Dựa vào mô hình SWOT đã phân tích ở trên, tác giả có thể đề xuất giải pháp chiến lược trọng tâm cho doanh nghiệp trong giai đoạn tới. Chiến lược này sẽ phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp đang cần hướng tới. Ngoài chiến lược trọng tâm, tác giả sẽ đưa ra một số kiến nghị cho doanh nghiệp để áp dụng tốt chiến lược kinh doanh này.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong Luận văn, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
2.2.1. Phƣơng pháp hệ thống hoá:
Phương pháp này được sử dụng trong phần cơ sở lý luận của đề tài luận văn, điều này sẽ tạo sự nhìn nhận chính xác vấn đề cần nghiên cứu.
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp:
Phương pháp này chủ yếu sử dụng trong việc tổng hợp dữ liệu và phân tích các yếu tố theo các mô hình, ma trận trong quản trị chiến lược.
2.2.3. Phƣơng pháp quy nạp diễn dịch:
Phương pháp này được sử dụng nhằm làm rõ các yếu tố trong phân tích chiến lược và lựa chọn phương án phù hợp.
2.3. Phƣơng pháp phân tích, xây dựng chiến lƣợc 2.3.1. Mô hình PEST:
Việc sử dụng mô hình PEST đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích các yếu tố vĩ mô của doanh nghiệp. Các yếu tố vĩ mô được đề cập đến là môi trường chính trị - pháp luật, môi trường kinh tế, môi trường văn hóa – xã hội, môi trường công nghệ. Kết quả phân tích của các môi trường này sẽ là cơ sở cho việc đưa ra cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trong ma trận SWOT.
2.3.2. Mô hình năm lƣợc lƣợng cạnh tranh:
Trong phân tích chiến lược và năng lực cạnh tranh thì mô hình này của M.Poter là không thể thiếu. Mô hình giúp các doanh nghiệp nhìn nhận được sự tác động của năm yếu tố chính tới môi trường ngành của công ty. Các yếu tố được phân tích gồm: áp lực của đối thủ cạnh tranh trực tiếp, áp lực của nhà cung cấp, áp lực của khách hàng, áp lực của các đối thủ tiềm ẩn và áp lực của sản phẩm thay thế. Kết của của các yếu tố trên sẽ là cơ sở để rút là cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trong ma trận SWOT.
2.3.3. Mô hình chuỗi giá trị:
Trong việc phân tích môi trường nội bộ, ta thường sử dụng mô hình chuỗi giá trị của M. Porter. Bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp sản xuất nào cũng phải đi qua các bước trong mô hình để sản xuất một sản phẩm. Vì vậy từ những yếu tố cơ bản trong mô hình chuỗi giá trị của M. Porter, các doanh nghiệp sẽ xây dựng chuỗi giá trị của mình và đánh giá sự hiệu quả trong các hoạt động này. Kết quả của phân tích chuỗi giá trị sẽ là cơ sở để xác định điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp trong ma trận SWOT.
2.3.4. Phƣơng pháp tổng hợp phân tích môi trƣờng bên trong và môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp:
Phương pháp này có vai trò tổng hợp kết quả phân tích các yếu tố thuộc môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Phương pháp nhằm tạo chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của doanh nghiệp được sắp xếp theo thứ
tự ưu tiên. Từ các dữ liệu đó, khi đưa lên ma trận SWOT ta có thể nhìn nhận thứ tự cho việc ưu tiên đề xuất chiến lược của doanh nghiệp.
2.3.5. Phƣơng pháp ma trận SWOT:
Phương pháp này có vai trò quan trọng trong việc đánh giá các phân tích về doanh nghiệp của tác giả. Nhìn nhận các yếu tố tác động từ bên ngoài và bên trong doanh nghiệp từ đó rút ra cơ hội phát triển kinh doanh và thách thức đặt ra cần phải khắc phục.
