Hình thức thảo luận nhóm

Một phần của tài liệu tổ chức cho học sinh hoạt động để tự lực chiếm lĩnh kiến thức khi giảng dạy chương v. dõng điện xoay chiều, vật lý 12 nâng cao (Trang 57)

8. Những chữ viết tắt trong đề tài

2.3.3. Hình thức thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm trong dạy học càng đƣợc quan tâm, nghiên cứu và phát triển. a. Khái niệm

Thảo luận là hình thức dạy học trong đó HS cùng nhau trao đổi để chia sẽ kinh nghiệm, ý kiến hay để đi đến thống nhất một vấn đề nào đó.

b. Tác dụng

Thảo luận có tác dụng làm cho các em trong lớp có cơ hội tham gia ý kiến, phát huy đƣợc tính chủ động của mình; khuyến khích những em nhút nhát, những em không dám phát biểu chổ đông ngƣời cũng có cơ hội nói lên suy nghĩ của mình trong nhóm nhỏ hơn. Thảo luận giúp HS chia sẽ ý kiến và kinh nghiệm; tạo điều kiện để các em học hỏi lẫn nhau theo quan điểm “Học thầy không tày học bạn”, hình thành và phát triển cho HS khả năng hợp tác. Bên cạnh đó, thảo luận còn giúp HS cũng cố, đào sâu tri thức mới đƣợc học hay làm sáng tỏ điều thắc mắc.

c. Các hình thức

Thảo luận trong dạy học có thể tổ chức với các hình thức: Thảo luận lớp và thảo luận theo nhóm nhỏ.

Hình thức thảo luận lớp:

- Thảo luận lớp là hình thức tổ chức điều khiển cho HS cả lớp tra đổi ý kiến về nội dung học tập qua đó đạt đƣợc mục tiêu dạy học.

- Ƣu điểm và nhƣợc điểm của thảo luận lớp: + Điểm mạnh:

Giúp hình thành các tri thức lí luận, tri thức về giá trị, cảm xúc và hiểu biết ở HS một cách hệ thống.

HS học đƣợc cách suy nghĩ và thể hiện khả năng vận dụng hiểu biết từ nhiều nguồn thông tin khác nhau để trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ nói của mình.

Tạo động cơ kích thích HS cả lớp tham gia học tập.

Tạo thái độ bình dẳng và thân thiện giữa GV-HS và HS-GV.

Giúp GV có nhiều cơ hội hiểu biết, đánh giá kiến thức, kinh nghiệm và tƣ duy của HS, đồng thời tạo cơ hội cho HS hiểu biết, đánh giá bản thân và các bạn trong lớp.

+ Hạn chế:

Tuy nhiên việc tổ chức thảo luận nhóm cũng có những hạn chế trong những trƣờng hợp nhƣ: Muốn cung cấp cho HS khối lƣợng kiến thức nhiều trong klhoangr thời gian ngắn. Khi các chủ đề của nội dung dạy học đã rõ ràng và đơn giản.

Khi số lƣợng HS quá đông, GV khó khăn quản lí lớp qua thảo luận. Khi HS có thói quen thụ động, ỷ lại.

- Khi tổ chức cho HS thảo luận trên lớp, cần thực hiện các bƣớc sau: + Bƣớc chuản bị

Xây dựng kế hoạch, qua đó giúp HS ý thức đƣợc mục tiêu, yêu cầu, nội dung của vấn đề cần thảo luận, các nguồn tài liệu chính, phƣơng pháp tiến hành, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của tập thể cũng nhƣ của cá nhân. Cho HS thời gian chuẩn bị, kiểm tra chuẩn bị của các em.

+ Bƣớc tiến hành thảo luận

GV điều khiển hoặc bồi dƣỡng để HS tự điều khiển buổi thảo luận trên lớp cho có thể lôi cuốn, động viên, khuyến khích đƣợc tất cả các HS cùng tham gia trao đổi, thảo luận có nhiều công việc cần tiến hành khi tổ chức cho HS thảo luận trên lớp nhƣ:

Bố trí chổ ngồi sao cho các HS nhìn rõ nhau là tốt nhất.

