Những khó khăn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 71)

*Thông qua việc phân tích về tình hình nguồn vốn, hoạt động tín dụng của ngân hàng:

Nguồn vốn huy động của ngân hàng tuy có tăng trƣởng nhƣng chƣa đáp ứng đủ cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ VCB. TW, biểu hiện qua tỉ số dƣ nợ/vốn huy động của ngân hàng luôn lớn hơn 1.

Trong cơ cấu dƣ nợ tín dụng, tín dụng ngắn hạn chiếm tỉ trọng rất cao, trên 80% tổng dƣ nợ, cao hơn nhiều so với một số ngân hàng khác trên địa bàn. Ngƣợc lại, dƣ nợ trung dài hạn lại chiếm tỉ trọng khá thấp. Do đó, mặc dù doanh số cho vay của chi nhánh cao hơn hẳn so với các ngân hàng khác nhƣng dƣ nợ thấp hơn và qui mô tín dụng vẫn còn hạn chế so với một số ngân hàng khác, nhƣ Agribank. Trong tƣơng lai, song song với việc phát triển tín dụng ngắn hạn, ngân hàng cũng nên chú trọng hoạt động tín dụng trung và dài hạn để nâng cao tính cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn.

Mức độ đầu tƣ cho hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng còn thấp hơn so với qui mô nguồn vốn của ngân hàng, biểu hiện qua tỉ số dƣ nợ ngắn hạn/tổng tài sản của VCB. Cần Thơ còn ở mức thấp hơn các ngân hàng khác trên địa bàn.

Qua việc phân tích hoạt động cho vay theo ngành nghề cho thấy khách hàng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực lƣơng thực, thủy sản và TMDV, các lĩnh vực còn lại chiếm tỉ trọng khá thấp. Qua việc phân tích hoạt động cho vay theo loại hình kinh tế cũng cho thấy khách hàng chủ yếu của ngân hàng là công ty CP, TNHH, các thành phần khác, đặc biệt là nhóm khách hàng kinh tế tƣ nhân tỉ trọng còn thấp. Đây là thành phần kinh tế năng động, linh hoạt, chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế Việt Nam và đƣợc hƣởng nhiều chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc, đặc biệt là chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong tình hình kinh tế khó khăn và nhiều biến động nhƣ hiện nay, việc đa dạng hóa các thành phần khách hàng sẽ giúp ngân hàng phân tán rủi ro, mở rộng nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.

*Những khó khăn nội tại

Cán bộ tín dụng của ngân hàng có tuổi đời trẻ, năng động, sáng tạo, có ý thức trách nhiệm, nhƣng còn thiếu kinh nghiệm. Bên cạnh đó, nhân sự của phòng khách hàng còn khiêm tốn so với số lƣợng khách hàng doanh nghiệp đang giao dịch. Trong khi đặc trƣng của VCB. Cần Thơ chủ yếu là tín dụng ngắn hạn, bên cạnh những nghiệp vụ phát sinh là khá lớn, theo quy định, cán bộ tín dụng phải thƣờng xuyên đi kiểm tra thực tế doanh nghiệp, định giá lại tài sản đảm bảo,… khối lƣợng công việc là rất lớn so với nguồn nhân lực hiện tại của phòng khách hàng.

Sự phân bổ nhân lực cho các phòng ban còn chƣa hợp lí, nhƣ nhân sự cho phòng khách hàng phụ trách nghiệp vụ tín dụng - nghiệp vụ kinh doanh chính của ngân hàng còn ít so với những phòng khác. Ngoài ra, phƣơng tiện làm việc còn hạn chế so với qui mô hiện tại.

Đa số khách hàng của VCB. Cần Thơ là các khách hàng truyền thống, có quan hệ tín dụng lâu dài với ngân hàng. Dƣ nợ của ngân hàng tăng trƣởng qua các năm nhƣng tốc độ tăng có xu hƣớng ngày càng giảm dần cho thấy việc thu hút các khách hàng mới của ngân hàng còn hạn chế. Bên cạnh đó, hiện tại chỉ có các khách hàng đã sử dụng dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng, nhƣ khách hàng có sử dụng dịch vụ Internet – banking sẽ nhận đƣợc e-mail về các hoạt động cho vay ƣu đãi lãi suất cũng nhƣ các sản phẩm dịch vụ tiện ích của ngân hàng, còn các khách hàng mới thì việc tiếp cận đối với các chính sách về sản phẩm của ngân hàng chủ yếu do khách hàng tự tìm hiểu qua báo chí và website của hệ thống (www.vcb.com.vn). Đối với công tác chăm sóc khách hàng, hiện tại hệ thống chỉ tổ chức Hội nghị chăm sóc khách hàng ở cấp độ toàn hệ thống, các chính sách đãi ngộ cho khách hàng ở cấp chi nhánh vẫn còn hạn chế.

