Cá nhân luôn chiếm phần lớn trong thành phần kinh tế, chính vì thế phát triển cho vay đối với khách hàng cá nhân là một trong những phân khúc phát
triển mang tính hiệu quả và đảm bảo được độ an toàn cao cho các ngân hàng
thương mại hiện nay.
Ngoài ra, phát triển cho vay đối với khách hàng cá nhân còn nhằm giảm lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế, đặc biệt là lượng tiền mặt của tầng lớp
dân cư dùng để tiêu dùng, mua sắm, làm giảm áp lực lạm phát góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Cung ứng nguồn vốn chocá nhân đặc biệt là trong lĩnh vực tiêu dùng sẽ
làm kích cầu nền kinh tế, làm cho sản xuất tiêu thụ hàng hóa được lưu thông,
kích thích sản xuất phát triển , nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế các doanh nghiệp
30
phá sản ngày càng tăng thì cho vay đối với khách hàng cá nhân chính là bước đi khôn ngoan để tháo gỡ được sự tồn đọng vốn của ngân hàng. Khách hàng cá nhân ít chịu tác động khó khăn của nền kinh tế, có nguồn thu ổn định. Lượng
lớn khách hàng cá nhân chưa tiếp cận được với những sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đi sâu vào phát triển cho vay đối với khách hàng cá nhân đồng thời
phát triển dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho
ngân hàng.
Cho vay khách hàng cá nhân còn nhằm ổn định xã hội, làm giảm vấn nạn
vay nặng lãi của các tổ chức phi tài chính, giúp người dân dần tiếp cận được
với nguồn vốn giá rẻ, giảm bớt áp lực trả lãi vay.
Tóm lại, cho vay khách hàng cá nhân không chỉ làm tăng tính an toàn
vốn cho ngân hàng, tạo nguồn lợi nhuận cho ngân hàng mà nó còn góp phần
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỐ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
3.1 GIỚI SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam được
thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt
Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương
mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.
Ngày 17/01/1990, Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số
11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam
Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank.
Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn
nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam với số vốn chủ sở hữu đạt
gần 16.000 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động
rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và 207 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc và đã thiết lập quan hệ đại lý
với 869 Ngân hàng tại 84 quốc gia trên thế giới.
3.1.2 Thành tựu đạt được của Eximbank
Tự hào là một trong những ngân hàng có uy tín và chất lượng hàng đầu
tại Việt Nam, Eximbank đã và đang tận dụng mọi nguồn lực sẵn có đồng thời
phát huy những lợi thế của mình.
Là thương hiệu uy tín, chất lượng với gần 24 năm phát triển vững mạnh
bởi ưu thế vượt trội từ nhiều sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực tài trợ thương
mại, kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế trên thị trường hiện nay.
Cùng với sự đa dạng về sản phẩm, ưu thế, Eximbank còn được khẳng định bởi nhiều tiện ích khác đi kèm như phí dịch vụ rẻ, thủ tục nhanh chóng
32
Vốn điều lệ hiện nay của Eximbank đạt con số 13.554 tỷ đồng, vươn lên
trở thành ngân hàng đứng đầu về quy mô vốn chủ sở hữu trong hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.
Ngân hàng là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tham gia vào hệ thống thanh toán bù trừ điện tử của Ngân hàng Nhà nước và là một trong ba ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được hai tổ chức thẻ hàng đầu
trên thế giới là MasterCard, Visa công nhận là thành viên và đã nhận được
nhiều đánh giá tích cực từ phía hai tổ chức này.
Ngân hàng là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được chọn tham
gia “ Hệ thống thanh toán và hiện đại hóa ngân hàng” do Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam tổ chức với sự tài trợ của Ngân hàng thế giới;
Eximbank luôn vinh dự nhận được nhiều bằng khen, giải thưởng của các
tổ chức, ngân hàng, tạp chí trong và ngoài nước như: Services Quality Award,
Topten sản phẩm dịch vụ uy tín chất lượng, chất lượng thanh toán quốc tế xuất
sắc v.v …
Ngân hàng vừa được Tạp chí The Banker bình chọn vào top 1.000 NH lớn nhất thế giới, đồng thời là NH duy nhất tại VN và khu vực Đông Nam Á lọt vào top 25 NH có tốc độ tăng trưởng tài sản cao nhất.
