8. Các chữ viết tắt trong đề tài
3.2.3. Các biện pháp kích thích hứng thú học tập môn Vật lí cho HS
Việc kích thích hứng thú học tập môn Vật lí cho HS trong giảng dạy có thể diễn ra theo hai biện pháp: hoặc là nội dung của môn Vật lí chứa đựng khả năng đó, hoặc là bằng sự tổ chức hoạt động nhận thức của HS. Tuy nhiên, khi hình thành hứng thú nhận thức, mỗi biện pháp có nét đặc trưng riêng của nó; nhưng bất cứ biện pháp nào cũng không thể tách biệt độc lập.
a. Hình thành hứng thú nhận thức Vật lí qua nội dung giảng dạy:
Đối tượng đầu tiên của hứng thú nhận thức chính là kiến thức về thế giới, nên việc lựa chọn cẩn thận, chuẩn bị nội dung phong phú của giáo trình, sách giáo khoa là một khâu quan trọng. Muốn thực hiện nhiệm vụ này có 5 con đường:
Thứ nhất: lựa chon có suy nghĩ những sự kiện mới, hiện tượng ít người biết, vượt ra
khỏi trí tưởng tượng của HS và làm cho HS phải ngạc nhiên. Điều này sẽ gây hứng thú cho HS đối với nội dung nghiên cứu.
Thứ hai: giúp HS suy nghĩ kĩ, chính xác hóa những quan điểm, quan niệm trong đời
sống dưới ánh sáng của khoa học vật lí. Làm cho HS thấy được điều mới, điều bất ngờ trong những hiện tượng quen thuộc. Giúp họ chuyển từ trạng thái quan niệm nghèo nàn, tương đối hẹp và thuần túy kinh nghiệm sang trình độ hiểu biết khoa học.
Thứ ba: thông qua tìm hiểu lịch sử vật lí, những thí nghiệm của các nhà vật lí, cho
HS làm những thí nghiệm để từ đó hình thành ở HS lòng tin đối với khoa học, cũng như với kho tàng kiến thức của nhân loại nói chung và khoa học vật lí nói riêng. Bên cạnh đó cũng giúp HS say mê lao động, sáng tạo, phát triển tư duy độc lập, tìm tòi kiến thức cho mình. Con đường này không những dẫn tới hình thành thế giới quan, nhân sinh quan mà còn dẫn tới hình thành hứng thú nhận thức vật lí cho HS.
Thứ tư: hứng thú nhận thức vật lí của HS còn được tác động bởi những thành tựu của
vật lí hiện đại. Chính vì thế, việc cung cấp, hướng dẫn HS tìm tòi kiến thức vật lí hiện đại, dựa vào những phương tiện công nghệ tiên tiến cũng là một nhiệm vụ không thể thiếu của người GV.
Thứ năm: việc vận dụng kiến thức vào đời sống cũng là một sự kích thích quan trọng
tiễn đời sống và sản xuất, với hướng nghiệp; làm cho HS thấy được ý nghĩa của kiến thức đối với con người; gây cho HS nhu cầu vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
b. Hình thành hứng thú nhận thức vật lí qua tổ chức hoạt động nhận thức:
Theo biện pháp này, có thể thực hiện theo các con đường sau đây:
Thứ nhất: làm cho bài giảng liên tục trở thành hoàn cảnh có vấn đề. Cách này sẽ tạo
ra hứng thú lâu bền.
Thứ hai: Tổ chức các hoạt động tự lập của HS phù hợp với những hoạt động của
hứng thú.
Thứ ba: rèn luyện cho HS ý thức học liên hệ với hành, giáo dục cho các em thấy
được sự cần thiết của việc học tập môn Vật lí, ý nghĩa của môn học trong đời sống và trong khoa học.
Thứ tư: tổ chức các hoạt động đòi hỏi sự tìm tòi; khuyến khích, kích thích sự sáng
tạo, phát hiện tri thức mới so với trình độ hiểu biết của HS.
Thứ năm: phát triển hứng thú học tập môn Vật lí bằng cách tổ chức hoạt động nghiên
cứu, thí nghiệm, thực nghiệm; đưa HS tham quan các cơ sở sản xuất, xí nghiệp, nhà máy, cơ sở hướng nghiệp…
Thứ sáu: làm cho HS thấy được sự tiến bộ, sự trưởng thành của bản thân, tìm thấy
hạnh phúc khi phát hiện kiến thức mới; tạo bầu không khí tập thể sôi nổi, tạo ra dư luận tốt để khuyến khích, động viên và phát huy niềm say mê khoa học ở HS.