Hoạt động của chi nhánh chịu sự quản lí, chi phối của VCB. TW, việc thẩm định khách hàng, tài sản bảo đảm cũng nhƣ các chiến luợc, kế hoạch kinh doanh của ngân hàng đều phải thông qua ngân hàng cấp trên, nhất là về thủ tục, qui trình còn phải thông qua nhiều bƣớc ruờm rà, làm hạn chế thời gian của cán bộ tín dụng trong nghiệp vụ hằng ngày cũng nhƣ việc tìm kiếm thêm khách hàng mới. Trong khi đó, chính sách tín dụng của các ngân hàng khác trên địa bàn thông thoáng và linh hoạt hơn, điều này đã gây ra những khó khăn nhất định cho hoạt động của chi nhánh. Bên cạnh đó là sự quản lí vĩ mô của NHNN và Chính phủ, một số qui định mới đƣợc ban hành gây trở ngại cho hoạt động của chi nhánh nhƣ thông tƣ 37/2012/TT-NHNN qui định tổ chức tín dụng chỉ cho vay ngoại tệ đối với khách hàng có nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh để trả nợ cho ngân hàng trong tƣơng lai và chỉ tập trung vào một số nhóm khách hàng ƣu tiên, điều này làm hạn chế việc cho vay ngoại tệ của ngân hàng.

*Những khó khăn bên ngoài

Sự phát triển không ngừng cũng nhƣ sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trên địa bàn. Tính đến năm 2013, trên địa bàn TP. Cần Thơ có 50 tổ chức tín dụng với 227 điểm giao dịch ngân hàng. Sự gia nhập của các ngân hàng mới trên địa bàn cũng làm chia sẻ thị phần của chi nhánh. Bên cạnh đó, ba năm qua tình hình kinh tế trong và ngoài nƣớc có nhiều biến động, các doanh nghiệp quá khó khăn trong sản xuất và kinh doanh, nhiều doanh nghiệp phá sản không trả đƣợc nợ đã làm ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động của ngành ngân hàng.

Sự ảnh hƣởng gián tiếp của địa lý kinh tế TP. Cần Thơ: Thế mạnh của ĐBSCL cũng nhƣ TP. Cần Thơ là nông nghiệp. Các khách hàng lớn của chi nhánh chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh lƣơng thực, thủy sản,… Nếu hoạt động của những ngành này xảy ra rủi ro sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của chi nhánh, biểu hiện là 6 tháng đầu năm 2013, mặt hàng gạo và thủy sản xuất khẩu của một số doanh nghiệp trên địa bàn gặp khó khăn dẫn đến doanh số cho vay của chi nhánh giảm xuống.

Những rủi ro trong hoạt động ngân hàng: những năm qua, việc nhiều tội phạm lừa đảo cố tình chiếm đoạt vốn của ngân hàng thông qua sử dụng báo cáo tài chính giả, làm giả hợp đồng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,… Gần đây nhất là vụ việc lãnh đạo công ty An Khang làm giả chứng từ xuất khẩu, chiếm 200 tỷ đồng của VietinBank Trà Nóc (Trà Giang, 2013) và vụ việc doanh nghịêp Huỳnh Thanh Hùng lập khống phƣơng án sản xuất kinh doanh để vay tiền, thế chấp tài sản (đã bán) cho ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL-chi nhánh Cần Thơ, chiếm đoạt gần 2.597 tỷ đồng (Bình Huyền, 2013). Những vụ việc này làm cho hệ thống VCB cũng nhƣ chi nhánh có phần e dè và thận trọng hơn đối với hoạt động tín dụng, nhất là đối với khách hàng mới.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ TRONG THỜI GIAN TỚI