3.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY ĐÔ
3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 2003, chi nhánh cấp 2 trực thuộc Eximbank chi nhánh Cần Thơ được thánh lập với tên gọi là Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
chi nhánh Cái Khế, gọi tắt là Eximbank chi nhánh Cái Khế. Đến ngày 30/04/2006, Eximbank chi nhánh Cái Khế chính thức hoạt động độc lập riêng lẻ với Eximbank chi nhánh Cần Thơ. Ngày 04/12/ 2009, Eximbank chi nhánh Cái Khế chính thức đổi tên thành Eximbank chi nhánh Tây Đô. Trụ sở của Eximbank chi nhánh Tây Đô đặt tại địa chỉ: lô P+R Trần Văn Khéo, phường
Cái khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ (TP.CT). Các phòng giao dịch
(PGD) thuộc Eximbank Tây Đô: PGD An Nghiệp (174 Trần Hưng Đạo, phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều, TP.CT), PGD Bình Thủy (388 CMT8, phường An Thới, quận Bình Thủy, TP.CT), PGD Hưng Lợi (221A đường 3/2 phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP.CT), PGD Thốt Nốt (586 quốc lộ 91
19
3.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Hình 3.1: Sơđồ cơ cấu tổ chức của Eximbank.Tây Đô
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG GIAO DỊCH TRỰC THUỘC PHÒNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG PHÒNG NGÂN QUỸ PHÒNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP PGD HƯNG LỢI PGD AN NGHIỆP PGD BÌNH THỦY PGD THỐT NỐT CÁC BỘ PHẬN TRỰC THUỘC NHƯ BỘ PHẬN FO, MO, BO, BỘ PHẬN THẺ, KINH DOANH VÀNG CÁC BỘ PHẬN TRỰC THUỘC NHƯ BỘ PHẬN DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG, KẾ TOÁN TỔNG HỢP CÁC BỘ PHẬN TRỰC THUỘC NHƯ BỘ PHẬN
FO, MO, BO, THANH TOÁN
Chức năng của các phòng ban:
Giám đốc
Đại diện pháp nhân của Ngânhàng Eximbank Chi nhánh Tây Đô.
Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Chi nhánh và việc chi tiêu tài chính, trích lập quỹ theo quy định của Nhà nước, của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.
Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ và kế hoạch
kinh doanh.
Chịu trách nhiệm toàn diện về tài sản, vốn, tổ chức và điều hành cán bộ
của Chi nhánh.
Quyết định chương trình, kế hoạch hoạt động và công tác của Chi
nhánh.
Quyết định đầu tư cho vay, bảo lãnh trong tổng giới hạn được Tổng giám đốc ủy quyền.
Ký kết các văn bản tín dụng, tiền tệ trong phạm vi hoạt động của Chi
nhánh.
Xây dựng các chỉ tiêu hoạt động cho Chi nhánh.
Tổ chức nghiên cứu, học tập và hướng dẫn thi hành các chế độ, thể lệ
nhiệm vụ của Ngân hàng. Phó giám đốc
Giúp Giám đốc chỉ đạo và điều hành một số lĩnh vực công tác.
Tham mưu cho Giám đốc trong việc chuẩn bị, xây dựng và quyết định
về chương trình công tác, kế hoạch kinh doanh và các phương hướng hoạt động.
Thay mặt Giám đốc giải quyết và ký các văn bản thuộc lĩnh vực được
phân công.
Điều hành mọi công tác của Chi nhánh lúc Giám đốc vắng mặt và có sự ủy quyền chính thức của Giám đốc.
Phòng hành chính nhân sự
Có chức năng và nhiệm vụ sau:
Chịu trách nhiệm quản lí toàn bộ hoạt động có liên quan đến tổ chức,
bố trí, sắp xếp nhân sự giữa các phòng ban cho phù hợp.
Quản lí tiền lương và thực hiện nộp các khoản bảo hiểm cho cán bộ
công nhân viên.
