Các kiểu hành động nhận thức của HS

Một phần của tài liệu tổ chức cho học sinh hoạt động để tự lực chiếm lĩnh kiến thức khi giảng dạy chương v. dõng điện xoay chiều, vật lý 12 nâng cao (Trang 35)

8. Những chữ viết tắt trong đề tài

2.1.2. Các kiểu hành động nhận thức của HS

Trong DH GV có vai trò quan trọng trong việc tổ chức định hƣớng hành động nhận thức của HS theo một chiến lƣợc DH hợp lí và có hiệu quả hơn, sao cho HS tự chủ xây dựng đƣợc kiến thức KH của mình, và do đó, đồng thời năng lực nhận thức của họ từng bƣớc đƣợc phát triển. Đó là cái đích cuối cùng và cao nhất của sự định hƣớng hành động nhận thức của HS.

Sự định hƣớng hành động nhận thức của HS trong một số tình huống học tập đòi hỏi cần phải xác định rõ:

 Vấn đề cần đƣợc giải quyết.

 Dạng hành động học thích hợp đòi hỏi HS.  Kết quả mong muốn.

 Kiểu định hƣớng hành động học dự định.

Nghiên cứu sự định hƣớng hành động nhận thức của HS trong DH, có thể phân biệt các kiểu định hƣớng khác nhau, tƣơng ứng với các mục tiêu rèn luyện khác nhau, đòi hỏi HS có các HĐNT với trình độ khác nhau. Dƣới đây giới thiệu đặc điểm của từng kiểu định hƣớng này:

Định hướng tái tạo: Đó là kiểu định hƣớng trong đó ngƣời dạy hƣớng HS vào việc huy động, áp dụng những kiến thức, cách thức hoạt động HS đã nắm đƣợc nhiệm vụ mà họ đảm nhận. Nghĩa là HS cần tái tạo những hành động đã đƣợc ngƣời dạy chỉ rõ hoặc những hành động trong các tình huống đã quen thuộc với HS. Sự định huống tái tạo lại có thể phân biệt thành hai trình độ đó là:

- Định hƣớng tái tạo từng thao tác cụ thể riêng lẻ. Ngƣời học theo dõi, thực hiện, bắt chƣớc lặp lại theo các mẫu cụ thể do ngƣời dạy chỉ ra.

- Định hƣớng tái tạo Angôrit. Ngƣời dạy chỉ ra một cách khái quát tổng thể trình tự hành động để ngƣời học tự chủ giải quyết đƣợc nhiệm vụ.

Định hướng tìm tòi: Đó là kiểu định hƣớng trong đó ngƣời dạy không chỉ ra cho HS một cách tƣờng minh các kiến thức và cách thức hoạt động HS cần áp dụng, mà ngƣời dạy chỉ đƣa ra những gợi ý sao cho HS có thể tự tìm tòi, huy động hoặc xây dựng những kiến thức và cách thức hoạt động thích hợp để giải quyết nhiệm vụ mà họ đảm nhận. Nghĩa là đòi hỏi HS tự xác định hành động thích hợp trong các tình huống không phải là đã quen thuộc với họ.

Định hướng khái quát hóa chương trình: Đó là kiểu định hƣớng các đặc điểm của hai kiểu định hƣớng nói trên trong đó trƣớc hết ngƣời dạy cần gợi ý cho HS tự tìm tòi tƣợng tự nhƣ kiểu định hƣớng tìm tòi nói trên, nhƣng chú ý HS ý thức đƣợc đƣờng lối khái quát của việc tìm tòi GQVĐ và sự định hƣớng đƣợc chƣơng trình hóa theo các bƣớc dự định hợp lí sẽ trình bày dƣới đây theo các nhu cầu từ cao đến thấp của HS: từ tổng quát, tổng thể, toàn bộ đến riêng lẻ, chi tiết, bộ phận; tự tìm tòi đến tái tạo sao cho thực hiện một cách có hiệu quả các yêu cầu cao nhất, vừa sức với HS.

