải pháp mở rộng khai thác nguồn thu từ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu,… góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng trong những năm qua.

3.4.2 Chi phí

Chi phí của ngân hàng tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2010, chi phí tăng 21,23%, năm 2011 giảm 22,60% và 6 tháng đầu năm 2013 giảm 8,18%. Chi phí của ngân hàng gồm hai thành phần chính là chi phí từ lãi và chi phí ngoài lãi:

Chi phí từ lãi

Đây là chi phí phải trả cho việc huy động vốn của ngân hàng nhƣ trả lãi tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá,… Chi phí từ lãi của ngân hàng tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2011, tuy lãi suất ngân hàng giảm nhƣng ở mức 14%/năm vẫn cao so với tình hình kinh tế khó khăn thì việc gửi tiền vào ngân hàng để hƣởng lãi vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tƣ. Bên cạnh đó, trong năm 2011, lãi suất cho vay bắt đầu giảm mạnh do qui định hạ trần lãi suất của NHNN, vì vậy nhu cầu vốn của các khách hàng tăng cao, ngoài việc

huy động vốn từ khách hàng, chi nhánh phải vay thêm vốn từ VCB. TW làm cho chi phí lãi tăng lên. Năm 2012, trần lãi suất huy động vốn liên tục giảm từ 14%/năm vào đầu năm xuống còn 8%/năm vào ngày 24/12/2012. Đầu năm 2013, trần lãi suất huy động tiếp tục giảm về mức 7,5%/năm. Năm 2013, VCB là ngân hàng tiên phong trong việc giảm lãi suất huy động để đƣa lãi suất cho vay giảm dần, nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn nhƣ hiện nay, theo đó, mức lãi suất huy động thấp nhất của Vietcombank kể từ ngày 6/5/2013 chỉ còn 6%/năm, thấp hơn mức trần quy định của NHNN đến 1,5%/năm. Lãi suất huy động vốn giảm làm chi phí lãi của ngân hàng giảm xuống trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

Chi phí ngoài lãi

Chi phí ngoài lãi bao gồm các chi phí nhƣ chi trả lƣơng cho cán bộ công nhân viên, chi phí dự phòng rủi ro, mua sắm tài sản, chi phí khác,… Trong giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013, chi phí ngoài lãi của ngân hàng tăng liên tục. Chi phí ngoài lãi tăng do những khoản chi này đều rất cần thiết cho hoạt động của ngân hàng nhƣ tiền lƣơng, tiền thƣởng cho công nhân viên, cải thiện cơ sở vật chất, đổi mới, nâng cao công nghệ nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, trong năm 2012, VCB. Cần Thơ đã mở rộng chi nhánh từ địa chỉ số 7 thành địa chỉ số 3-5-7 Hòa Bình nhƣ hiện nay làm chi phí ngoài lãi trong năm 2012 tăng cao, gần 100% so với năm 2011, chiếm đến 42,64% tổng chi phí. Ngoài ra, chi nhánh luôn chăm lo tốt cho đời sống của cán bộ công nhân viên nhƣ chi tiền thƣởng cho nhân viên có thành tích tốt, tổ chức du lịch định kì hàng năm… Chi nhánh còn tích cực trong công tác xã hội, công tác từ thiện nhƣ xây dựng nhà đoàn kết, hỗ trợ đồng bào miền Trung bị ảnh hƣởng bởi thiên tai lũ lụt, ủng hộ quỹ khuyến học và trao quà cho học sinh nghèo,… Các hoạt động này cũng góp phần làm tăng chi phí ngoài lãi của ngân hàng.

3.4.3 Lợi nhuận

Lợi nhuận là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với một doanh nghiệp cũng nhƣ ngân hàng, vì nó không chỉ phản ánh hiệu quả trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn tạo nên sự tin tƣởng của khách hàng khi đến với ngân hàng. Lợi nhuận của VCB. Cần Thơ năm 2011 đạt 105.597 triệu đồng, tăng 135,56% so với năm 2010. Trong đó chủ yếu do sự tăng vƣợt bậc của thu nhập từ lãi với 104.707 triệu đồng, tăng 40,66%. Năm 2011 họat động tín dụng của ngân hàng đƣợc đẩy mạnh, làm cho thu nhập lãi tăng lên, từ đó làm tăng lợi nhuận. Sang năm 2012, lợi nhuận của ngân hàng giảm 10,05% so với năm 2011. Trong năm 2012, trần lãi suất huy động giảm liên tục làm lãi suất cho vay giảm đáng kể, từ đó thu nhập từ lãi của ngân hàng giảm mạnh, sự tăng lên của thu nhập năm 2012 là do thu nhập ngoài lãi tăng mạnh (223,99%). Ngƣợc lại, chi phí lãi chỉ giảm nhẹ 4,72%, còn chi phí ngoài lãi lại tăng cao 99,59% do nhu cầu mở rộng cơ sở vật chất của ngân hàng, từ đó làm tổng chi phí tăng 22,6% nhƣng tổng thu nhập chỉ tăng 14,22% làm lợi nhuận của ngân hàng giảm so với năm 2011.