Cụ thể là trong giảng dạy Vật lí, người giáo viên có thể tổ chức cho HS tham gia vào các hoạt động như: làm bài tập, tự làm thí nghiệm, thi đố vui giữa các tổ, làm bài kiểm tra nhỏ (phát phiếu học tập cho HS), theo dõi GV làm thí nghiệm…
Môn Vật Lí là môn khoa học thực nghiệm, chính vì vậy, việc tổ chức cho HS tham gia vào các hoạt động thực nghiệm là các biện pháp thiết yếu để kích thích hứng thú nhận thức Vật lí ở HS.
Bằng một điều tra nhỏ trong công tác thực tập ở trường THPT Thực hành Sư phạm, tôi đã tiến hành lập phiếu điều tra với 9 câu hỏi tại lớp 10A2 để khảo sát nghiên cứu tính hứng thú học tập môn Vật Lí THPT.
Sau khi thu thập số liệu, tôi thu được kết quả sau:
1. Để xem HS có thích học môn Vật lí không, tôi đặt câu hỏi số 1:
“Em có thích học môn Vật Lí không?”
STT Phương án Số học sinh Tỉ lệ %
A Rất thích 15 40,5%
B Không thích lắm 20 54,1%
C Không thích 2 5,4%
về môn Vật Lí là chưa thật cao. Nhưng cũng không phải là điều đáng ngại vì tỉ lệ “không thích” là 5,4%.
- Các em đã có sự thích thú với môn Vật Lí, nhưng chưa thật sự thích hẳn.
2. Để biết được mức độ khó hay dễ của môn Vật Lí theo đánh giá của học sinh, thông qua câu hỏi 2 “Em thấy môn Vật Lí khó hay dễ so với các môn học khác?”
STT Phương án Số học sinh Tỉ lệ % A Rất khó 5 13,5% B Rất dễ 0 0% C Bình thường 32 86,5%
- Qua số liệu trên ta thấy rằng: Theo các em HS đánh giá thì môn Vật Lí không phải là quá khó với môn học khác, bởi tỉ lệ ý kiến rất khó chỉ có 13,5%, nhưng cũng không phải là môn học quá dễ 0%.
- Đây cũng lá điều đúng và sát thực với mục tiêu giáo dục. Sự tiếp thu kiến thức Vật Lí của các em là khá: 86,5% ý kiến “bình thường”.
3. Xem mức độ hiểu bài của học sinh khi giáo viên giảng bài, tôi đặt câu hỏi số 3, kết quả thu được:
STT Phương án Số học sinh Tỉ lệ %
A Em hiểu tất cả các nội dung bài học 13 35,2%
B Trên lớp em thấy khó hiểu, về nhà em
đọc thêm sách giáo khoa thì em đã hiểu.
11 29,7%
C Em hiểu lí thuyết nhưng không áp dụng
được vào bài tập.
12 32,4%
- Với các mức độ ý kiến trên thì việc hiểu được tất cả các nội dung bài học là 35,2% khá ổn. Nhưng đối với một lớp được coi là học khá của trường thì tỉ lệ này còn khá khiêm tốn.
- Tỉ lệ 29,7% phương án B cho thấy trên lớp các em thấy khó hiểu nhưng về nhà đọc
thêm sách giáo khoa thì đã hiểu thêm. Điều này nói lên rằng các em đã có sự đầu tư tìm hiểu môn học, có sự tự giác tìm tòi kiến thức để hiểu.
- Nhưng điều đặc biệt quan tâm và đáng chú ý: 32,4% một tỉ lệ khá cao khi mà các em
nhận định: hiểu lí thuyết nhưng không vận dụng được vào bài tập Vật Lí. Đối với môn Vật lí thì việc hiểu lí thuyết để làm bài tập vận dụng mới là điều quan trọng.
* Qua đây giáo viên giảng dạy nên lắng nghe học sinh và cần có những điều chỉnh phù hợp. Tuy tỉ lệ “không hiểu”là 2,7% nhưng cũng rất cần phải quan tâm.