Khởi động thảo luận bằng cách nêu các sự kiện có liên quan đến chủ đề thảo luận và đƣa ra những câu hỏi dẫn dắt HS vào cuộc thảo luận; tạo ra sự bất đồng ý kiến giữa các thành viên trong lớp để thu hút các em vào cuộc thảo luận; tạo ra tình huống có vấn đề.

Dẫn dắt HS tham gia thảo luận. - Bƣớc tổng kết

Tổng kết những ý kiến phát biểu; nêu lên một cách súc tích và có hệ thống những ý kiến thống nhất và những ý kiến chƣa thống nhất; góp ý về các ý kiến chƣa thống nhất và bổ sung thêm những ý kiến cần thiết; đánh giá các ý kiến phát biểu, nhận xét ý thức tinh thần làm việc của tập thể lớp, cá nhân.

- Vai trò của ngƣời điều khiển và cách đẫn dắt buổi thảo luận:

Việc tổ chức thảo luận lớp có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của ngƣời điều khiển, ngƣời điều khiển có thể là trọng tài phân xử ý kiến của các HS, cũng có thể là ngƣời định hƣớng, dẫn dắt HS khám phá và phát hiện những điều mới trong các ý kiến khác nhau với mình. Sự thành công của cuộc thảo luận phụ thuộc rất nhiều vào thái độ và nghệ thuận dẫn dắt của ngƣời điều khiển.

+ Nghệ thuật dẫn dắt thảo luận

Hai yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc thảo luận đó là: Nghệ thuật sử dụng câu hỏi và kĩ năng sử dụng phƣơng pháp hai cột. Trong đó:

Câu hỏi đƣợc coi là phƣơng tiện trong việc điều khiển thảo luận, câu hỏi đƣợc dùng để định hƣớng, dẫn dắt HS trong quá trình thảo luận thƣờng sử dụng câu hỏi gợi mở. Các câu hỏi nên dựa vào thực tế, vốn kinh nghhieemj đã có của HS. Tránh sử dụng những câu hỏi hàm ý mỉa mai, xúc phạm ngƣời trả lời khi họ trả lời chƣa đúng. Trong nhiều trƣờng hợp có thể chuyển giao quan hệ GC-HS sang HS-HS.

Trong những trƣờng hợp xuất hiện những ý kiến khác nhau, thậm chí đối kháng nhau giữa hai hay nhiều nhóm, cách tốt nhất cho ngƣời điều khiển là sử dụng phƣơng pháp 2 cột: Ngƣời điều khiển kẻ lên bảng 2 cột, cột các ý kiến tán thành và cột các ý kiến không tán thành, nhiệm vụ của ngƣời điều khiển là hiểu và ghi tóm tắt ý kiến của từng nhóm đƣa ra.

Ngƣời điều khiển cũng có thể ghi tóm tắt tất cả các ý kiến thành một cột lên bảng, khi không còn ý kiến mục thảo luận sẽ đƣợc chuyển sang mục nhận xét.

+ Nghệ thuật biểu hiện thái độ của ngƣời điều khiển

Ngƣời điều khiển cần có thái độ trân trọng các thành viên và ý kiến của họ trong tổ chức thảo luận bằng sự lắng nghe và chia sẽ khi các thành viên khác trả lời hoặc đặt câu hỏi để khuyến khích HS tham gia thảo luận, xoá bỏ những cản trở về tâm lý của HS, ngƣời điều khiển nên biết thể hiện thái độ của mình chẳng hạn ánh mắt thân thiện, gật đầu tán thƣởng, đến ngƣời trả lời và sử dụng nhiều câu khích lệ, động viên. Lời nói mạnh mẽ, hùng hồn thể hiện sự quan tâm, nhiệt tình trao đổi.

