Đây là chỉ tiêu tài chính thể hiện qui mô hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thông qua doanh số cho vay có thể biết đƣợc thực trạng về nhu cầu vốn của nền kinh tế. Doanh số cho vay cao chứng tỏ nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế cũng tăng lên.
Về cơ cấu, doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng rất cao so với doanh số cho vay trung và dài hạn, luôn chiếm trên 90% tổng doanh số cho vay. Cơ cấu này là hợp lí theo Thông tƣ số 15/2009/TT-NHNN, các tổ chức tín dụng chỉ đƣợc sử dụng 30% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ở ĐBSCL nói chung và TP. Cần Thơ nói riêng có thế mạnh về lĩnh vực kinh doanh, xuất khẩu các sản phẩm lƣơng thực, nông
Bảng 4.2: Tình hình tín dụng theo thời hạn của VCB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6T/2013 ĐVT : Tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 2011/2010 2012/2011 6T 2013 /6T2012 Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Doanh số cho vay 8.949 100 9.800 100 10.700 100 5.230 100 5.200 100 851 9,51 900 9,18 (30) (0,57)
Ngắn hạn 8.721 97,45 9.550 97,45 10.000 93,46 4.950 94,65 4.940 95,00 829 9,51 450 4,71 (10) (0,20) Trung và dài hạn 228 2,55 250 2,55 700 6,54 280 5,35 260 5,00 22 9,65 450 180,00 (20) (7,14) Doanh số thu nợ 8.690 100 9.445 100 10.550 100 5.180 100 5.110 100 755 8,69 1.105 11,70 (70) (1,35) Ngắn hạn 8.475 97,53 9.105 96,40 9.330 94,12 4.920 94,98 4.855 95,01 630 7,43 825 9,06 (65) (1,32) Trung và dài hạn 215 2,47 340 3,60 620 5,88 260 5,02 255 4,99 125 58,14 280 82,35 (5) (1,92) Dƣ nợ 2.245 100 2.600 100 2.750 100 - - 2.840 100 355 15,81 150 5,77 90 3,27 Ngắn hạn 1.835 81,74 2.280 87,69 2.350 85,45 - - 2.435 85,74 445 24,25 70 2,98 85 3,62 Trung và dài hạn 410 18,26 320 14,04 400 14,55 - - 405 14,26 (90) (21,95) 80 25,00 5 1,25 Nợ xấu 37 100 0,87 100 4 100 - - 6 100 (36,13) (97,65) 3,13 326,44 2 50,00 Ngắn hạn 30.24 81,73 0,76 87,36 3,6 90,00 - - 0 0 (29,48) (97,49) 2,84 373,68 (3,6) (100) Trung và dài hạn 6.76 18,27 0,11 12,64 0,4 10,00 - - 6 100 (6,65) (98,37) 0,29 263,64 5,6 1.400
Nguồn: Phòng Khách hàng, Vietcombank Cần Thơ
sản và thủy sản. Những ngành kinh doanh này thƣờng có nhu cầu vốn theo mùa vụ, chu kì sản xuất kinh doanh ngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh nên nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp phần lớn là ngắn hạn. Bên cạnh đó, do hệ thống ngân hàng Vietcombank nói chung và VCB. Cần Thơ nói riêng có thế mạnh trong lĩnh vực cho vay thanh toán xuất nhập khẩu nên các khoản vay hầu hết là ngắn hạn.
Doanh số cho vay giai đoạn 2010 – 6T/2013 của VCB. Cần Thơ nhìn chung có xu hƣớng tăng, chỉ riêng 6T/2013 giảm nhẹ (0,57%) so với 6T/2012. Chi nhánh đã tích cực hoàn thành xuất sắc vai trò cầu nối quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn kịp thời, đúng lúc cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng nhƣ các thành phần kinh tế trên địa bàn, đóng góp to lớn đến việc hoàn thành các chỉ tiêu tăng trƣởng của thành phố Cần Thơ.
