PHƢƠNG HƢỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 30)

tăng 6,83% so với cùng kì năm 2012, mặc dù cả tổng thu nhập và tổng chi phí của ngân hàng đều giảm. Đầu năm 2013, lãi suất chung của hệ thống ngân hàng tiếp tục giảm, bên cạnh đó VCB là ngân hàng tiên phong hạ lãi suất về mức thấp nhất thị trƣờng, từ đó cả chi phí lãi- chi phí chủ yếu và thu nhập lãi – thu nhập chủ yếu của ngân hàng đều giảm xuống, làm tổng thu nhập cũng nhƣ tổng chi phí đều giảm. Sự tăng lên của lợi nhuận là nhờ vào thu nhập ngoài lãi tăng cao 117,09%, nhờ vào hoạt động kinh doanh các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đạt hiệu quả cao, và chi phí ngoài lãi chỉ tăng 4,83% nhờ sự nỗ lực của ngân hàng trong việc quản lý tốt các chi tiêu không cần thiết trong điều kiện kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay.

3.5 PHƢƠNG HƢỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA NGÂN HÀNG CỦA NGÂN HÀNG

- Thúc đẩy nhanh tiến trình áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào quản lý và cung ứng dịch vụ. Theo đó, các hệ thống quản lý khách hàng, quản lý tín dụng, quản lí tài chính, đặc biệt là quản lý rủi ro sẽ đƣợc hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng theo chuẩn mực quốc tế, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các dịch vụ.

- Tranh thủ sự chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố, Ngân hàng cấp trên và các cơ quan Ban ngành, tạo sự hỗ trợ, giúp đỡ trong tổ chức và thực hiện.

- Đẩy mạnh huy động vốn, đảm bảo tăng trƣởng nguồn vốn hoạt động nhằm nâng cao năng lực tài chính. Đồng thời, tranh thủ vốn vay từ VCB. TW để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

- Tiếp tục mở rộng thị trƣờng tín dụng, nâng cao hệ số sử dụng vốn trên cơ sở có chọn lọc, thẩm định và quản lý chặt chẽ các món vay, đảm bảo chất lƣợng tín dụng an toàn và hiệu quả.

- Thƣờng xuyên phát động phong trào thi đua lao động giỏi, sáng tạo, kịp thời khen thƣởng, động viên cá nhân, tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

- Nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo và nhân viên, đáp ứng nhu cầu của hội nhập quốc tế.

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN

NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM

CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN THÁNG 6/2013 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA VIETCOMBANK CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2010 – 6/2013

Nguồn vốn có vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Nguồn vốn không chỉ nói lên qui mô hoạt động của ngân hàng, giúp ngân hàng trong việc tổ chức mọi hoạt động kinh doanh mà còn đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn vốn của VCB. Cần Thơ gồm: Vốn huy động, vốn vay từ VCB. TW và vốn khác.

Nguồn vốn của VCB. Cần Thơ tăng giảm không đều qua các năm. Tổng nguồn vốn biến động chủ yếu do sự thay đổi của nguồn vốn huy động, luôn chiếm trên 60% tổng nguồn vốn. Năm 2011 và 2012, đặc biệt là năm 2012 tổng nguồn vốn tăng với tốc độ khá cao (66,24%) do sự tăng cao của nguồn vốn huy động (tăng 34,81%) và vốn vay từ VCB. TW (tăng 157,63%), cho thấy nhu cầu về vốn của cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trên địa bàn đang tăng cao, qui mô của ngân hàng cũng ngày càng đƣợc mở rộng. Trong 6 tháng đầu năm 2013, vốn huy động giảm so với năm 2012 làm tổng nguồn vốn giảm còn 4.438 tỷ đồng, giảm 6,13%.

*Vốn huy động

Vốn huy động đóng vai trò đặc biệt đối với hoạt động của ngân hàng. Vốn huy động không chỉ nói lên quy mô về tài chính của ngân hàng, mà còn là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của mình, đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng. Vốn huy động của Vietcombank Cần Thơ luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn, luôn chiếm trên 60% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn huy động của VCB. Cần Thơ phân theo đối tƣợng khách hàng bao gồm: tiền gửi của cá nhân, tiền gửi của các TCKT và tiền gửi của các TCTD khác.

+ Tiền gửi của cá nhân

Đây là nguồn vốn huy động từ dân cƣ, chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm. Đây cũng là nguồn huy động vốn chủ yếu của ngân hàng, luôn chiếm trên 60% tổng nguồn vốn huy động.