4. Xem học sinh có chuẩn bị bài khi đến lớp, tôi đặt câu hỏi số 4, kết quả như sau:
STT Phương án Số học sinh Tỉ lệ %
A Chuẩn bị kĩ bài. 28 75,7%
B Thỉnh thoảng 6 16,2%
C Không chuẩn bị bài 0 0%
D Chỉ làm bài tập 2 5,4%
E Chỉ học lí thuyết 1 2,7%
- Với kết quả thu thập 75,7% học sinh chuẩn bị kĩ bài trước khi đến lớp đối với môn
Vật Lí. Điều này có nghĩa: các em đã có ý thức tự giác, tự lực nghiên cứu, chuẩn bị bài ở nhà. Các em đã nhận thức được tầm quan trọng của việc chuẩn bị bài, chuẩn bị kiến thức để có thể tiếp thu kiến thức mới tốt hơn, ôn và nhớ lại kiến thức đã học, phục vụ cho các đơn vị bài học tiếp theo.
* Giáo viên cần khuyến khích học sinh để học sinh để học sinh tự giác trong học tập
- Và việc chặt chẻ trong việc kiểm tra bài cũ là điều cần thiết nhưng không cần quá cứng nhắc, bởi tỉ lệ “thỉnh thoảng chuẩn bị bài cũ” là 16,2%.Có nghĩa là em này tới lớp không chuẩn bị bài, hoặc là các em đã hiểu đủ bài học hoặc là chưa hiểu. Nếu hiểu đủ bài học mà các em không chuẩn bị bài thì ý thức của các em trong học tập là không cao, có thể là các em chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc chuẩn bị bài. Các ý kiến này có thể gây khó khăn cho giáo viên khi giảng bài.
* Giáo viên cần có những điều chỉnh phù hợp hơn để kích thích hứng thú, tự giác của học sinh
- Khi đã chuẩn bị bài thì nên chuẩn bị song song cả lí thuyết và bài tập, bởi môn Vật Lí có nhiều vấn đề ứng dụng - bài tập.
- Tỉ lệ chỉ làm bài tập 5,4%, lí thuyết 2,7% tuy không lớn nhưng có thể gây chênh lệch trong tương quan giữa dạy và học.
5. Để xem xét mức độ đầu tư thời gian của các em cho môn Vật Lí, tôi đặt câu hỏi 5, kết quả:
STT Phương án Số học sinh Tỉ lệ %
A Trong vòng 30 phút 9 24,3%
B Từ 30 – 40 phút 16 43,2%
C Từ 45 – 60 phút 11 29,8%
D Từ 60 phút trở lên 1 2,7%
- Tỉ lệ chẩn bị bài cho môn Vật Lí từ 30 – 40 phút là 43,2%, cao hơn các ý kiến khác.
Đối chiếu với kết quả thu thập của câu hỏi 2 có tới 86,5%, cho rằng môn Vật Lí “bình thường” so với các môn học khác cũng là hợp lí. Và so sánh với các đơn vị kiến thức của môn học như vậy là chấp nhận được.
- Tỉ lệ ý kiến phương án C là 29,8%, càng thêm khẳng định các em đã có ý thức tự giác, đầu tư thời gian cho môn Vật Lí. Nhưng cũng chưa đủ để khẳng định các em có hứng thú cao với môn Vật Lí
6. Khảo sát việc trao đổi học hỏi bạn bè của học sinh qua câu hỏi số 6, kết quả: STT Phương án Số học sinh Tỉ lệ % A Có 23 62,2% B
Trao đổi thường xuyên 12
32,4%
C
- Việc học sinh trao đổi kiến thức, học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng, nó giúp cho các em có sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tạo tình đoàn kết, tương trợ nhau cả trong cuộc sống, bổ sung cho nhau để cùng tiến bộ.
- Các em đã có ý thức về điều này và có ý thức với môn học, vì tỉ lệ ý kiến A và B cao hơn cả.
7. Điều tra hứng thú, sáng tạo của học sinh khi gặp khó khăn, câu hỏi khó, qua câu hỏi số 7: “Khi gặp bài khó, câu hỏi khó em thường làm thế nào?”. Kết quả:
STT Phương án Số học sinh Tỉ lệ %
A Em sẽ chờ giáo viên sữa chữa
bài trên lớp. 5 13,5% B Em sẽ hỏi bạn bè cách giải. 14 37,8% C Em đọc lại lí thuyết tự tìm cách giải. 18 48,7%
- Tỉ lệ ý kiến “Đọc lại lí thuyết, tìm cách giải” và “Hỏi bạn bè” chiếm ưu thế, điều này
cho thấy các em có hứng thú, và rất thực tế trong học tập, đó là tự giác và tìm tòi kiến thức. - Giáo viên khuyến khích và nên tạo thành thói quen cho các em, kích thích tinh thần học hỏi của các em. Được như vậy thì sẽ gây dựng được hứng thú cho các em khi học môn Vật Lí.