Trong năm 2011 và 2012, sự hạ nhiệt liên tục của trần lãi suất huy động đã làm lãi suất cho vay giảm theo, hệ thống VCB cũng nhƣ VCB. Cần Thơ đã tiếp tục triển khai Nghị quyết 11 của Chính phủ và Chỉ thị 01 của Ngân hàng Nhà nƣớc, hỗ trợ và chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp. Cụ thể, đối với các đối tƣợng khách hàng thuộc lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn, VCB áp dụng mức lãi suất ƣu đãi từ 17 -19%/năm, các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng dịch vụ thanh toán qua VCB đƣợc áp dụng mức lãi suất ƣu đãi từ 16%/năm, lãi suất cao nhất cho vay phi sản xuất 20%/năm. Bên cạnh đó, VCB dành thêm 4.000 tỷ đồng cho vay ƣu đãi bổ sung kế hoạch phát triển tín dụng năm 2011 cho hai lĩnh vực ƣu tiên là xuất khẩu gỗ và thủy sản với mức lãi suất ƣu đãi chỉ 16%/năm. Trong năm 2012, VCB tiếp tục triển khai nhiều chƣơng trình hỗ trợ lãi suất theo Nghị quyết số 13/NQ-CP về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, cụ thể các đối tƣợng khách hàng thuộc lĩnh vực côngnghiệp phụ trợ; vốn lƣu động cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; sản xuất; xuất khẩu; nông nghiệp nông thôn (bao gồm hộ gia đình), VCB áp dụng mức lãi suất 15%/năm, khách hàng xuất khẩu thanh toán qua VCB đƣợc áp dụng mức lãi suất ƣu đãi 14,5%/năm, đặc biệt là chƣơng trình cho vay thu mua tạm trữ lúa gạo vụ Đông Xuân và Hè Thu trong năm 2012 theo chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ. VCB đã đáp ứng cho các doanh nghiệp thuộc danh sách đuợc giao chỉ tiêu, có năng lực sản xuất và có điều kiện thu mua tạm trữ với thời gian cho vay tối đa 6 tháng và lãi suất ƣu đãi trong suốt thời hạn vay là 11%/năm. Các doanh nghiệp ở ĐBSCL và Cần Thơ nói riêng có thế mạnh về xuất khẩu lúa gạo các sản phẩm thủy sản đông lạnh. Với sự hỗ trợ lãi suất này đã góp phần làm tăng doanh số cho vay trong năm 2011 và 2012. Những chính sách ƣu đãi trên đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đƣợc vay vốn với lãi suất thấp để có cơ hội tiếp tục sản xuất kinh doanh.
Đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay có phần giảm nhẹ 0,57%. Do phải tiếp tục đối mặt với khó khăn chung của nền kinh tế Việt Nam, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ gặp nhiều khó khăn nhƣ hàng tồn kho cao, sức mua giảm, khả năng hấp thụ vốn tín dụng thấp, thị trƣờng xuất khẩu thu hẹp, nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ, phá sản,…điều này đã khiến các doanh nghiệp giảm vay vốn của ngân hàng dẫn đến sự giảm xuống của doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2013.
Để hiểu rõ hơn doanh số cho vay của VCB so với các ngân hàng khác, ta hãy xem xét biểu đồ sau:
Hình 4.1 Doanh số cho vay của VCB và một số ngân hàng khác trên địa bàn TP. Cần Thơ giai đoạn 2010 – 6 tháng 2013 ( ĐVT: Tỷ đồng)
Nguồn: Phòng khách hàng VCB. Cần Thơ, Toàn(2013), Thuyên(2013), Yến(2013)
Qua hình 4.1 ta thấy rằng doanh số cho vay của VCB cao hơn và có xu hƣớng tăng so với các ngân hàng khác, mặc dù 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay của VCB giảm nhẹ 0,57% so với cùng kì năm 2012. Về qui mô, doanh số cho vay của VCB đều cao hơn so với các ngân hàng khác, bình quân cao gấp 1,4 lần so với Agribank, 1,8 lần so với BIDV và 1,3 lần so với VietinBank. Qua đó cho thấy hoạt động tín dụng của VCB. Cần Thơ có qui mô lớn, đây là một lợi thế của ngân hàng. Đạt đƣợc kết quả này là sự nỗ lực không ngừng của tập thể ngân hàng, đặc biệt là các cán bộ tín dụng cùng uy tín qua 24 năm hoạt động của chi nhánh.