Tiền gửi của cá nhân tăng với tốc độ khá cao trong giai đoạn 2010 – 2012, cụ thể năm 2011 tăng 27,57% và năm 2012 tăng 28,91%. Năm 2011, tuy NHNN đã qui định trần lãi suất huy động đối với tiền gửi tại các ngân hàng là 14%/năm, có giảm so với thời gian trƣớc nhƣng vẫn ở mức tƣơng đối cao nên vẫn thu hút đƣợc khách hàng gửi tiền. Năm 2012, sau một loạt các văn bản điều chỉnh giảm lãi suất của NHNN, lãi suất của tiền gửi đã giảm từ 14%

Bảng 4.1 : Tình hình nguồn vốn của VCB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6T/2013 ĐVT : Tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6/2013 2011/2010 2012/2011 6T 2013/2012 Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1.Vốn huy động 2.047 73,16 2.212 77,78 2.982 63,07 2.817 63,47 165 8,06 770 34,81 (165) (5,53)

Tiền gửi của cá nhân 1.139 55,64 1.453 65,69 1.873 62,79 1.759 62,44 314 27,57 420 28,91 (114) (6,09) Tiền gửi của các TCKT 887 43,33 724 32,73 1.101 36,91 1.051 37,31 (163) (18,38) 377 52,07 (50) (4,54) Tiền gửi của các TCTD khác 21 1,03 35 1,58 8 0,30 7 0,25 14 66,67 (27) (77,14) (1) (12,5)

2.Vốn vay từ Hội sở 592 21,16 498 17,51 1.283 27,14 1.352 30,46 (94) (15,88) 785 157,63 69 5,38

3.Vốn khác 159 5,68 134 4,71 463 9,79 269 6,06 (25) (15,72) 329 245,52 (194) (41,90)

Tổng nguồn vốn 2.798 100 2.844 100 4.728 100 4.438 100 46 1,64 1.884 66,24 (290) (6,13)

từ đầu năm 2012 xuống còn 8%/năm vào ngày 24/12/2012, nhƣng tiền gửi của cá nhân vẫn tăng cao. Do trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thị trƣờng bất động sản ảm đạm,… thì việc gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng vẫn là lựa chọn an toàn cho khách hàng. Ngoài ra, ngân hàng cũng áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp trong từng giai đoạn, đồng thời cung cấp nhiều sản phẩm huy động vốn mới nhƣ tiết kiệm rút gốc từng phần, tiền gửi trực tuyến; triển khai nhiều chƣơng trình khuyến mãi nhƣ chƣơng trình “Vòng đua may mắn”, “Quà tặng kim cƣơng”,… để thu hút khách hàng gửi tiết kiệm. Đến 6 tháng đầu năm 2013, trần lãi suất huy động tiếp tục giảm về 7,5%/năm, lãi suất huy động phổ biến của VCB lại thấp hơn nhiều, có lúc giảm xuống chỉ còn 6%/năm, điều này làm tiền gửi của cá nhân giảm 6,09% so với năm 2012.

+ Tiền gửi của các TCKT

Đây là tiền gửi của các doanh nghiệp, chủ yếu là tiền gửi thanh toán, nhằm mục đích thanh toán tiền mua hàng hóa, nguyên vật liệu,…. Việc lựa chọn loại tiền gửi này giúp doanh nghiệp đảm bảo tài sản, thuận lợi trong thanh toán, ngoài ra còn có thể kiếm đƣợc một khoản thu nhập từ lãi suất không kì hạn khi họ chƣa sử dụng đến số tiền này. Đây là nguồn vốn huy động ngân hàng có thể sử dụng với chi phí rất thấp. Vì đặc thù của loại tiền gửi này là ngân hàng có thể bị rút tiền bất cứ lúc nào khách hàng muốn.

Tiền gửi của các TCKT của VCB. Cần Thơ có sự biến động không đều qua các năm. Năm 2011 tiền gửi của các TCKT giảm 18,38%, năm 2012 tăng 52,07% và 6 tháng đầu năm 2013 lại giảm 4,54%. Năm 2012, với sự giảm đi liên tục của trần lãi suất huy động vốn, từ 14%/năm đầu năm 2012 xuống còn 8%/năm vào cuối năm 2012, lãi suất cho vay cũng đã giảm rất nhiều, cùng với nhiều chính sách hỗ trợ lãi suất của VCB đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp, từ đó có thể mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, nhu cầu thanh toán tiền mua hàng, nguyên vật liệu sản xuất,…cũng tăng theo, vì thế lƣợng tiền gửi của các TCKT tăng lên đáng kể. Đầu năm 2013, với tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, đặc biệt là vấn đề hàng tồn kho cao và thị trƣờng xuất khẩu thu hẹp, một số doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh, vì vậy nhu cầu thanh toán cũng giảm đáng kể, từ đó dẫn đến sự giảm đi của tiền gửi của các TCKT trong 6 tháng đầu năm 2013.