* Thảo luận theo nhóm nhỏ

Dạy học theo nhóm nhỏ là một trong những hƣớng đổi mới tích cực trong nhà trƣờng hiện nay. Có nhiều hình thức tổ chức hoạt động học tập theo nhóm nhỏ, một trong số đó là thảo luận theo nhóm nhỏ trên lớp.

Thảo luận theo nhóm nhỏ trên lớp là sự phát triển của thảo luận lớp. Hình thức này đang đƣợc áp dụng phổ biến trong quá trình dạy học.

- Thảo luận theo nhóm nhỏ trên lớp là hình thức dạy học trong đó HS đƣợc chia thành từng nhóm nhỏ (khoảng 3 đến 6 HS) cùng nhau làm việc và cùng thảo luận về một chủ đề, nhiệm vụ hoặc một tình huống học tập nào đó.

- Thảo luận lớp theo nhóm nhỏ có ƣu thế hơn thảo luận lớp, tuy nhiên cũng có những hạn chế.

+Ƣu điểm

Tăng cƣờng tối đa cơ hội để HS trong lớp đƣợc làm việc và thể hiện khả năng của mình, phát huy cao tinh thần hiểu biết, học hỏi và khả năng hợp tác, thi đua giữa các thành viên trong lớp.

Không khí làm việc sôi nổi.

GV có cơ hội thu đƣợc thu đƣợc thông tin phải hồi từ HS nhiều hơn. Tăng cƣờng tính tích cực học tập của HS nhiều hơn.

+ Hạn chế

Thảo luận nhóm nhỏ cũng có những hạn chế nhất định

Các nhóm và cá nhân trong nhóm dễ bị chệch hƣớng với chủ đề ban đầu. Tốn nhiều thời gian hơn.

Hiệu quả thảo luận nhóm nhỏ phụ thuộc rất nhiều vào tinh thân tham gia của các thành viên trong nhóm, trong khi đó thì cơ hội để HS trở thành “ngƣời ngoài cuộc” cũng nhiều hơn.

Làm việc theo nhóm nhỏ gây hƣng phấn hoạt động rất cao cho các thành viên trong nhóm tuy nhiên nó cũng dễ tạo thành tình trạng mệt mõi, trì trệ.

- Các loại thảo luận

Có thể dựa vào các cơ sở khác nhau để hình thành nên nhóm học tập và thảo luận khác nhau trong quá trình học tập.

+ Dựa vào mức độ tích cực của HS có thể phân ra nhóm học truyền thống và nhóm học hợp tác.

Nhóm học đƣợc tổ chức từ trƣớc đến nay ở nhà trƣờng Việt Nam phổ biến nhất là nhóm học theo kiểu truyền thống. Tuy vậy nhóm học hợp tác đã và đang đƣợc tiếp cận dần.

Putnam (1998) đã đƣa ra những đặc điểm và yêu cầu cơ bản để phân biệt cách học hợp tác với cách họ khác:

Sự lệ thuộc tích cực (là cốt lõi của học tập hợp tác): ciệc đạt đƣợc mục tiêu của nhóm phụ thuộc vào sự hợp tác làm việc của các thành viên trong nhóm. Để có sự lệ thuộc cần: Đặt mục tiêu chung của cả nhóm, phân công công việc, phân chia tài liệu tham khảo và thông tin cho các thành viên trong nhóm, phân công các vai trò khác nhau cho HS, tặng phần thƣởng khi nhóm đạt đƣợc mục tiêu.

Trách nhiệm cá nhân: Các thành viên trong nhóm phải ý thức đƣợc trách nhiệm đóng góp của mình để hoàn thành nhiệm vụ chung của cả nhóm.

