2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU(8)2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả 2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tổng hợp số liệu từ các báo cáo tài chính và phản ánh các thực trạng về thực trạng cho vay đối với
khách hàng cá nhân tại Eximbank.Tây Đô qua số liệu được chi nhánh cung
cấp.
2.4.2 Phương pháp so sánh
So sánh tuyệt đối: là phép trừ giữa trị số của kì so sánh và trị số của kì
cơ sở. Phương pháp so sánh này nhằm so sánh quy mô tăng giảm của chỉ tiêu của năm nghiên cứu so với năm gốc.
y = yt – y0
Trong đó: y0: chỉ tiêu năm gốc
yt: chỉ tiêu năm nghiên cứu
y: là phần chênh lệch của chỉ tiêu
So sánh tương đối: là phép chia giữa chênh lệch trị số của kì so sánh với
kì cơ sở và và trị số của kì cơ sở. Chỉ tiêu này thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
(8)
28
Trong đó:
y0: chỉ tiêu năm gốc.
yt: chỉ tiêu năm nghiên cứu. y: tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu.
So sánh tỷ trọng: là tỷ lệ (%) của giá trị a so với tổng thể chứa a. Chỉ tiêu so sánh này thể hiện giá trị a chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng thể.
2.5 KHÁI QUÁT XU HƯỚNG MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN HÀNG CÁ NHÂN
2.5.1 Bối cảnh chung của nền kinh tế
Kinh tế Việt Nam
Năm 2010, khủng hoảng kinh tế kéo dài, lạm phát năm 2010 là 11,75%, tăng cao rõ rệt so với các năm trước đã đưa nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng suy thoái, các doanh nghiệp hàng loạt phá sản. Hai năm liên tiếp 2010- 2011, thị trường giá cả đầy biến động với CPI lên tới gần 20% năm 2011, đã buộc Nhà nước phải chuyển trọng tâm chính sách từ ưu tiên tăng trưởng kinh
tế sang ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát thông qua biện pháp
nêu trong Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP và Nghị quyết số 01/2012/NQ-CP. Trọng tâm của chính sách kiềm chế lạm phát là thắt chặt chính sách tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô đi đôi với kiểm soát chặt chẽ thị trường và giá cả.Ước tính đến năm 2012, có hơn 48.473 doanh nghiệp ngừng hoạt động và phá sản và nhiều doanh nghiệp khách đang gặp khó khăn về tiếp cận nguồn vốn mới trong khi hàng tồn kho chưa được giải quyết.
Trong bối cảnh chung của nền kinh tế, khi mà giá cả hàng hóa tăng liên
tục từ năm 2010-2012 đã làm cho người dân có sự dè dặt trong tiêu dùng chi tiêu hàng ngày, mua sắm vật dụng trong nhà hay những nhu cầu khác cũng bị
hạn chế. Bên cạnh đó, các kênh đầu tư béo bở như vàng liên tục tăng giá làm
người dân đổ xô mua vàng, dữ trữ vàng trong dân tăng ảnh hướng tới lạm phát
giá cả, tỷ giá liên tục tăng gây khó khăn cho các công ty xuất nhập khẩu, thị trường BĐS tiếp tục đóng băng, các sự án đầu tư bị trì trệ v.v… Làm sao để
yt – y0 y0
đẩy mạnh tiêu dùng, tái sản xuất kinh doanh cũng như đẩy nền kinh tế đi lên trong thời gian tới đang là bài toán khó đối với lãnh đạo nhà nước nói chung và các NHTM nói riêng. Chính sự khó khăn của nền kinh tế đã và đang vừa là
cơ hội vừa là thách thức lớn đối với các NHTM hiện nay. Kinh tế TP.CT
TP.CT được coi là trung tâm của ĐB.SCL. Chính vì thế, TP.CT luôn có
tốc độ phát triển kinh tế khá ấn tượng. Năm 2011, tốc độ phát triển kinh tế đạt
14,64%, thu nhập bình quân đầu ngườiđạt 2.346 USD, có thể thấy thu nhập
của người dân trên địa bàn TP.CT khá cao và đời sống người dân ngày càng
được nâng cao.