+ Tiền gửi của các TCTD khác

Đây là loại tiền gửi của các ngân hàng khác tại VCB. Cần Thơ nhằm mục đích thanh toán giữa các ngân hàng với nhau. Vì chiếm tỉ trọng rất thấp, dƣới 1% nên tiền gửi của các TCTD khác không ảnh hƣởng nhiều đến nguồn vốn huy động của ngân hàng.

*Vốn vay từ VCB. TW

Không chỉ riêng Vietcombank Cần Thơ mà hầu nhƣ ngân hàng nào ở các chi nhánh, ngoài nguồn vốn huy động, để có đủ nguồn tài chính cho các nghiệp vụ kinh doanh của mình, ngân hàng phải cần thêm nguồn vốn vay từ ngân hàng Hội sở chính. Việc vay vốn này ít hay nhiều phụ thuộc nhu cầu

nguồn vốn của ngân hàng, và nhất là phụ thuộc vào việc chi nhánh huy động đƣợc nhiều hay ít từ khách hàng.

Nguồn vốn vay từ VCB. TW có sự tăng giảm không đều qua các năm. Trong năm 2011, theo Thông tƣ số 02/2011/TT-NHNN của NHNN, lãi suất huy động VNĐ của các tổ chức tín dụng tối đa là 14%/năm, tuy nhiên mức trần lãi suất này vẫn còn khá cao, vì thế khách hàng vẫn có xu hƣớng gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng để hƣởng lãi, vì vậy nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn khá dồi dào và ngân hàng cần ít nguồn vốn vay từ VCB. TW hơn.

Đến năm 2012, vốn vay VCB. TW tăng cao (157,63%). Trong năm 2012, cả vốn huy động và vốn vay VCB. TW đều tăng với tốc độ rất cao. Nguyên nhân trong năm 2012, trần lãi suất huy động vốn giảm liên tục. Điều này đã kéo lãi suất cho vay cũng giảm theo, tạo điều kiện cho khách hàng vay đƣợc nhiều vốn hơn với lãi suất thấp. Vì vậy, nhu cầu vốn vay tăng cao, nguồn vốn huy động của chi nhánh không đáp ứng đủ nên ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn vay VCB. TW nhiều hơn.

Đến 6 tháng đầu năm 2013, tình hình huy động vốn giảm so với năm 2012 nên chi nhánh tiếp tục vay vốn từ VCB. TW để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, làm vốn vay từ VCB. TW tăng 5,38% so với năm 2012.

*Vốn khác

Ngoài vốn huy động và vốn vay từ VCB. TW, ngân hàng còn có nguồn vốn khác, chủ yếu là các quỹ, vì chiếm tỉ trọng thấp nên nguồn vốn này không ảnh hƣởng nhiều đến qui mô nguồn vốn của ngân hàng.

4.2 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2010 – 6/2013

Cho vay là hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng, cũng là hoạt động sử dụng vốn nhiều nhất của ngân hàng. Việc cho vay ít hay nhiều, có hiệu quả hay không đều ảnh hƣởng đến tình hình hoạt động, lợi nhuận, vị thế của ngân hàng. Thông qua việc phân tích hoạt động cho vay qua bốn chỉ tiêu chủ yếu: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ và nợ xấu có thể đánh giá qui mô tín dụng của ngân hàng, khả năng thu hồi nợ cũng nhƣ chất lƣợng tín dụng của ngân hàng.

4.2.1 Doanh số cho vay

Đây là chỉ tiêu tài chính thể hiện qui mô hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thông qua doanh số cho vay có thể biết đƣợc thực trạng về nhu cầu vốn của nền kinh tế. Doanh số cho vay cao chứng tỏ nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế cũng tăng lên.

