Sử dụng CNTT (Microsoft Power Point )

Một phần của tài liệu áp dụng một số phương pháp nhận thức khoa học nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh khi giảng dạy phần quang học, vật lý 12 nâng cao (Trang 36)

. sáng tạo của GV trong việc làm và sử dụng đồ dùng DH

1.7. Sử dụng CNTT (Microsoft Power Point )

1.7.1. Giới thiệu phần mềm.

a. Microsoft PowerPoint

Microsoft PowerPoint là một phần mềm thuộc nhóm Microsoft Office, có chức năng hỗ trợ việc thiết kế, soạn thảo và định dạng nội dung tài liệu, rất thuận tiện cho việc trình bày trong giảng dạy, thuyết trình...

Microsoft PowerPoint có các đặc trưng của nhóm Microsoft Office, cũng như Word, Excel: kết quả hiển thị theo cấu trúc màn hình trình chiều + Giao diện và công cụ rất thân thiện, dễ dùng và linh hoạt + Các công cụ cơ bản về Microsoft PowerPoint[ như: Text, Drawing, Picture, Chart... định dạng đối tượng...] hoàn toàn như trong Word, Excel. Việc Chuyển đổi từ Văn bản của Word sang Microsoft PowerPoint rất dễ dàng. Do vậy, việc nắm vững Word sẽ hỗ trợ công tác giảng dạy rất nhiều.

b.Violet 1.7

Phần mềm Violet 1.7 ra mắt ngày 10/5/2010, là phiên bản hoàn chỉnh các chức năng soạn thảo trình chiếu, đồng thời mở rộng chức năng Công cụ của Violet cho các phần mềm khác, ví dụ ngay trong Powerpoint cũng sẽ có Tạo bài tập trắc nghiệm, Vẽ đồ thị, Lập trình mô phỏng, v.v...

Đặc biệt Violet 1.7 sẽ bắt đầu được triển khai theo hình thức mã nguồn mở, trước mắt là sẽ mở một số module mới và chuẩn hóa các lệnh cơ bản, để giáo viên không chỉ sử dụng mà còn có thể viết thêm chức năng cho Violet. Violet 1.7 cũng hỗ trợ thêm một số lệnh giao tiếp với các hệ thống LMS để người dùng có thể phát triển dễ dàng các module E-learning theo chuẩn SCORM.

c. Adobe Presenter

Adobe Presenter giúp chuyển đổi các bài trình chiếu powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có thể câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp.

Điều khẳng định là Adobe Presenter tạo ra bài giảng điện tử tương thích với chuẩn quốc tế về eLearning là AICC, SCORM 1.2, and SCORM 2004.

Nếu dùng thêm với Adobe Connect, là phần mềm họp và học ảo, có thể tạo ra môi trường học tập mọi lúc, mọi nơi (any where, any time), trên mọi thiết bị (any devices) miễn là thiết bị có nối mạng với trình duyệt web và phần mềm Flash player là đủ.

d. Crocodile Physics

Crocodile Physics là phần mềm thí nghiệm ảo về Cơ, Quang, Điện, Sóng đang được ứng dụng rộng khắp ở các nước có nền giáo dục tiên tiến như Mỹ, Anh.

Một số tính năng nổi trội của phần mềm Crocodile Physics như có nhiều mô hình thí nghiệm mẫu, hướng dẫn sử dụng phần mềm và có các công cụ trợ giúp thiết kế thí nghiệm, bài giảng khá đầy đủ và dễ sử dụng.

1.7.2. Khả năng hỗ trợ của phần mềm vi tính nhằm tích cực hóa HĐNT của HS.

Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy phải luôn hướng vào mục tiêu đào tạo và phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, phải góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, phát triển tư duy độc lập của học sinh.

Giữa thiết bị thật và thí nghiệm ảo có sự phù hợp nhất định, đặc biệt về yêu cầu sư phạm. Những thiết bị, dụng cụ thí nghiệm căn bản có thể hỗ trợ bằng CNTT.

Các mô hình kỹ thuật, các quá trình vật lý diễn ra quá nhanh mà con người khó nhận biết kịp, nhận biết không chính xác, đầy đủ, các hiện tượng vật lý trong thế giới vi mô, các hiện tượng vật lý có thể gây nguy hiểm,… sẽ rất thích hợp với công nghệ mô phỏng.

Một số học liệu có thể kết hợp với thiết bị công nghệ hoặc được thay thế bằng tài liệu số hóa như: các mô hình, mẫu vật có kích thước, khối lượng lớn, những mô hình dễ gãy vỡ khi di chuyển hoặc lắp ráp phức tạp mất nhiều thời gian, các quá trình vật lý, các quan hệ và chuyển động phức tạp trong không gian… có thể chuyển thành bản đồ số hóa, đồ họa mô phỏng trong các phần mềm.