2.3.6. Phƣơng pháp trọng số:
Sau khi đưa ra được mô hình ma trận SWOT, ta có thể đề xuất các chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp không thể áp dụng được nhiều chiến lược kinh doanh cùng lúc được. Do vậy ta cần sử dụng phương pháp trọng số để đánh giá và cho điểm mỗi chiến lược khi áp dụng cho tổ chức. Kết quả của phương pháp này sẽ là chiến lược phù hợp nhất được để xuất cho doanh nghiệp nghiên cứu.
2.4. Địa điểm nghiên cứu: 2.4.1. Nghiên cứu thực tế
Thông qua tìm hiểu thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cơ khí 25 để đánh giá các mặt mạnh và yếu của doanh nghiệp. Từ đó có thêm cơ sở để tiếp tục phân tích các nội dung tiếp theo.
2.4.2.Nghiên cứu tại bàn
Thông qua các tài liệu, dữ liệu thu thập được, tác giả sử dụng các công cụ phân tích của quản trị chiến lược như mô hình chuỗi giá trị, mô hình năm lực lượng cạnh tranh, mô hình PEST để tổng hợp các dữ liệu trên phục vụ cho việc phân tích mô hình SWOT.
2.5. Nguồn dữ liệu 2.5.1. Dữ liệu thứ cấp:
Nguồn dữ liệu được sử dụng trong luận văn bao gồm:
- Các báo cáo, thống kê về các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh hàng kinh tế của Công ty TNHH MTV Cơ khí 25 từ năm 2012 - 2014;
- Các dữ liệu thu thập từ một số nghiên cứu của các tác giả viết về công ty Cơ khí 25 đã được công bố;
- Các dữ liệu thu thập từ một số doanh nghiệp trong ngành sản xuất của doanh nghiệp;
- Các dữ liệu thu thập từ các nghiên cứu sẵn có đã công bố trên mạng Internet, hoặc qua báo chí.
2.5.2. Dữ liệu sơ cấp:
Tác giả sử dụng phương pháp, phát phiếu điều tra, phỏng vấn, lấy ý kiến của một số chuyên gia, lãnh đạo trong và ngoài Công ty để có sự nhìn nhận khách quan về vấn đề nghiên cứu. Qua đó làm tăng thêm cơ sở dữ liệu để thực hiện phân tích và củng cố việc đề xuất giải pháp chiến lược kinh doanh cho Công ty.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV CƠ KHÍ 25 3.1. Giới thiệu về công ty TNHH MTV Cơ khí 25 – Tổng cục CNQP 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH MTV Cơ khí 25 (Nhà máy Z125) - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng được thành lập ngày 07 tháng 9 năm 1966 theo Quyết định số 742/QĐ5 của Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần với tên gọi Nhà máy X11. Từ tháng 7 năm 1975, Công ty được đổi tên là Z125/ Tổng cục Kỹ thuật. Ngày 03 tháng 03 năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) ban hành Nghị định số 22/H ĐBT thành lập Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng là cơ quan giúp Bộ trưởng Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các cơ sở sản xuất quốc phòng và kinh tế của Quân đội, Công ty Cơ khí 25 chuyển trực thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. Tháng 4 năm 2010 Bộ trưởng Quốc phòng ra Quyết định số 976/QĐ – BQP chuyển thành Công ty TNHH Một thành viên Cơ khí 25.
Những năm đầu thành lập Công ty phải bố trí phân tán ở nhiều nơi do điều kiện chiến tranh lúc bấy giờ. Đến nay, Công ty TNHH MTV Cơ khí 25 - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đặt tại xã Phú Minh - Huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội. Với tổng diện tích là: 11.500 m2; trong đó khu vực sản xuất: 6.000 m2; diện tích khu sinh hoạt là: 5.500 m2, nằm trên quốc lộ 2 và cách sân bay quốc tế Nội Bài gần 1 km.