Tiếp đến năm 2012, là năm chịu ảnh hưởng năng nề của kinh tế khi mà giá cả hàng hóa kiên tục biến động, tỷ giá ngoại tệ không ngừng tăng lên, đồng
thời giá vàng đang sốt trên thị trường cũng làm cho người dân trên địa bàn đổ xô đầu tư, chính sự mất ổn định này đang là hồi chuông cảnh báo cho những
nhà lãnh đạo của TP.CT nói riêng và buộc nhà nước phải đưa ra những chính
sách mạnh tay hơn để ổn định kinh tế vĩ mô nói chung nhằm giúp ổn định giá
cả tiêu dùng giúp cho doanh nghiệp an tâm sản xuất, bình ổn tâm lý người
dân. Qua một năm biến động 2012, tốc độ phát tiển kinh tế của TP.CT đạt
10,3% có phần giảm hơn so với năm 2012, nhưng vẫn cao nhất trong 5 TP
trực thuộc TW.Đây là mức tăng trưởng khá cao và hợp lý trong điều kiện sản
xuất khó khăn và tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
2.5.2 Tầm quan trọng của cho vay khách hàng cá nhân
Cá nhân luôn chiếm phần lớn trong thành phần kinh tế, chính vì thế phát triển cho vay đối với khách hàng cá nhân là một trong những phân khúc phát
triển mang tính hiệu quả và đảm bảo được độ an toàn cao cho các ngân hàng
thương mại hiện nay.
Ngoài ra, phát triển cho vay đối với khách hàng cá nhân còn nhằm giảm lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế, đặc biệt là lượng tiền mặt của tầng lớp
dân cư dùng để tiêu dùng, mua sắm, làm giảm áp lực lạm phát góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Cung ứng nguồn vốn chocá nhân đặc biệt là trong lĩnh vực tiêu dùng sẽ
làm kích cầu nền kinh tế, làm cho sản xuất tiêu thụ hàng hóa được lưu thông,
kích thích sản xuất phát triển , nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế các doanh nghiệp
30
phá sản ngày càng tăng thì cho vay đối với khách hàng cá nhân chính là bước đi khôn ngoan để tháo gỡ được sự tồn đọng vốn của ngân hàng. Khách hàng cá nhân ít chịu tác động khó khăn của nền kinh tế, có nguồn thu ổn định. Lượng
lớn khách hàng cá nhân chưa tiếp cận được với những sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đi sâu vào phát triển cho vay đối với khách hàng cá nhân đồng thời
phát triển dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho
ngân hàng.
Cho vay khách hàng cá nhân còn nhằm ổn định xã hội, làm giảm vấn nạn
vay nặng lãi của các tổ chức phi tài chính, giúp người dân dần tiếp cận được
với nguồn vốn giá rẻ, giảm bớt áp lực trả lãi vay.
Tóm lại, cho vay khách hàng cá nhân không chỉ làm tăng tính an toàn
vốn cho ngân hàng, tạo nguồn lợi nhuận cho ngân hàng mà nó còn góp phần
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỐ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
3.1 GIỚI SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam được
thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt
Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương
mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.
Ngày 17/01/1990, Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số
11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam
Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank.
Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn
nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam với số vốn chủ sở hữu đạt
gần 16.000 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động
rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và 207 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc và đã thiết lập quan hệ đại lý
với 869 Ngân hàng tại 84 quốc gia trên thế giới.
3.1.2 Thành tựu đạt được của Eximbank
Tự hào là một trong những ngân hàng có uy tín và chất lượng hàng đầu
tại Việt Nam, Eximbank đã và đang tận dụng mọi nguồn lực sẵn có đồng thời
phát huy những lợi thế của mình.