Bố trí lịch công tác cho Ngân hàng,…
Bố trí, sắp xếp trực nhật, công tác hậu cần, thực hiện tuần tra canh gác
21
Thực hiện mua sắm tài sản, công cụ lao động, trang thiết bị và phương
tiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại chi
nhánh.
Phòng dịch vụ khách hàng
Thực hiện công tác kế toán giao dịch, kế toán tài vụ và kế toán tập
trung, thống kê kế hoạch,…
Phòng ngân quỹ
Thực hiện các nhiệm vụ: Thu chi Việt Nam đồng (VNĐ) và ngoại tệ,
công tác tiết kiệm, công tác chuyển ngân và lưu kho,…
Trả tiền cho khách hàng (rút tiền gửi, giải ngân, thanh toán séc du lịch,
thanh toán các khoản chi phí, ngân phiếu) theo chứng từ đã được phòng nghiệp vụ kiểm tra và Giám đốc phê duyệt và các khoản chi phí khác.
Thực hiện lưu giữ các giấy tờ có giá do khách hàng cầm cố, thế chấp.
Phòng khách hàng doanh nghiệp
Xây dựng khách hàng mới
Thực hiện các khoản cho vay, thu nợ đối với khách hàng doanh nghiệp.
Thực hiện chức năng kinh doanh ngoại tệ và vàng với khách hàng doanh nghiệp theo quy định quản lý ngoại hối. Thực hiện các nghiệp vụ bảo
lãnh hàng hóa trả chậm, trả ngay.
Phối hợp các phòng ban, Hội sở trong việc xây dựng, đề xuất về chiến lược mở rộng, đa dạng hóa các dịch vụ.
Phòng khách hàng cá nhân
Thực hiện công tác quản lí, điều hành hoạt động kinh doanh đối với
khách hàng cá nhân trong toàn hệ thống.
Chịu trách nhiệm liên quan đến mảng tín dụng cá nhân, tổ chức tiếp thị,
trực tiếp giao dịch khách hàng phát triển nghiệp vụ huy động, thực hiện các
dịch vụ thanh toán chuyển tiền, kiều hối.
Thực hiện các nghiêp vụ phát hành và thanh toán các loại thẻ quốc tế,
thẻ nội địa, mở các đơn vị chấp nhận thẻ tư vấn du học trọn gói và quản lý hệ
thống ATM thuộc chi nhánh.Kinh doanh vàng theo quy định của NHNN
Tổ chức xét duyệt đơn xin cấp thẻ từ các khách hàng, khuyến dụng và duy trì mối quan hệ với khách hàng.
Để đảm bảo việc phát hành và thanh toán được an toàn, hiệu quả hơn tổ
thẻ thường xuyên thực hiện kiểm tra tín dụng, kiểm soát gian lận và thu hồi
nợ.
Các phòng giao dịch trực thuộc
Có nhiệm vụ huy động vốn, cho vay, cầm cố, thanh toán theo ủy quyền
của Giám đốc Chi nhánh,…
3.2.3 Thành tựu đạt được của Eximbank. Tây Đô
Trong những năm qua, hoạt động của Eximbank.Tây Đôđã không ngừng
phát triển mạnh mẽ. Chi nhánh luôn hoàn thành những chỉ tiêu kế hoạch do
cấp trên đề ra nhằm góp phần thúc đẩy và phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Cần Thơ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, công nhân
viên ngân hàng.
Chi nhánh Tây Đô đã khai trương và đi vào hoạtđộng nhiều phòng giao dịch và máy ATM trên khắpđịa bàn thành phố Cần Thơ, tăng cường các dịch
vụ tài trợ thương mại, chuyển tiền qua hệ thống SWIFT và các dịch vụ khác, thu hút nhiều sự quan tâm của khách hàng trong địa bàn.