8. Ngoài ra để tìm hiểu hứng thú môn Vật Lí ở học sinh tôi đã đặt câu hỏi số 8: “Điều gì ở môn Vật Lí khiến em thích thú nhất?”
- Đa số các ý kiến khẳng định “Thích môn Vật Lí nhất là được làm thí nghiệm trực quan và giải thích được các hiện tượng từ đó”. Điều này cho thấy: thí nghiệm Vật Lí có sức thu hút các em, tạo được hứng thú cho các em; thể hiện tinh thần hợp tác nhóm trong học tập, tinh thần đoàn kết-giúp đỡ.
* Cần có các thiết bị thí nghiệm đầy đủ để các em có thể làm thí nghiệm kiểm chứng,
các thí nghiệm tìm tòi, phát hiện kiến thức. Giáo viên cần có kĩ năng để làm thí nghiệm tốt để có thể hướng dẫn học sinh.
9. Tìm hiểu tinh thần học hỏi, tính tự giác ở mức độ cao. Tôi đặt câu hỏi số 9: “Em có hay làm thêm bài tập ngoài bài giáo viên cho?”. Kết quả:
- Đa số các ý kiến là có làm thêm bài tập ngoài bài giáo viên cho. Với lí do: nâng cao
thêm kĩ năng giải bài tập, nắm chắc hơn kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết. Điều này cho thấy môn Vật Lí đã tạo được sự cuốn hút đối với các em.
Từ những thực trạng trên để học sinh có hứng thú học tập môn Vật Lí và công việc giảng dạy được tốt hơn, tôi đã mạnh giạn cải tiến nội dung, phương pháp, với tinh thần học hỏi tôi xin trình bày cách giải quyết vấn đề của mình như sau:
A. Giải quyết vấn đề:
Các giải pháp thực hiện:
* Đối với giáo viên:
1. Giáo viên khuyến khích và chấp nhận tính độc lập, sáng tạo của học sinh.
2. Giáo viên sử dụng nguyên gốc những cơ sở ban đầu với những thao tác, sự cộng tác và những hoạt động vật chất của học sinh.
3. Giáo viên sử dụng những thuật ngữ chuyên môn liên quan đến nhận thức như: phân loại, phân tích, dự đoán, xây dựng (tạo nên) khi xây dựng khung nhiệm vụ.
4. Giáo viên cho phép học sinh phản ứng lại với sự điều khiển bài học, xoay xở với những hoạch định bài học và bằng lòng thay đổi.
5. Giáo viên điều tra những hiểu biết, những quan niệm của học sinh và phân loại chúng.
6. Giáo viên khuyến khích học sinh đi tới những thỏa thuận trong trao đổi giữa giáo viên và người học.
7. Giáo viên khuyến khích học sinh phát vấn, suy nghĩ nhiều để hỏi, sử dụng những câu hỏi mở, khuyến khích học sinh học hỏi lẫn nhau.
8. Giáo viên tìm hiểu kĩ những tìm ẩn trong những câu trả lời của học sinh.
9. Giáo viên chú ý tới những kinh nghiệm của học sinh trong đó có thể tiềm ẩn những mâu thuẩn với giả thuyết và khuyến khích họ thể hiện.
10. Đứng trước những câu hỏi, giáo viên cho học sinh một thời gian để trả lời.
11. Giáo viên cung cấp thời gian cho học sinh xây dựng những mối quan hệ và phát biểu chúng bằng lời.
12. Giáo viên nuôi dưỡng những suy nghĩ có tính tò mò tự nhiên của học sinh trong quá trình học tập.
* Đối với học sinh
1. Người học cần có nhiều ý tưởng
2. Ý tưởng của người học có thể trái ngược với ý tưởng của người dạy. VD: Trẻ 15 tuổi nghĩ rằng:
- Ánh sáng ban đêm đi xa hơn ban ngày.
- Ta nhìn thấy một vật có màu vì bản thân nó có hoặc nhuộm màu đó.
- Vật có thể chuyển động nếu có lực tác dụng vào nó.
- Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
3. Người học thích những ý tưởng của họ và muốn bộc lộ chúng. 4. Người học thấy những gì họ muốn thấy
5. Người học thấy những gì họ biết.
6. Người học khi gặp vấn đề khó cảm thấy cần sự trợ giúp của người khác. 7. Người học cần biết được họ học gì?