8. Những chữ viết tắt trong đề tài
1.6.6. Vấn đề kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra ĐG kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả giáo dục HS. Phải cụ thể mục tiêu đào tạo thành mục tiêu, yêu cầu của từng hoạt động giáo dục, từng môn học, từng bài học, từng bài KT.
a. Mục tiêu đổi mới kiểm tra, đánh giá
Đánh giá đúng thực chất trình độ, năng lực ngƣời học; kết quả KT, thi đủ độ tin cậy để xét lên lớp, tốt nghiệp, làm một căn cứ xét tuyển sinh.
Tạo động lực đổi mới PPDH góp phần NC chất lƣợng DH.
Giảm áp lực thi cử, tạo thuận lợi và đảm bảo tốt hơn lợi ích của ngƣời học.
b. Yêu cầu kiểm tra, đánh giá
Căn cứ vào chuẩn kiến thức và kĩ năng của từng môn học ở từng lớp; yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ của HS sau mỗi lớp, mỗi giai đoạn, mỗi cấp học.
Phối hợp kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên và định kì, giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS, giữa đánh giá của nhà trƣờng và đánh giá của gia đình, cộng đồng. Đảm bảo chất lƣợng kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên, định kì:
Chính xác, khách quan, công bằng; không hình thức, “đối phó” nhƣng cũng không gây áp lực nặng nề.
Đánh giá kịp thời, có tác dụng GD và động viên HS, giúp HS sửa chữa thiếu sót. Cần có nhiều hình thức và độ phân hóa trong ĐG phải cao; chú ý hơn trong ĐG cả quá trình lĩnh hội tri thức của HS, quan tâm tới mức độ hoạt động TC, chủ động của HS trong từng tiết học, kể cả ở tiết tiếp thu tri thức mới lẫn tiết thực hành, thí nghiệm.
Đánh giá hoạt động DH không chỉ ĐG thành tích học tập của HS mà còn bao gồm ĐG quá trình DH nhằm cải tiến quá trình DH. Chú trọng kiểm tra, đánh giá hành động, tình cảm của HS: nghĩ và làm; năng lực vận dụng vào thực tiễn của HS, thể hiện qua ứng xử, giao tiếp. Cần bồi dƣỡng những PP, KT lấy thông tin phản hồi từ HS để đánh giá quá trình DH.
Đánh giá kết quả học tập của HS, thành tích học tập của HS không chỉ ĐG kết quả học tập cuối cùng mà chú ý cả quá trình DH. Tạo điều kiện cho HS cùng tham gia xác định
tiêu chí ĐG kết quả học tập. Trong đó cần chú ý: Không tập trung vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức tạp. Căn cứ vào đặc điểm của từng môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi cấp học, cần có quy định ĐG bằng điểm kết hợp với nhận xét của GV, hoặc ĐG chỉ bằng nhận xét của GV.
Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chƣơng trình, kế hoạch giảng dạy, học tập của các nhà trƣờng; tăng cƣờng đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên, định kì.
Từng bƣớc NC chất lƣợng đề KT, thi đảm bảo vừa đánh giá đƣợc đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng, vừa có khả năng phân hóa cao. Đổi mới đề ra KT 15 phút, KT 1 tiết, kiểm tra học kì theo hƣớng kiểm tra kiến thức cơ bản,
Năng lực vận dụng kiến thức của ngƣời học, phù hợp với nội dung chƣơng trình, thời gian quy định.
Áp dụng các PP phân tích hiện đại để tăng cƣờng tính tƣơng đƣơng của các đề thi. Kết hợp thật hợp lí giữa các hình thức KT, thi vấn đáp, tự luận và trắc nghiệm nhằm hạn chế lối học tủ, học vẹt, ghi nhớ máy móc; phát huy ƣu điểm và hạn chế nhƣợc điểm của mỗi hình thức.
Đa dạng hóa công cụ ĐG; sử dụng tối đa CNTT trong quy trình tổ chức kiểm tra, đánh giá.
c. Các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá
Đảm bảo tính toàn diện: Đánh giá đƣợc các mặt kiến thức, kĩ năng, năng lực, thái độ, hành vi của HS.
Đảm bảo độ tin cậy: Tính chính xác, trung thực, minh bạch, khách quan, công bằng trong ĐG, phản ánh đƣợc chất lƣợng thực của HS, của các cơ sở giáo dục.
Đảm bảo tính khả thi: Nội dung, hình thức, phƣơng tiện tổ chức kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với điều kiện HS, cơ sở giáo dục, đặc biệt là phù hợp với mục tiêu theo từng môn học. Đảm bảo yêu cầu phân hóa: Phân loại đƣợc chính xác trình độ, năng lực HS, cơ sở giáo dục. Dải phân hóa càng rộng càng tốt.
Đảm bảo hiệu quả cao: Đánh giá đƣợc tất cả các lĩnh vực cần đánh giá HS, cơ sở giáo dục, thực hiện đƣợc đầy đủ các mục tiêu đề ra; tác động TC vào quá trình DH.