Bên cạnh đó, kinh nghiệm quản lý và trình độ năng lực lãnh đạo của Eximbank.Tây Đô không ngừng được nâng cao. Trong những năm vừa qua, thương hiệu Eximbank.Tây Đô đã được nhiều khách hàng và đối tác tin tưởng
hợp tác. Điều đó thể hiện chất lượng và uy tín của dịch vụ mà Chi nhánh có thểđápứng cho khách hàng. Đây được xem là vũ khí cạnh tranh hữu hiệu của
23
3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA EXIMBANK.TÂY ĐÔ
3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank.Tây Đô giai đoạn 2010-2012
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank.Tây Đô giai đoạn2010-2012
ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2010 2011 2012 2011/20110 2012/2011 Số tiền (%) Số tiền (%) Thu nhập 123.487 209.886 293.440 86.399 69,96 83.554 39,81 Từ lãi 118.683 201.392 278.768 82.709 69,69 77.376 38,42 Ngoài lãi 4.804 8.494 14.672 3.690 76,81 6.178 72,73 Chi phí 81.923 140.237 189.636 58.314 71,18 49.399 35,23 Từ lãi 66.819 120.361 166.859 53.542 80,13 46.498 38,63 Ngoài lãi 15.104 19.876 22.777 4.772 31,59 2.901 14,60 Lợi nhuận 41.564 69.649 103.804 28.085 67,68 34.155 48,94
3.3.1.1 Thu nhập của Eximbank.Tây Đô
Thông tư 07/2010/TT-NHNN ngày 26/02/2010 và Thông tư 12/2010/TT-
NHNN ngày 14/04/2010, NHNN đã chính thức gỡ bỏ lãi suất trần trong cho vay đồng thời cho phép các NHTM được thỏa thuận lãi suất cho vay với khách hàng trên cơ sở quan hệ cung – cầu đã làm cho hoạt động cho vay của chi
nhánh trở nên sôi nổi hơn. Đặc biệt là, năm 2011 thu nhập của Eximbank.Tây
Đô tăng 86.399 triệuđồng so với năm 2010, trong đó chủ yếu là do sự tăng lên về thu nhập từ lãi, tăng 82.709 triệu đồng và thu nhập ngoài lãi tăng 3.690
triệu đồng, ngoài tác động của chính sách lãi suất thỏa thuận thì mục tiêu tăng trưởng tín dụng lành mạnh, lựa chọn khách hàng uy tín, có nguồn trả nợ tốt
làm chi nhánh đạt được tăng trưởng mạnh trong thu nhập. Bên cạch đó, hoạt động cung cấp dịch vụ của chi nhánh ngày càng tăng và tốt hơn làm cho
nguồn thu nhập ngoài lãi cũng không ngừng tăng lên.
Mặc dù năm 2012 là năm đầy sóng gió mà hệ thống ngân hàng, hoạt động cho vay hay triển khai các gói vay doanh nghiệp vẫn còn đang khó khăn
và có phần bị hạn chế hơn, các gói vay cá nhân cũng vì vậy mà hạn chế hơn.
Tuy nhiên, chi nhánh vẫn gặt hái được nhiều thành công khi thu nhập từ lãi
tăng 77.376 triệu đồng, thu nhập ngoài lãi tăng 6.178 triệu đồng. Để tạo được
sự tăng lên về thu nhập trong năm 2012 là do chi nhánh luôn áp dụng đúng đắn và triển khai chính sách từ HSC phù hợp hơn với địa bàn. Đồng thơi, lãi suất cho vay năm 2011 được đẩy lên cao tới 22,5% làm cho thu nhập của chi nhánh năm 2012 cũng được đội lên cao. Ngoài ra, tỷ trọng thu nhập theo thu nhập từ lãi và ngoài lãi của chi nhánh có sự dịch chuyển qua 3 năm, tỷ trọng
thu nhập ngoài lãi tăng liên tục qua 3 năm, cho thấy chi nhánh đang dần chú
trọngđầu tư vào sản phẩm dịch vụ cho khách hàng ngày càng tốt và nhiều tiện
ích, nhằm thu lại lợi nhuận ít rủi ro cho chi nhánh đồng thời phân tán rủi ro từ
hoạt động cho vay đối với khách hàng. 3.3.1.2 Chi phí của Eximbank.Tây Đô
Đi cùng với hoạt động cho vay sôi nổi là vấn đề chạy đua trong lãi suất huy động với lãi suất cạnh tranh nhau giữa các chi nhánh để thu hút mạnh
nguồn vốn huy động. Năm 2011, lãi suất huy động của chi nhánh lên đến
18%/năm đối với kì hạn ngắn, và lãi suất lên gần 20%/ đối với kì hạn trung-