*Đa dạng hóa đối tƣợng khách hàng

Ngoài đối tƣợng khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp lớn, các công ty cổ phần, TNHH, chỉ tập trung vào ngành hàng lƣơng thực, thủy sản và vật tƣ nông nghiệp, chi nhánh cần tiếp cận các khách hàng bán lẻ là các doanh nghiệp tƣ nhân, doanh nghiệp qui mô nhỏ và siêu nhỏ, các tiểu thƣơng,…, vì nhóm khách hàng này chiếm tỉ trọng rất lớn trong nền kinh tế, xuất hiện ngày càng nhiều và hoạt động đa ngành nghề. Việc tiếp cận thêm khách hàng sẽ giúp để mở rộng hoạt động tín dụng cũng nhƣ hạn chế rủi ro khi tập trung hoạt động tín dụng vào một nhóm khách hàng lớn hay một vài ngành nghề nhất định. Chi nhánh nên chủ động lập chiến lƣợc tiếp thị những doanh nghiệp tiềm năng để tạo cơ hội cho họ đƣợc dễ dàng tiếp cận nguồn vốn ƣu đãi.

*Tăng cƣờng và mở rộng hoạt động tín dụng trung và dài hạn

Ngân hàng cần chủ động tiếp cận các dự án, công trình của doanh nghiệp mới thành lập, phối hợp với các sở, ngành duyệt dự án đầu tƣ tại địa phƣơng để tìm kiếm cơ hội tài trợ vốn cho các chủ đầu tƣ. Quan tâm nhu cầu vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng. Nếu tăng đƣợc tỉ lệ cho vay trung và dài hạn, Ngân hàng sẽ có dƣ nợ ổn định, thƣờng lãi suất cho vay trung dài hạn cao hơn ngắn hạn, nhƣ vậy sẽ tạo nguồn thu nhập cho ngân hàng tăng lên.

*Đổi mới công tác chăm sóc khách hàng và quảng bá sản phẩm

Khách hàng của VCB. Cần Thơ đa phần là các doanh nghiệp lớn, nhu cầu đa dạng, đòi hỏi phục vụ nhanh chóng, kịp thời và ngân hàng phải có chính sách ƣu đãi đặc biệt. Vì vậy, Ngân hàng phải có một bộ phận chăm sóc khách hàng riêng biệt ngoài bộ phận phòng khách hàng nhƣ hiện nay. Bộ phận này đƣợc đào tạo chuyên nghiệp để làm cả công tác tiếp thị, quảng bá sản phẩm của ngân hàng, nhất là đối với khách hàng nhỏ, tƣ nhân, cá thể.

*Tăng cƣờng đội ngũ cán bộ có năng lực quản lí chất lƣợng tín dụng:

Để đáp ứng nhu cầu công tác tín dụng ngày càng tăng của Ngân hàng hiện nay, công tác tuyển dụng thêm cán bộ tín dụng là rất cần thiết. Theo xu

thế tăng trƣởng dƣ nợ nên ngân hàng cần phải đào tạo tuyển dụng đội ngũ cán bộ tín dụng, nhằm để tăng cƣờng kiểm tra trƣớc, trong và sau cho vay, quản lí sử dụng vốn vay của khách hàng chặt chẽ và tìm kiếm những khách hàng mới. Bên cạnh đó, để các hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng đạt chất lƣợng tốt, đảm bảo an toàn và hiệu quả, Ngân hàng cũng cần tăng cƣờng nhân sự ở bộ phận kiểm tra giám sát tuân thủ để kiểm tra, giám sát, ngăn chặn kịp thời những rủi ro trong ngân hàng, nhất là rủi ro tín dụng.

*Mở rộng hoạt động huy động vốn

Ngân hàng cần chủ động phối hợp với các tổ chức, các doanh nghiệp để tăng cƣờng huy động vốn thông qua hình thức trả lƣơng cho ngƣời lao động qua tài khoản mở tại ngân hàng.