Ngƣời dạy thực hiện từng bƣớc việc hƣớng dẫn HS giải quyết nhiệm vụ mà họ đảm nhận:  Sự định hƣớng ban đầu đòi hỏi HS tự lực tìm tòi GQVĐ đặt ra.

 Nếu HS không đáp ứng đƣợc thì giúp đỡ tiếp theo của GV là sự phát triển định hƣớng khái quát ban đầu (gợi ý thêm, cụ thể hóa, chi tiết hóa thêm một bƣớc) để thu hẹp hơn phạm vi, mức độ tìm tòi giải quyết cho vừa sức với HS.

 Nếu HS vẫn không đáp ứng đƣợc thì sự hƣớng dẫn của GV chuyển dần theo kiểu định hƣớng tái tạo. Khi cần thiết phải chuyển sang kiểu định hƣơng này thì trƣớc hết là sử dụng kiểu định hƣớng Angrôrit (hƣớng dẫn trình tự các hành động, thao tác hợp lí) để theo đó HS GQVĐ đã đặt ra.

 Nếu HS vẫn không đáp ứng đƣợc thì mới thực hiện sự hƣớng dẫn tái tạo đối với mỗi hành động, thao tác cụ thể, riêng biệt của trình tự hành động thao tác đó.

Nhƣ vậy, nếu xét sự định hƣớng theo các mức độ đòi hỏi khác nhau từ thấp đến cao đối với hành động đáp ứng của HS thì có thể phân biệt thành bốn kiểu định hƣớng của GV, tƣơng ứng với bốn mức độ đòi hỏi hành động của HS. Đó là:

1.Định hƣớng tái tạo thao tác cụ thể. 2.Định hƣớng tái tạo Angrorit.

3.Định hƣớng khái quát hóa chƣơng trình. 4.Định hƣớng tìm tòi phƣơng hƣớng sáng tạo.

Kiểu định hƣớng tái tạo đảm bảo hiệu quả, rèn luyện kĩ năng cho HS và tạo cơ sở cần thiết cho HS có thể thích ứng đƣợc với sự định hƣớng tìm tòi trong DH. Nhƣng nếu trong DH luôn chỉ sử dụng kiểu định hƣớng tái tạo thì không đáp ứng đƣợc yêu cầu rèn luyện tƣ duy sáng tạo của HS, và không đủ để đảm bảo cho HS chiếm lĩnh đƣợc tri thức KH sâu sắc, vững chắc và có khả năng vận dụng linh hoạt.

Kiểu định hƣớng tìm tòi nhằm rèn luyện cho HS năng lực tƣ duy sáng tạo, năng lực GQVĐ, đáp ứng mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài của sự nghiệp giáo dục. Nhƣng việc thực hiện có hiệu quả kiểu định hƣớng này thì không phải dễ dàng, nó phụ thuộc vào trình độ hiểu biết, khả năng sƣ phạm của GV, vào sự nghiên cứu để hiểu sâu sắc đối tƣợng HS và trình độ HS. Không phải bất cứ một sự gợi ý hƣớng dẫn nào của GV cũng có thể kích lệ, kích thích đƣợc hoạt động tìm tòi sáng tạo của HS và không phải bao giờ HS cũng đủ khả năng tự mình tìm tòi sáng tạo đƣợc tri thức cần học.

Kiểu định hƣớng khái quát chƣơng trình hóa là sự vận dụng phối hợp hai kiểu định hƣớng trên nhằm khai thác phát huy ƣu diểm của hai kiểu hành động đó: tạo cơ hội cho HS phát huy hành động tìm tòi sáng tạo của mình, đồng thời vẫn đảm bảo cho HS đạt tới đƣợc tri thức cần dạy.

Một phần của tài liệu tổ chức cho học sinh hoạt động để tự lực chiếm lĩnh kiến thức khi giảng dạy chương v. dõng điện xoay chiều, vật lý 12 nâng cao (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)