Hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa

Một phần của tài liệu tổ chức cho học sinh hoạt động để tự lực chiếm lĩnh kiến thức khi giảng dạy chương v. dõng điện xoay chiều, vật lý 12 nâng cao (Trang 63)

8. Những chữ viết tắt trong đề tài

2.3.6. Hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa

Để tạo điều kiện cho mỗi HS có thể mở rộng, đào sâu tri thức, phát triển hứng thú và năng lực riêng của mình đồng thời có thể dần dần hƣớng HS vào những nghề nghiệp nhất định trong tƣơng lai, trong quá trình dạy học có thể tổ chức cho các em tham gia vào các hoạt động ngoại khóa một cách tự nguyện.

Mỗi HS tùy theo năng lực, hứng thú và nhu cầu của mình mà có thể tham gia vào các hoạt động ngoại khóa đƣợc tổ chức dƣới nhiều hình thức nhƣ: tổ chức ngoại khóa, câu lạc bộ khoa học, hội “các nhà khoa học trẻ”, dạ hội khoa học hay nghệ thuật...

Tác dụng của hoạt động ngoại khóa

- Tác dụng giáo dục:

Hoạt động ngoại khóa góp phần giáo dục tính tổ chức tính kế hoạch, tinh thần làm chủ và hợp tác trên cơ sở những hoạt động thực tế. Ngoại khóa đƣợc thực hiện cơ bản dựa trên sự tự nguyện, tự giác của HS cộng với sự giúp đỡ thích hợp của GV sẽ động viên cho HS hoạt động, nổ lực hết mình để giải quyết vấn đề đặt ra.

Hoạt động ngoại khóa còn làm cho quá trình dạy bộ môn thêm phong phú, đa dạng làm cho việc học tập của HS thêm hứng thú, sinh động tạo cho HS lòng hăng say, yêu công việc, đó là điều kiện để phát triển khả năng, năng lực có sẵn của HS. Qua ngoại khóa HS có điều kiện tự làm, tập đƣợc óc phát huy sáng tạo, tự tin ở mình, có thể dám nghĩ, dám làm.

Hoạt động ngoại khóa góp phần củng cố, bổ sung kiến thức cho HS. Thông qua hoạt động ngoại khóa, kiến thức HS thu nhận sẽ sâu sắc hơn. Trong khi tiến hành hoạt động ngoại khóa, HS đƣợc tự mình nghiên cứu, tự mình tìm hiểu vấn đề và tranh luận với bạn bè trong sự cân nhắc kĩ càng. Chính vì thế hoạt động ngoại khóa góp phần đắc lực trong việc phát triển trí lực và khả năng sáng tạo của HS.

Vì điều kiện thời gian, trong chƣơng trình GV không thể giới thiệu hết đƣợc. Những phần này nếu đƣợc bổ sung bởi những hoạt động ngoại khóa thì kiến thức của HS sẽ đƣợc mở rộng thêm. HS có thể thu nhận kiến thức dƣới nhiều hình thức nhƣ: nhóm hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ khoa học, hội thi, hội vui...

- Tác dụng giáo dục kĩ thuật tổng hợp, định hướng nghề nghiệp:

Qua hoạt động ngoại khóa, HS đƣợc rèn luyện một số kĩ năng nhƣ: tập nghiên cứu vấn đề, thuyết minh trình bày trƣớc đám đông, tập sử dụng những dụng cụ, thiết bị thƣờng gặp trong đời sống, những máy móc đơn giản đến hiện đại. Qua đó sẽ nảy nở ở HS những tình cảm nghề nghiệp và bƣớc đầu có ý thức về nghề nghiệp mà HS sẽ chọn trong tƣơng lai.

- Hoạt động ngoại khóa là điều kiện thuận lợi để GV có thể thử nghiệm các phương pháp dạy học.

Qua hoạt động ngoại khóa GV có điều kiện tốt để thực hiện và kiểm tra các kết quả nghiên cứu của mình, do GV nắm vững khả năng, tâm lí của HS nên hiệu quả của việc thử nghiệm sẽ cao hơn.

Yêu cầu tuân thủ khi tổ chức hoạt động ngoại khóa

Để tổ chức hoạt động ngoại khóa đạt đƣợc hiệu quả cao, một mặt phải yêu cầu HS tham gia tích cực, mặt khác cần phải có sự hỗ trợ, chỉ đạo của GV cũng nhƣ sự giúp đỡ, hỗ trợ của các cơ quan văn hóa xã hội, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học...

Một phần của tài liệu tổ chức cho học sinh hoạt động để tự lực chiếm lĩnh kiến thức khi giảng dạy chương v. dõng điện xoay chiều, vật lý 12 nâng cao (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)