Mở rộng hoạt động huy động vốn đối với các tổ chức, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ. Trong điều kiện kinh tế nhiều khó khăn và biến động nhƣ hiện nay, các doanh nghiệp này đang thu hẹp sản xuất kinh doanh, một phần nguồn vốn của họ tạm thời thừa và chƣa sử dụng đến. Ngân hàng nên chủ động tiếp cận để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp nhỏ lẻ này, vòng quay vốn của họ rất nhanh nên ngân hàng không thể áp dụng kì hạn dài nhƣ các khách hàng cá nhân. Ngân hàng có thể áp dụng kì hạn ngắn và linh hoạt theo ngày hoặc tuần, tháng,…

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Tín dụng, đặc biệt là tín dụng ngắn hạn, đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế cũng nhƣ đối với ngân hàng. Đối với nền kinh tế, tín dụng ngắn hạn giúp bổ sung vốn lƣu động cho các đơn vị vay vốn để sản xuất kinh doanh, tài trợ xuất nhập khẩu, đáp ứng tiêu dùng cá nhân,... Tín dụng ngắn hạn cũng là hoạt động kinh doanh đem lại nguồn thu lớn cho ngân hàng, có vòng quay vốn nhanh, lại ít rủi ro hơn so với tín dụng trung và dài hạn, đặc biệt đối với Vietcombank Cần Thơ, tín dụng ngắn hạn luôn chiếm trên 80% dƣ nợ của chi nhánh, thì hoạt động tín dụng càng có vai trò quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng.

Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu về tín dụng ngắn hạn gồm doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ và nợ xấu cho thấy hoạt động tín dụng ngắn hạn của VCB. Cần Thơ đạt kết quả khả quan, biểu hiện ở dƣ nợ cho vay năm sau cao hơn năm trƣớc, nợ xấu giảm dần, mặc dù 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay và thu nợ ngắn hạn có phần giảm nhẹ so với cùng kì năm 2012, nhƣng trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nhƣ hiện nay, khi các doanh nghiệp phải luôn đối mặt với nhiều vấn đề tồn tại nhƣ hàng tồn kho cao, sức mua của thị trƣờng giảm, thị trƣờng xuất khẩu thu hẹp và sự cạnh tranh gay gắt của thị trƣờng quốc tế,… thì kết quả mà chi nhánh đạt đƣợc, so với các ngân hàng khác trên địa bàn, tốc độ tăng trƣởng tín dụng có khi là số âm, là rất đáng ghi nhận. Thông qua việc đánh giá các tỉ số tài chính cho thấy hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng là khá tốt nhƣ hệ số thu nợ qua các năm của ngân hàng đều gần bằng 1, cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng đƣợc đảm bảo rất tốt, tỉ lệ nợ xấu ngày càng giảm cho thấy chất lƣợng tín dụng ngắn hạn của chi nhánh ngày càng cao,…

Tuy nhiên ngân hàng cũng còn một số hạn chế nhƣ nguồn vốn huy động chƣa đáp ứng đủ nhu cầu cho hoạt động tín dụng, mức độ đầu tƣ cho hoạt động tín dụng còn thấp so với qui mô nguồn vốn của ngân hàng, hoạt động tín dụng chỉ tập trung và một số nhóm khách hàng, chƣa thu hút đƣợc nhiều khách hàng mới. Trong tƣơng lai, bên cạnh các chính sách về lãi suất, khuyến mại, ngân hàng cần chú trọng công tác quảng bá về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng để công tác huy động vốn cũng nhƣ cho vay đạt hiệu quả tốt hơn, từ đó giúp nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng, đặc biệt là tín dụng ngắn hạn của ngân hàng trong thời gian tới.

6.2 KIẾN NGHỊ

Một số kiến nghị đối với ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam: - Ngân hàng nên thành lập bộ phận chuyên biệt về chăm sóc khách hàng và Marketing, định hƣớng hoạt động có chiều sâu để nhiều khách hàng có thể biết đến và nắm bắt thông tin về các chƣơng trình, sản phẩm mới của ngân hàng, hoạt động của các chi nhánh, từ đó giúp các chi nhánh hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn.

- Tạo chính sách thông thoáng, linh hoạt cho các chi nhánh trong việc lập các kế hoạch kinh doanh, phù hợp với tình hình hoạt động, nguồn nhân lực và điều kiện về kinh tế - xã hội trên địa bàn cụ thể của từng chi nhánh.

- Thƣờng xuyên tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dƣơng Thảo Yến, 2013. Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn chi nhánh Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.

2. Hà Song Toàn, 2013. Phân tích cho vay tiêu dùng cá nhân tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.

3. Lê Phƣơng Thuyên, 2013. Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.

4. Lê Trƣờng Khải, 2011. Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Giồng Riềng – Kiên Giang.

Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.

5. Ngô Thụy Bửu Huyên, 2011. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)