Một số tranh, ảnh minh họa, các bảng số liệu bằng giấy in hay vải có thể chuyển thành file đồ họa hoặc ảnh số, tạo thành bộ sưu tập trong CD-ROM hoặc dữ liệu số. Để một tiết dạy bằng bài giảng trên máy tính thành công, để công nghệ thông tin thực sự là công cụ đắc lực phục vụ cho việc dạy và học và để nâng cao chất lượng dạy và học thì đòi hỏi giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ sử dụng vi tính, phải thường xuyên cập nhật thông tin, tìm kiếm tư liệu, cập nhật các phần mềm mới hỗ trợ việc soạn giảng bằng máy tính. Giáo viên phải làm chủ công nghệ, làm chủ bài giảng và quan trọng nhất giáo viên phải có năng lực chuyên môn vững vàng bởi hiệu quả của tiết học vẫn phụ thuộc vào vai trò của người thầy. Hơn nữa CNTT chỉ là một trong những phương tiện hổ trợ cho việc đổi mới phương pháp dạy học, truyền đạt kiến thức đến học sinh chứ không phải là phương tiện duy nhất. Phương pháp dạy học ứng dụng CNTT cần có sự hổ trợ của những phương tiện nghe nhìn hiện đại ( máy vi tính, máy chiếu 3D, projetor,…

Chương 2. KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.

2.1. Hứng thú nói chung và hứng thú nhận thức. 2.1.1. Khái niệm hứng thú.

Thuật ngữ “hứng thú” đã được sử dụng khá rộng rãi trong đời sống cũng như trong khoa học giáo dục và được nhiều nhà tâm lý học tìm hiểu và nghiên cứu từ lâu. Song cho đến nay, “hứng thú” vẫn còn là vấn đề phức tạp. Vì thế, nhà tâm lý học Liên Xô (cũ) Vugôxki viết: “Đối việc nghiên cứu các vấn đề tâm lý, hầu như không có vấn đề tâm lý nào phức tạp hơn vấn đề tìm hiểu hứng thú thực sự của con người”.

Khi trả lời câu hỏi “ hứng thú là gì?” có nhiều quan niệm rất khác nhau. Sau đây là một số quan niệm về hứng thú:

Một số nhà giáo dục tư sản cho rằng:

 Hứng thú được xem như một thuộc tính bẩm sinh của con người (I.Ph.Ghec-bac).  Hứng thú có nguồn gốc sinh vật của nó (U.Giêm-xơ).

Một số quan niệm khác lại cho rằng hứng thú là một dạng nhu cầu:

 Hứng thú là đặc điểm lứa tuổi, là bản năng của nguyện vọng đòi hỏi cần được thỏa mãn.(E.K.Cla-pa-lét).

 Hứng thú là một kết cấu bao gồm nhiều nhu cầu.(S.Bui-le).

Có quan niệm lại coi hứng thú không phải là bản năng, là nhu cầu mà là:

 Hứng thú là sự biểu hiện ra bên ngoài khuynh hướng lựa chọn của con người, chú ý của con người (T.Ri-bô) ;của tư tưởng, ý định của con người (X.L.Ru-bi-Xtê-in).

 Hứng thú là một sự sáng tạo tinh thần với đối tượng mà con người tham gia vào (An-noi).

Nhìn chung, quan điểm của các nhà tâm lý học đề cập trên đây hoặc là duy tâm hoặc là phiến diện siêu hình về hứng thú. Chúng ta không thể đồng ý với những quan niệm trên vì con người không phải ai cũng có hứng thú giống nhau. Lúc mới sinh, những hứng thú tinh thần trực tiếp chưa nảy sinh; hứng thú có nguồn gốc xã hội của nó nên coi hứng thú là thuộc tính bẩm sinh là hạ thấp vai trò của giáo dục, giáo dưỡng và hoạt động có ý thức của con người. Đồng thời ta cũng không thể đồng ý khi cho rằng hứng thú là nhu cầu. Vì hứng thú khác nhu cầu ở yếu tố hấp dẫn, khoái cảm. Quan niệm này đã không tính đến phương diện cảm xúc của hứng thú. Quan điểm đồng nhất hứng thú với

chú ý cũng là sự nhầm lẫn nghiêm trọng giữa nội dung và hình thức. Vì hứng thú là một hiện tượng tâm lí được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: có thể là sự hoạt động tích cực của cá nhân, cũng có thể là sự chú ý cao độ của cá nhân đối với một đối tượng ở một thời điểm nào đó. Mặt khác, chú ý có thể hướng vào đối tượng mà ta cảm thấy không hứng thú gì, nhưng vì có ý thức về tầm quan trọng và vì sự cần thiết mà ta phải nghiên cứu đối tượng đó; chẳng hạn chú ý có chủ định.