6 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận của ngân hàng đạt 56.376 triệu đồng, tăng 6,83% so với cùng kì năm 2012, mặc dù cả tổng thu nhập và tổng chi phí của ngân hàng đều giảm. Đầu năm 2013, lãi suất chung của hệ thống ngân hàng tiếp tục giảm, bên cạnh đó VCB là ngân hàng tiên phong hạ lãi suất về mức thấp nhất thị trƣờng, từ đó cả chi phí lãi- chi phí chủ yếu và thu nhập lãi – thu nhập chủ yếu của ngân hàng đều giảm xuống, làm tổng thu nhập cũng nhƣ tổng chi phí đều giảm. Sự tăng lên của lợi nhuận là nhờ vào thu nhập ngoài lãi tăng cao 117,09%, nhờ vào hoạt động kinh doanh các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đạt hiệu quả cao, và chi phí ngoài lãi chỉ tăng 4,83% nhờ sự nỗ lực của ngân hàng trong việc quản lý tốt các chi tiêu không cần thiết trong điều kiện kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay.

3.5 PHƢƠNG HƢỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA NGÂN HÀNG CỦA NGÂN HÀNG

- Thúc đẩy nhanh tiến trình áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào quản lý và cung ứng dịch vụ. Theo đó, các hệ thống quản lý khách hàng, quản lý tín dụng, quản lí tài chính, đặc biệt là quản lý rủi ro sẽ đƣợc hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng theo chuẩn mực quốc tế, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các dịch vụ.

- Tranh thủ sự chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố, Ngân hàng cấp trên và các cơ quan Ban ngành, tạo sự hỗ trợ, giúp đỡ trong tổ chức và thực hiện.

- Đẩy mạnh huy động vốn, đảm bảo tăng trƣởng nguồn vốn hoạt động nhằm nâng cao năng lực tài chính. Đồng thời, tranh thủ vốn vay từ VCB. TW để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

- Tiếp tục mở rộng thị trƣờng tín dụng, nâng cao hệ số sử dụng vốn trên cơ sở có chọn lọc, thẩm định và quản lý chặt chẽ các món vay, đảm bảo chất lƣợng tín dụng an toàn và hiệu quả.

- Thƣờng xuyên phát động phong trào thi đua lao động giỏi, sáng tạo, kịp thời khen thƣởng, động viên cá nhân, tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

- Nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo và nhân viên, đáp ứng nhu cầu của hội nhập quốc tế.

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN

NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM

CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN THÁNG 6/2013 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA VIETCOMBANK CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2010 – 6/2013

Nguồn vốn có vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Nguồn vốn không chỉ nói lên qui mô hoạt động của ngân hàng, giúp ngân hàng trong việc tổ chức mọi hoạt động kinh doanh mà còn đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn vốn của VCB. Cần Thơ gồm: Vốn huy động, vốn vay từ VCB. TW và vốn khác.

Nguồn vốn của VCB. Cần Thơ tăng giảm không đều qua các năm. Tổng nguồn vốn biến động chủ yếu do sự thay đổi của nguồn vốn huy động, luôn chiếm trên 60% tổng nguồn vốn. Năm 2011 và 2012, đặc biệt là năm 2012 tổng nguồn vốn tăng với tốc độ khá cao (66,24%) do sự tăng cao của nguồn vốn huy động (tăng 34,81%) và vốn vay từ VCB. TW (tăng 157,63%), cho thấy nhu cầu về vốn của cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trên địa bàn đang tăng cao, qui mô của ngân hàng cũng ngày càng đƣợc mở rộng. Trong 6 tháng đầu năm 2013, vốn huy động giảm so với năm 2012 làm tổng nguồn vốn giảm còn 4.438 tỷ đồng, giảm 6,13%.

*Vốn huy động

Vốn huy động đóng vai trò đặc biệt đối với hoạt động của ngân hàng. Vốn huy động không chỉ nói lên quy mô về tài chính của ngân hàng, mà còn là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của mình, đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng. Vốn huy động của Vietcombank Cần Thơ luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn, luôn chiếm trên 60% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn huy động của VCB. Cần Thơ phân theo đối tƣợng khách hàng bao gồm: tiền gửi của cá nhân, tiền gửi của các TCKT và tiền gửi của các TCTD khác.

+ Tiền gửi của cá nhân

Đây là nguồn vốn huy động từ dân cƣ, chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm. Đây cũng là nguồn huy động vốn chủ yếu của ngân hàng, luôn chiếm trên 60% tổng nguồn vốn huy động.

Tiền gửi của cá nhân tăng với tốc độ khá cao trong giai đoạn 2010 – 2012, cụ thể năm 2011 tăng 27,57% và năm 2012 tăng 28,91%. Năm 2011, tuy NHNN đã qui định trần lãi suất huy động đối với tiền gửi tại các ngân hàng là 14%/năm, có giảm so với thời gian trƣớc nhƣng vẫn ở mức tƣơng đối cao nên vẫn thu hút đƣợc khách hàng gửi tiền. Năm 2012, sau một loạt các văn bản điều chỉnh giảm lãi suất của NHNN, lãi suất của tiền gửi đã giảm từ 14%

Bảng 4.1 : Tình hình nguồn vốn của VCB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6T/2013 ĐVT : Tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6/2013 2011/2010 2012/2011 6T 2013/2012 Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 25)