Về cơ cấu, doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng rất cao so với doanh số cho vay trung và dài hạn, luôn chiếm trên 90% tổng doanh số cho vay. Cơ cấu này là hợp lí theo Thông tƣ số 15/2009/TT-NHNN, các tổ chức tín dụng chỉ đƣợc sử dụng 30% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ở ĐBSCL nói chung và TP. Cần Thơ nói riêng có thế mạnh về lĩnh vực kinh doanh, xuất khẩu các sản phẩm lƣơng thực, nông

Bảng 4.2: Tình hình tín dụng theo thời hạn của VCB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6T/2013 ĐVT : Tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 2011/2010 2012/2011 6T 2013 /6T2012 Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 8.949 100 9.800 100 10.700 100 5.230 100 5.200 100 851 9,51 900 9,18 (30) (0,57)

Ngắn hạn 8.721 97,45 9.550 97,45 10.000 93,46 4.950 94,65 4.940 95,00 829 9,51 450 4,71 (10) (0,20) Trung và dài hạn 228 2,55 250 2,55 700 6,54 280 5,35 260 5,00 22 9,65 450 180,00 (20) (7,14) Doanh số thu nợ 8.690 100 9.445 100 10.550 100 5.180 100 5.110 100 755 8,69 1.105 11,70 (70) (1,35) Ngắn hạn 8.475 97,53 9.105 96,40 9.330 94,12 4.920 94,98 4.855 95,01 630 7,43 825 9,06 (65) (1,32) Trung và dài hạn 215 2,47 340 3,60 620 5,88 260 5,02 255 4,99 125 58,14 280 82,35 (5) (1,92) Dƣ nợ 2.245 100 2.600 100 2.750 100 - - 2.840 100 355 15,81 150 5,77 90 3,27 Ngắn hạn 1.835 81,74 2.280 87,69 2.350 85,45 - - 2.435 85,74 445 24,25 70 2,98 85 3,62 Trung và dài hạn 410 18,26 320 14,04 400 14,55 - - 405 14,26 (90) (21,95) 80 25,00 5 1,25 Nợ xấu 37 100 0,87 100 4 100 - - 6 100 (36,13) (97,65) 3,13 326,44 2 50,00 Ngắn hạn 30.24 81,73 0,76 87,36 3,6 90,00 - - 0 0 (29,48) (97,49) 2,84 373,68 (3,6) (100) Trung và dài hạn 6.76 18,27 0,11 12,64 0,4 10,00 - - 6 100 (6,65) (98,37) 0,29 263,64 5,6 1.400

Nguồn: Phòng Khách hàng, Vietcombank Cần Thơ

sản và thủy sản. Những ngành kinh doanh này thƣờng có nhu cầu vốn theo mùa vụ, chu kì sản xuất kinh doanh ngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh nên nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp phần lớn là ngắn hạn. Bên cạnh đó, do hệ thống ngân hàng Vietcombank nói chung và VCB. Cần Thơ nói riêng có thế mạnh trong lĩnh vực cho vay thanh toán xuất nhập khẩu nên các khoản vay hầu hết là ngắn hạn.

Doanh số cho vay giai đoạn 2010 – 6T/2013 của VCB. Cần Thơ nhìn chung có xu hƣớng tăng, chỉ riêng 6T/2013 giảm nhẹ (0,57%) so với 6T/2012. Chi nhánh đã tích cực hoàn thành xuất sắc vai trò cầu nối quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn kịp thời, đúng lúc cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng nhƣ các thành phần kinh tế trên địa bàn, đóng góp to lớn đến việc hoàn thành các chỉ tiêu tăng trƣởng của thành phố Cần Thơ.

Trong năm 2011 và 2012, sự hạ nhiệt liên tục của trần lãi suất huy động đã làm lãi suất cho vay giảm theo, hệ thống VCB cũng nhƣ VCB. Cần Thơ đã tiếp tục triển khai Nghị quyết 11 của Chính phủ và Chỉ thị 01 của Ngân hàng Nhà nƣớc, hỗ trợ và chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp. Cụ thể, đối với các đối tƣợng khách hàng thuộc lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn, VCB áp dụng mức lãi suất ƣu đãi từ 17 -19%/năm, các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng dịch vụ thanh toán qua VCB đƣợc áp dụng mức lãi suất ƣu đãi từ 16%/năm, lãi suất cao nhất cho vay phi sản xuất 20%/năm. Bên cạnh đó, VCB dành thêm 4.000 tỷ đồng cho vay ƣu đãi bổ sung kế hoạch phát triển tín dụng năm 2011 cho hai lĩnh vực ƣu tiên là xuất khẩu gỗ và thủy sản

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)