Tóm lại, những quan điểm trên đây về hứng thú là chưa đúng, không lột tả được bản chất của hứng thú.

Khái niệm “hứng thú” không đơn giản, nó phản ánh những thái độ tồn tại một cách khách quan của nhân cách. Những thái độ này xuất hiện và chịu ảnh hưởng của những điều kiện sống và sự hoạt động của cá nhân. Đời sống xã hội là nguồn hứng thú vô tận của con người. Tất cả những gì tạo thành hứng thú đều được con người rút ra từ thực tế khách quan. Nhưng không phải mọi thứ trong thực tế đều là đối tượng của hứng thú, mà chỉ có những gì có ý nghĩa tất yếu, quan trọng, có giá trị và hấp dẫn đối với con người thì mới là đối tượng của hứng thú thôi.

Hứng thú luôn luôn mang tính chất của mối quan hệ hai mặt. Nếu cá nhân có hứng thú về một đối tượng nào đó thì có nghĩa là đối tượng cũng gây hứng thú với cá nhân. Thái độ cảm xúc đối với đối tượng là một trong những dấu hiệu không thể thiếu được của hứng thú; nhưng chỉ có những dấu hiệu cảm xúc tích cực, bền vững của cá nhân đối với đối tượng mới có thể trở thành một dấu hiệu không thể thiếu được của hứng thú. Hứng thú tạo nên ở cá nhân khát vọng tiếp cận và đi sâu vào đối tượng gây ra nó. Khát vọng này được thể hiện ở chỗ: cá nhân tập trung ý thức cao độ vào cái làm cho mình hứng thú, hướng dẫn và điều chỉnh các quá trình tâm lí (tri giác, tư duy, tưởng tượng…) theo một hướng xác định, và do đó tích cực hóahoạt động của con người phù hợp với hứng thú của nó. Chính vì vậy, khi được làm việc hợp với hứng thú của mình, dù phải vượt qua muôn vàn khó khăn người ta vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao. Hứng thú là thái độ riêng của cá nhân đối với đối tượng ý thức và được định nghĩa là cuộc sống và sự hấp dẫn về tình cảm gây ra. ( A.G. Kô-va-lép).

Tóm lại, những quan điểm vừa rồi dù dưới một hình thức nào đi nữa cũng đều phản ánh hai đặc điểm cơ bản của hứng thú:

 Đối tượng của hứng thú phải đem lại cho cá nhân sự khoái cảm đặc biệt.

Từ sự thống nhất về hai đặc điểm cơ bản này, ta có thể nói: Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa trong đời sống, vừa có khả năng đem lại cho cá nhân nỗi khoái cảm.

2.1.2. Phân loại hứng thú.

 Căn cứ vào hiệu quả của hứng thú: Chia ra làm 2 loại:

Hứng thú thụ động: Là loại hứng thú dừng lại ở ngắm nhìn, chiêm ngưỡng đốitượng gây nên hứng thú, không thể hiện mặt tích cực để nhận thức sâu sắc đốitượng hơn, làm chủ đối tượng và hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực liên quan đến đối tượng.

Hứng thú tích cực: Không chỉ chiêm ngưỡng đối tượng gây nên hứng thú mà đivào hoạt động với mục đích chiếm lĩnh được đối tượng đó. Nó là một trong những nguồn kích thích sự phát triển nhân cách, hình thành kỹ xảo, nguồn gốc của sự sáng tạo.

 Căn cứ vào nội dung đối tượng, nội dung hoạt động: chia ra làm 5 loại:

Hứng thú vật chất: Là loại hứng thú biểu hiện thành nguyện vọng (như muốn có chỗ ở đầy đủ, tiện nghi, ăn ngon, mặc đẹp…).

Hứng thú nhận thức: Ta có thể hiểu hứng thú dưới hình thức học tập như: hứng thú Vật Lý, hứng thú Triết học, hứng thú Tâm lý học…

Hứng thú lao động nghề nghiệp: Hứng thú một ngành nghề cụ thể: Hứng thú nghề sư phạm, nghề bác sĩ…

Hứng thú xã hội – chính trị

Hứng thú nghệ thuật

 Căn cứ vào khối lượng của hứng thú: Chia ra làm 2 loại:

Hứng thú rộng: bao quát nhiều lĩnh vực, nhiều mặt nhưng thường không sâu.  Hứng thú hẹp: Hứng thú với từng mặt, từng khía cạnh, lĩnh vực cụ thể.