Kỹ năng giao tiếp: HS cần phải đƣợc học và thực hành các kĩ năng giao tiếp trong nhóm. Ví dụ: HS tiểu học cần đƣợc học và rèn luyện kĩ năng giao tiếp trong nhóm, cùng chia sẽ tài liệu, luân phiên nhau, động viên nhau,… còn HS trung học cần đƣợc rèn luyện các kĩ năng nhƣ học tích cực, diễn đạt những gì ngƣời khác nói bằng lời của mình, bày tỏ sự khen ngợi và giải quyết vấn đề,…

Tiếp xúc mặt đối mặt: HS đƣợc tiếp xúc trực tiếp mặt đối mặt với nhau trong lúc làm việc. Kiểm tra đánh giá và xác nhận mục tiêu: theo định kỳ, nhóm phải kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm và xác định mục tiêu của nhóm cho thời gian tới.

Điểm khác nhau giữa hai nhóm học đƣợc thể hiện qua bảng so sánh dƣới đây: Nhóm học hợp tác Nhóm học truyền thống

- Lệ thuộc tích cực - Không lệ thuộc tích cực

- Cá nhân chịu trách nhiệm - Cá nhân không trịu trách nhiệm - Các kĩ năng giao tiếp đƣợc dạy trực tiếp. - Không dạy các kĩ năng giao tiếp. - Tất cả các thành viên chịu trách nhiệm

cho sự thành công của cả nhóm.

- Mõi ngƣời chịu trách nhiệm cho sự dóng góp riêng của mình.

- Cùng nhau lãnh đạo. - Chỉ một ngƣời lãnh đạo.

- GV quan sát và cho nhận xét. - GV không tham gia vào nhóm. - Cơ hội thành công nhƣ nhau. - Tiêu chuẩn thành công giống nhau. - Nhóm đánh giá quá trình và đặt mục tiêu

sắp tới

- Không đánh giá, không đặt mục tiêu. - Một số nội dung bài học có thể dạy học hợp tác:

+ Thảo luận để đánh giá một quy trình làm việc:

Kiến thức qui trình thƣờng đƣợc cấu trúc thành các bƣớc hoặc các giai đoạn.

Để HS theo dõi tốt và tự nhận thức kiến thức qui trình, có thể ra nhiệm nhiệm vụ cho các nhóm trao đổi. Ví dụ, để biểu diễn một bài thí nghiệm, GV sẽ tuần tự thực hiện các bƣớc,

GV chuẩn bị các bản photo để phát cho các nhóm trƣớc khi làm thí nghiệm và dặn HS cách làm việc nhóm sau khi kết thúc thì nghiệm. Các bản photo có thể là:

Bản photo có thể nhiều hơn hoặc ít hơn 6 bƣớc nhƣng có vẻ hợp lý không nên quá nhiều. Bản photo có đủ 6 bƣớc nhƣng đƣợc xáo trộn thứ tự.

Các nhóm sẽ thảo luận và sắp xếp các bƣớc thí nghiệm cho đúng qui trình. Tất nhiên sẽ có một số yêu cầu khác nếu cần.

+ Trao đổi trƣớc giờ học

Một cuộc trao đổi sôi nổi vào đầu giờ học sẽ tạo cho HS một bầu không khí thuận lợi cho suốt giờ học, có nhiều cách mở đầu 1 bài học để có đƣợc không khí nhƣ vậy, song cách này là một kiểu đặc biệt với sự tham gia hào hứng của HS.

+ Thảo luận để đánh giá một quy trình làm việc:

Kiến thức quy trình đƣợc cấu trúc thành các bƣớc hoặc các giai đoạn.

Để HS theo dõi và tự nhận thức đƣợc kiến thức quy trình, có thể ra nhiệm vụ cho các nhóm trao đổi. Ví dụ, để biểu diễn một bài thí nghiệm, GV sẽ tuần tự thực hiện 6 bƣớc, GV chuẩn bị trƣớc các bản photo để phát cho các nhóm trƣớc khi làm thí nghiệm và dặn HS cách làm việc nhóm sau khi kết thúc thí nghiệm. Các bản photo có thể là:

- Bản photo có thể nhiều hoặc ít hơn 6 bƣớc nhƣng có vẻ hợp lí (không nên quá nhiều). - Bản photo có đủ 6 bƣớc nhƣng xáo trộn thứ tự.

