Kinh tế Việt Nam
Năm 2010, khủng hoảng kinh tế kéo dài, lạm phát năm 2010 là 11,75%, tăng cao rõ rệt so với các năm trước đã đưa nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng suy thoái, các doanh nghiệp hàng loạt phá sản. Hai năm liên tiếp 2010- 2011, thị trường giá cả đầy biến động với CPI lên tới gần 20% năm 2011, đã buộc Nhà nước phải chuyển trọng tâm chính sách từ ưu tiên tăng trưởng kinh
tế sang ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát thông qua biện pháp
nêu trong Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP và Nghị quyết số 01/2012/NQ-CP. Trọng tâm của chính sách kiềm chế lạm phát là thắt chặt chính sách tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô đi đôi với kiểm soát chặt chẽ thị trường và giá cả.Ước tính đến năm 2012, có hơn 48.473 doanh nghiệp ngừng hoạt động và phá sản và nhiều doanh nghiệp khách đang gặp khó khăn về tiếp cận nguồn vốn mới trong khi hàng tồn kho chưa được giải quyết.
Trong bối cảnh chung của nền kinh tế, khi mà giá cả hàng hóa tăng liên
tục từ năm 2010-2012 đã làm cho người dân có sự dè dặt trong tiêu dùng chi tiêu hàng ngày, mua sắm vật dụng trong nhà hay những nhu cầu khác cũng bị
hạn chế. Bên cạnh đó, các kênh đầu tư béo bở như vàng liên tục tăng giá làm
người dân đổ xô mua vàng, dữ trữ vàng trong dân tăng ảnh hướng tới lạm phát
giá cả, tỷ giá liên tục tăng gây khó khăn cho các công ty xuất nhập khẩu, thị trường BĐS tiếp tục đóng băng, các sự án đầu tư bị trì trệ v.v… Làm sao để
yt – y0 y0
đẩy mạnh tiêu dùng, tái sản xuất kinh doanh cũng như đẩy nền kinh tế đi lên trong thời gian tới đang là bài toán khó đối với lãnh đạo nhà nước nói chung và các NHTM nói riêng. Chính sự khó khăn của nền kinh tế đã và đang vừa là
cơ hội vừa là thách thức lớn đối với các NHTM hiện nay. Kinh tế TP.CT
TP.CT được coi là trung tâm của ĐB.SCL. Chính vì thế, TP.CT luôn có
tốc độ phát triển kinh tế khá ấn tượng. Năm 2011, tốc độ phát triển kinh tế đạt
14,64%, thu nhập bình quân đầu ngườiđạt 2.346 USD, có thể thấy thu nhập
của người dân trên địa bàn TP.CT khá cao và đời sống người dân ngày càng
được nâng cao.
Tiếp đến năm 2012, là năm chịu ảnh hưởng năng nề của kinh tế khi mà giá cả hàng hóa kiên tục biến động, tỷ giá ngoại tệ không ngừng tăng lên, đồng
thời giá vàng đang sốt trên thị trường cũng làm cho người dân trên địa bàn đổ xô đầu tư, chính sự mất ổn định này đang là hồi chuông cảnh báo cho những
nhà lãnh đạo của TP.CT nói riêng và buộc nhà nước phải đưa ra những chính
sách mạnh tay hơn để ổn định kinh tế vĩ mô nói chung nhằm giúp ổn định giá
cả tiêu dùng giúp cho doanh nghiệp an tâm sản xuất, bình ổn tâm lý người
dân. Qua một năm biến động 2012, tốc độ phát tiển kinh tế của TP.CT đạt
10,3% có phần giảm hơn so với năm 2012, nhưng vẫn cao nhất trong 5 TP
trực thuộc TW.Đây là mức tăng trưởng khá cao và hợp lý trong điều kiện sản
xuất khó khăn và tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.