Trong cuộc sống, cá nhân đòi hỏi phải có cả hứng thú rộng và hứng thú hẹp. Vì nếu chỉ có hứng thú hẹp thì nhân cách của cá nhân sẽ không toàn diện, song nếu chỉ có hứng thú rộng mà không có hứng thú hẹp thì sự phát triển nhân cách sẽ hời hợt, thiếu sự sâu sắc.

 Căn cứ vào tính bền vững: Chia ra làm 2 loại:

Hứng thú bền vững: thường gắn liền với năng lực cao và sự nhận thức sâu sắc nghĩa vụ và thiên hướng của mình.

Hứng thú không bền vững: thường bắt nguồn từ sự nhận thức hời hợt đối tượng hứng thú.

 Căn cứ vào chiều sâu của hứng thú: Chia ra làm 2 loại:

Hứng thú sâu sắc: thường thể hiện thái độ thận trọng, có trách nhiệm với hoạt động, công việc, mong muốn đi sâu vào đối tượng nhận thức để nắm vững đến mức hoàn hảo đối tượng của mình.

Hứng thú hời hợt bên ngoài.

 Căn cứ vào chiều hướng của hứng thú: Chia ra làm 2 loại:

Hứng thú trực tiếp: Hứng thú với bản thân quá trình hoạt động, hứng thú với quá trình nhận thức, quá trình lao động và hoạt động sáng tạo.

Hứng thú gián tiếp: Hứng thú với kết quả hoạt động.

2.1.3. Hứng thú nhận thức.

Hứng thú nhận thức được coi là sự định hướng có chọn lọc của con người vào những sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh. Sự định hướng đó được đặc trưng bởi sự thường xuyên vươn tới những tri thức mỗi ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn.

Hứng thú nhận thức có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của hoạt động nhận thức. Nó có thể rất rộng, liên quan đến việc thu nhận thông tin nói chung, việc nhận biết cái mới trong thế giới xung quanh và đi sâu vào một lĩnh vực xác định của nhận thức, vào những cơ sở lí luận, những mối liên hệ và các qui luật bản chất của nó.

Trong nhà trường, đối tượng hứng thú nhận thức của học sinh là nội dung của môn học. Ở đây, hứng thú nhận thức không chỉ là những tri thức mà là cả quá trình nắm vững tri thức đó, quá trình lĩnh hội những phương thức nhận thức cần thiết.

Các đặc trưng của hứng thú nhận thức là ở quan hệ nhận thức phức tạp đối với các đối tượng. Mối quan hệ đặc đặc trưng này được Sukina trình bày: “Quan hệ này được biểu hiện trong sự nghiên cứu sâu sắc, trong sự tìm kiếm thường xuyên và độc lập các tri thức thuộc lĩnh vực hứng thú, trong sự tiếp thu tích cực và năng động những phương thức cần thiết thuộc lĩnh vực đó, trong sự khắc phục bền bỉ những khó khăn trở ngại trên con đường nắm vững các tri thức và phương thức thu nhận chúng”.

Hạt nhân của hứng thú nhận thức là các quá trình tư duy; nhưng các quá trình hứng thú nhận thức luôn nhuốm màu cảm xúc.

Đặc điểm quan trọng của hứng thú nhận thức là ở chỗ: trung tâm của nó là nhiệm vụ nhận thức, đòi hỏi ở con người một hoạt động tìm tòi sáng tạo tích cực, chứ không phải là sự định hướng sơ đẳng vào cái mới và cái bất ngờ. Với đặc điểm trên, Sukina định nghĩa: “Hứng thú nhận thức là xu hướng có chọn lọc của nhân cách được hướng vào lĩnh vực nhận thức, vào mặt đối tượng của lĩnh vực đó và vào bản thân của quá trình nắm vững tri thức đó”.

Tóm lại, hứng thú nhận thức là một loại hứng thú đặc biệt của con người biểu hiện xu thế muốn đi sâu vào bản chất của những sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Nó được đặc trưng bởi sự say mê, ham thích và cố gắng cao độ trong quá trình lĩnh hội, tích lũy tri thức của xã hội loài người, làm phong phú thêm lên vốn kinh nghiệm, sự hiểu biết và phương thức tìm kiếm những tri thức đó.

2.1.4. Vai trò của hứng thú nhận thức.

 Đối với hoạt động nói chung:

Trong quá trình hoạt động của con người, cùng với nhu cầu, hứng thú kích thích hoạt động, làm cho con người say mê hoạt động, đem lại hiệu quả cao. Hứng thú hình

Một phần của tài liệu áp dụng một số phương pháp nhận thức khoa học nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh khi giảng dạy phần quang học, vật lý 12 nâng cao (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)