Các nhóm sẽ thảo luận để sắp xếp các bƣớc thí nghiệm cho đúng quy trình. Tất nhiên cũng có thể thêm một số yêu cầu khác nếu cần.

+ Trao đổi trƣớc giờ học.

Một cuộc trao đổi sôi nổi đầu giờ học sẽ tạo cho HS một bầu không khí tâm lí thuận lợi cho suốt giờ học. Có nhiều cách mở đầu một bài học để có bầu không khí nhƣ vậy, song cách này là một kiểu đặc biệt, với sự tham gia hào hứng của toàn thể HS.

- Có thể cho HS trao đổi bằng sự tái hiện kiến thức cũ để làm cơ sở cho bài mới. Nhƣ vậy nhƣng các nhóm HS lại đi tìm những ví dụ thực tế trong cuộc sống hằng ngày mà những ví dụ ấy sẽ là những ứng dụng cho bài học mới.

- Có thể cho hS biết chủ đề bài học mới, các nhóm sẽ đón nhận nội dung cụ thể sẽ học hôm nay, đề xuất những yêu cầu mà các em muốn biết liên quan đến đề tài bài học mới.

Về hình thức, các nhóm có thể liệt kê theo yêu cầu, về sơ đồ suy nghĩ, vẽ hình mà các em tƣởng tƣợng. Sau đó, các ap-pích sẽ đƣợc treo lên tƣờng, lƣu lại suốt buổi học để thầy sử dụng hoặc các em sẽ trình bày vào một lúc nào đó.

Trong cách trình bày này thì những HS yếu sẽ hăng hái tham gia vào bài học, đôi khi các em có những bổ sung cho những HS khá về kiến thức thực tế của mình, những suy nghĩ đặc biệt của mình.

+ Tìm sự tƣơng ứng.

Với các nội dung này, các nhóm sẽ trao đổi, so sánh các sự kiện, ngữ nghĩa để sắp xếp lại cho đúng logic hoặc nội dung môn học.

+ Phân loại, so sánh

Việc làm này mang ý nghĩa tƣ duy cao, tìm ra sự tƣơng ứng bởi vì khi phân loại hoặc so sánh bao giờ cũng yêu cầu HS phân tích, giải thích hoặc trình bày trƣớc lớp với những lí lẽ của mình.

+ Dùng sơ đồ để tóm tắt nội dung bài học hoặc tìm ra kiến thức mới:

Muốn cho HS làm điều này thì trƣớc hết phải cho các em học và luyện tập biểu diễn một phần kiến thức bằng sơ đồ. Các nội dung học cho cách thảo luận này là: Lập sơ đồ tóm tắt nội dung của một chƣơng, một phần hoặc một bài đã học.

Một số kinh nghiệm trong tổ chức thảo luận và học tập theo nhóm nhỏ:

- Đƣa ra những yêu cầu, nhiệm vụ và hƣớng dẫn HS cách thức thảo luận và làm việc theo nhóm nhỏ.

- Chia nội dung của bài day thành những vấn đề nhỏ có nội dung liên kết với nhau. - Phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm và luân phiên các trách nhiệm đó. - Tại một thời điểm có thể giao cho nhiều nhóm nhỏ cùng thảo luận một vấn đề hoặc mỗi nhóm thảo luận một vấn đề khác nhau sau đó ghép nhóm.

- Tuân thủ quy trình thảo luận: (xác định vấn đề, xây dựng giả thuyết, chứng minh giả thuyết, đánh giá và thống nhất các giải pháp).

Một phần của tài liệu tổ chức cho học sinh hoạt động để tự lực chiếm lĩnh kiến thức khi giảng dạy chương v. dõng điện xoay chiều, vật lý 12 nâng cao (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)