Là thương hiệu uy tín, chất lượng với gần 24 năm phát triển vững mạnh
bởi ưu thế vượt trội từ nhiều sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực tài trợ thương
mại, kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế trên thị trường hiện nay.
Cùng với sự đa dạng về sản phẩm, ưu thế, Eximbank còn được khẳng định bởi nhiều tiện ích khác đi kèm như phí dịch vụ rẻ, thủ tục nhanh chóng
32
Vốn điều lệ hiện nay của Eximbank đạt con số 13.554 tỷ đồng, vươn lên
trở thành ngân hàng đứng đầu về quy mô vốn chủ sở hữu trong hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.
Ngân hàng là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tham gia vào hệ thống thanh toán bù trừ điện tử của Ngân hàng Nhà nước và là một trong ba ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được hai tổ chức thẻ hàng đầu
trên thế giới là MasterCard, Visa công nhận là thành viên và đã nhận được
nhiều đánh giá tích cực từ phía hai tổ chức này.
Ngân hàng là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được chọn tham
gia “ Hệ thống thanh toán và hiện đại hóa ngân hàng” do Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam tổ chức với sự tài trợ của Ngân hàng thế giới;
Eximbank luôn vinh dự nhận được nhiều bằng khen, giải thưởng của các
tổ chức, ngân hàng, tạp chí trong và ngoài nước như: Services Quality Award,
Topten sản phẩm dịch vụ uy tín chất lượng, chất lượng thanh toán quốc tế xuất
sắc v.v …
Ngân hàng vừa được Tạp chí The Banker bình chọn vào top 1.000 NH lớn nhất thế giới, đồng thời là NH duy nhất tại VN và khu vực Đông Nam Á lọt vào top 25 NH có tốc độ tăng trưởng tài sản cao nhất.
3.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY ĐÔ
3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 2003, chi nhánh cấp 2 trực thuộc Eximbank chi nhánh Cần Thơ được thánh lập với tên gọi là Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
chi nhánh Cái Khế, gọi tắt là Eximbank chi nhánh Cái Khế. Đến ngày 30/04/2006, Eximbank chi nhánh Cái Khế chính thức hoạt động độc lập riêng lẻ với Eximbank chi nhánh Cần Thơ. Ngày 04/12/ 2009, Eximbank chi nhánh Cái Khế chính thức đổi tên thành Eximbank chi nhánh Tây Đô. Trụ sở của Eximbank chi nhánh Tây Đô đặt tại địa chỉ: lô P+R Trần Văn Khéo, phường
Cái khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ (TP.CT). Các phòng giao dịch
(PGD) thuộc Eximbank Tây Đô: PGD An Nghiệp (174 Trần Hưng Đạo, phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều, TP.CT), PGD Bình Thủy (388 CMT8, phường An Thới, quận Bình Thủy, TP.CT), PGD Hưng Lợi (221A đường 3/2 phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP.CT), PGD Thốt Nốt (586 quốc lộ 91
19
3.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Hình 3.1: Sơđồ cơ cấu tổ chức của Eximbank.Tây Đô
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG GIAO DỊCH TRỰC THUỘC PHÒNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG PHÒNG NGÂN QUỸ PHÒNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP PGD HƯNG LỢI PGD AN NGHIỆP PGD BÌNH THỦY PGD THỐT NỐT CÁC BỘ PHẬN TRỰC THUỘC NHƯ BỘ PHẬN FO, MO, BO, BỘ PHẬN THẺ, KINH DOANH VÀNG CÁC BỘ PHẬN TRỰC THUỘC NHƯ BỘ PHẬN DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG, KẾ TOÁN TỔNG HỢP CÁC BỘ PHẬN TRỰC THUỘC NHƯ BỘ PHẬN
FO, MO, BO, THANH TOÁN
Chức năng của các phòng ban:
Giám đốc
Đại diện pháp nhân của Ngânhàng Eximbank Chi nhánh Tây Đô.
Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Chi nhánh và việc chi tiêu tài chính, trích lập quỹ theo quy định của Nhà nước, của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.
Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ và kế hoạch
kinh doanh.
Chịu trách nhiệm toàn diện về tài sản, vốn, tổ chức và điều hành cán bộ
của Chi nhánh.
Quyết định chương trình, kế hoạch hoạt động và công tác của Chi
nhánh.
Quyết định đầu tư cho vay, bảo lãnh trong tổng giới hạn được Tổng giám đốc ủy quyền.
Ký kết các văn bản tín dụng, tiền tệ trong phạm vi hoạt động của Chi
nhánh.
Xây dựng các chỉ tiêu hoạt động cho Chi nhánh.
Tổ chức nghiên cứu, học tập và hướng dẫn thi hành các chế độ, thể lệ
nhiệm vụ của Ngân hàng. Phó giám đốc
Giúp Giám đốc chỉ đạo và điều hành một số lĩnh vực công tác.
Tham mưu cho Giám đốc trong việc chuẩn bị, xây dựng và quyết định
về chương trình công tác, kế hoạch kinh doanh và các phương hướng hoạt động.
Thay mặt Giám đốc giải quyết và ký các văn bản thuộc lĩnh vực được
phân công.
Điều hành mọi công tác của Chi nhánh lúc Giám đốc vắng mặt và có sự ủy quyền chính thức của Giám đốc.
Phòng hành chính nhân sự
Có chức năng và nhiệm vụ sau:
Chịu trách nhiệm quản lí toàn bộ hoạt động có liên quan đến tổ chức,
bố trí, sắp xếp nhân sự giữa các phòng ban cho phù hợp.
Quản lí tiền lương và thực hiện nộp các khoản bảo hiểm cho cán bộ
công nhân viên.
Bố trí lịch công tác cho Ngân hàng,…
Bố trí, sắp xếp trực nhật, công tác hậu cần, thực hiện tuần tra canh gác
21
Thực hiện mua sắm tài sản, công cụ lao động, trang thiết bị và phương
tiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại chi
nhánh.
Phòng dịch vụ khách hàng
Thực hiện công tác kế toán giao dịch, kế toán tài vụ và kế toán tập
trung, thống kê kế hoạch,…
Phòng ngân quỹ
Thực hiện các nhiệm vụ: Thu chi Việt Nam đồng (VNĐ) và ngoại tệ,
công tác tiết kiệm, công tác chuyển ngân và lưu kho,…
Trả tiền cho khách hàng (rút tiền gửi, giải ngân, thanh toán séc du lịch,
thanh toán các khoản chi phí, ngân phiếu) theo chứng từ đã được phòng nghiệp vụ kiểm tra và Giám đốc phê duyệt và các khoản chi phí khác.
Thực hiện lưu giữ các giấy tờ có giá do khách hàng cầm cố, thế chấp.
Phòng khách hàng doanh nghiệp
Xây dựng khách hàng mới
Thực hiện các khoản cho vay, thu nợ đối với khách hàng doanh nghiệp.
Thực hiện chức năng kinh doanh ngoại tệ và vàng với khách hàng doanh nghiệp theo quy định quản lý ngoại hối. Thực hiện các nghiệp vụ bảo
lãnh hàng hóa trả chậm, trả ngay.
Phối hợp các phòng ban, Hội sở trong việc xây dựng, đề xuất về chiến lược mở rộng, đa dạng hóa các dịch vụ.
Phòng khách hàng cá nhân
Thực hiện công tác quản lí, điều hành hoạt động kinh doanh đối với
khách hàng cá nhân trong toàn hệ thống.
Chịu trách nhiệm liên quan đến mảng tín dụng cá nhân, tổ chức tiếp thị,
trực tiếp giao dịch khách hàng phát triển nghiệp vụ huy động, thực hiện các
dịch vụ thanh toán chuyển tiền, kiều hối.