Do là một đơn vị quốc phòng an ninh nên chức năng, nhiệm vụ của cũng có những thay đổi theo từng quá trình. Ra đời trong lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta bước vào giai đoạn gay go và quyết liệt nhất. Nhiệm vụ của Công ty ban trong thời chiến tranh là sửa chữa các loại vũ khí cho quân đội. Khi hòa bình lập lại, Công ty đã chuyển sang nhiệm vụ mới là một mặt sửa chữa các loại vũ khí cho quân đội, mặt khác tham gia vào hoạt động sản xuất công nghiệp nước nhà. Sau nhiều năm tích cực hoạt động trong nền kinh tế thị trường, thương hiệu Công ty đã phần nào được khẳng định ở một số ngành điển hình như xi lanh thủy lực, máy
ép thủy lực, thiết bị cho ngành than, xi măng, thiết bị cho hệ thống cầu trục, cầu chuyển và các thiết bị kết cấu lớn khác.
Trong 49 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Cơ khí 25 luôn hoàn thành tốt hoạt động sản xuất kinh doanh. Là doanh nghiệp Quốc phòng – An ninh, hoạt động công ích nhiều năm liên tục được Bộ Quốc phòng xếp hạng I. Năm 2012, Công ty Cơ khí 25 vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
3.1.2. Ngành nghề kinh doanh
Đăng ký kinh doanh số: 0106000614 ngày 06/01/2006 của Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội:
“ Đúc sắt thép, đúc kim loại màu. Gia công cơ khí và sản xuất các sản phẩm kim loại. Sản xuất các thiết bị nâng hạ và bốc xếp. Sản xuất máy công cụ, máy luyện kim, máy thông dụng khác. Hoạt động thiết kế chuyên dụng. Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh ,… ”
Là một trong số các Công ty đứng hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo các sản phẩm bằng kim loại, đúc thép mác cao, gang hợp kim, kim loại màu các loại. Trong những năm qua ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ của Bộ quốc phòng giao cho với đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, năng lực và thiết bị hiện có, Công ty TNHH một thành viên Cơ khí 25 đã sản xuất và cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao cho các ngành kinh tế:
- Thiết kế chế tạo các loại phụ tùng, phụ kiện thay thế cho các ngành công nghiệp: Than, điện, xi măng, dầu khí, luyện kim, hoá chất, thuỷ điện …
- Chế tạo hệ thống cầu chuyển nâng hạ; hệ thống cụm chân đế; các loại bánh xe của các cụm chân di chuyển
- Chế tạo các loại xích tải, gầu tải, xích cấp liệu, xích cào với bước xích T= 75 ÷ 250mm; má xích = 6 ÷ 25 mm.
- Chế tạo các loại khớp nối, tang băng tải, trục răng, bánh răng, vành răng có đường kính lớn 4.000mm; modul tới 22mm.
- Chế tạo các thiết bị phục vụ cho các ngành công nghiệp: Các loại máy ép thuỷ lực có lực ép từ 30 đến 700 tấn; Máy lốc tôn; Máy là tôn; trục chân vịt; ống bao trục chân vịt; Bích chuyển hướng; …
- Chế tạo các loại thiết bị cơ khí rời và đồng bộ phục vụ cho xuất khẩu. - Chế tạo hoàn chỉnh các loại máy cưa gỗ, cưa sắt nhãn hiệu Pilous.
- Sản xuất các mặt hàng cơ khí tiêu dùng phục vụ cho xuất khẩu Châu Âu, Nhật Bản,…
- Sản xuất và lắp đặt các loại kết cấu thép: cột điện, cột Vi-ba, vì kèo các loại cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính viễn thông; sản xuất và lắp đặt thiết bị cho các dây chuyền sản xuất hoá chất, dây chuyền thuốc nổ, dây chuyền sản xuất ô tô, dây chuyền cán thép, dây chuyền luyện gang ...
3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty Cơ khí 25 (Nguồn: Phòng tổ chức lao động Công ty Cơ khí 25)
Hiện nay, Công ty có quân số là: 810 người được tổ chức thành 10 phòng chức năng, 08 phân xưởng sản xuất, và 01 xí nghiệp. Cụ thể như sau:
* Ban Giám đốc: Gồm Giám đốc, Chính uỷ và 03 Phó Giám đốc. * Phòng Kế hoạch – Kinh doanh:
Chức năng: tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch sản xuất – kinh doanh, trực tiếp chỉ đạo, điều hành các mặt công tác kế hoạch sản xuất; tham mưu cho Giám đốc về phát triển thị trường kinh doanh.
Nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch sản xuất - kinh doanh; - Quy hoạch đầu tư phát triển sản xuất;
- Theo dõi điều hành sản xuất toàn công ty theo kế hoạch giao cho các đơn vị.
- Khai thác thị trường, tiêu thụ sản phẩm, chăm sóc khách hàng và dịch vụ sau bán hàng;
- Xây dựng và quản lý định mức lao động; - Quản lý và khai thác website của công ty. * Phòng Tổ chức lao động:
Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc về tổ chức lao động, tiền lương, công tác huấn luyện đào tạo, xây dựng, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy chế, các chế độ chính sách có liên quan đến người lao động.
Nhiệm vụ:
- Tổ chức và quản lý nhân lực;
- Tuyển dụng lao động, phân công lao động;
- Xây dựng kế hoạch, quản lý thanh quyết toán tiền lương; - Thực hiện các chế độ, chính sách, BHXH cho người lao động; - Công tác đào tạo, nâng lương, nâng bậc.
* Phòng Vật tư:
Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý, cấp phát và mua vật tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoài ra còn quản lý đội xe của công ty làm nhiệm vụ đưa đón cán bộ, chuyên chở hàng hóa khi Giám đốc yêu cầu.
Nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch mua, cấp vật tư cho các phân xưởng sản xuất đảm bảo tiết kiệm, đúng tiến độ;
- Quản lý kho vật tư của công ty;
- Quản lý đội xe của công ty. Bố trí điều động xe đưa đón cán bộ công ty đi công tác hoặc khi có yêu cầu của Giám đốc. Bố trí, điều động đội xe vận tải chuyên chở hàng hóa khi có yêu cầu của Giám đốc công ty.
* Phòng Tài chính - kế toán:
Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý tài chính, chi tiêu tài chính đảm bảo đúng pháp luật, bảo toàn và phát triển vốn cho Công ty.
Nhiệm vụ:
- Xây dựng và đề xuất các phương án, biện pháp quản lý vốn, tài sản, doanh thu, chi phí để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả, phù hợp với chính sách, pháp luật, chế độ quản lý kế toán tài chính của nhà nước và quân đội. Hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các bộ phận thực hiện đúng chế độ quản lý tài chính và các quy chế về công tác tài chính của Công ty. - Phối hợp với các cơ quan chức năng lập kế hoạch chi tiêu tài chính tháng, quý, năm;
- Quản lý hệ thống thống kê, kế toán ở các xưởng sản xuất. * Phòng Nghiên cứu – Phát triển
Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc về công tác nghiên cứu, triển khai và phát triển sản phẩm mới cho công ty.
Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu, tìm kiếm thị trường mới, sản phẩm mới cho công ty.
- Theo dõi sản xuất chế thử sản phẩm mới và kết luận đưa vào sản xuất hàng loạt
Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc về các mặt kỹ thuật sản xuất, khoa học công nghệ, công tác tổ chức nghiên cứu thiết kế và quản lý sản phẩm, công nghệ chế tạo sản phẩm, công nghệ môi trường của Công ty.
Nhiệm vụ:
- Tổ chức thiết kế, quản lý sản phẩm, công nghệ, trang bị công nghệ chế tạo sản phẩm;
- Xây dựng định mức vật tư, định mức kinh tế - kỹ thuật ban đầu; - Giải quyết các vướng mắc về kỹ thuật trong sản xuất;
- Công tác khoa học công nghệ môi trường; - Công tác tiêu chuẩn hoá.
* Phòng cơ điện:
Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc về quản lý hệ thống năng lượng, thiết bị của toàn Công ty.
Nhiệm vụ:
- Quản lý hệ thống máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải, năng lượng, trang bị công nghệ thông tin văn phòng;
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch trung, đại tu và bảo dưỡng cơ điện; đảm bảo năng lượng;
- Nghiên cứu áp dụng thiết kế và chế tạo thiết bị;