. sáng tạo của GV trong việc làm và sử dụng đồ dùng DH
3.1.5. Phối hợp PP thực nghiệm và các phương pháp nhận thức khác trong DHVL
Để thực hiện mỗi giai đoạn của PPTN, đòi hỏi phải có sự suy nghĩ sáng tạo và có kĩ năng, kĩ xảo về nhiều mặt. Chính vì vậy người GV phải tùy theo nội dung của mỗi kiến thức, tùy theo trình độ của HS, tùy theo trình độ trang bị ở trường THPT mà vận dụng linh hoạt các mức độ sử dụng phương pháp này.
Bên cạnh đó, GV cũng cần cân nhắc thời gian dành cho mỗi bài học. Trong mỗi bài học cụ thể, GV cần phải tính toán đến khả năng HS có thể thực hiện giai đoạn nào, ở mức độ thành công nhất và tập trung khai thác rèn luyện khả năng cho họ ở mặt đó. Trong DH các định luật vật lý theo PPTN có hai trường hợp đáng lưu ý sau đây:
Có những định luật vật lý thực nghiệm nhưng việc suy luận quá phức tạp hoặc những thí nghiệm quá tinh vi, không có điều kiện thực hiện ở trường THPT, GV có thể dùng PP kể chuyện lịch sử để cho HS biết cách giải quyết của các nhà bác học.
Có những định luật trong lịch sử được phát minh bằng con đường thực nghiệm, nhưng ngày nay có thể coi như hệ quả của một định luật, một lý thuyết khái quát hơn. Những suy luận này HS có thể hiểu được… Bởi vậy, để rèn luyện khả năng suy luận sắc bén cũng như giảm bớt khó khăn về tổ chức thực hiện các thí nghiệm phức tạp cho nên
không dạy học những định luật đó hoàn toàn theo PPTN mà chỉ sử dụng một yếu tố của PPTN là làm thí nghiệm kiểm tra minh họa kết luận thu được bằng suy luận lý thuyết. Trong khi áp dụng PPTN, thường phối hợp với các PPNT khác như phương pháp phân tích- tổng hợp, phương pháp quy nạp- diễn dịch. Chẳng hạn: ngay trong khi xây dựng giả thuyết đã phải dùng phương pháp phân tích- tổng hợp, khi xử lý các kết quả thí nghiệm phải dùng phương pháp quy nạp- diễn dịch…