Dạy học phương pháp thực nghiệm thông qua nghiên cứu tài liệu mới

Một phần của tài liệu kích thích hứng thú học tập của học sinh khi áp dụng phương pháp thực nghiệm giảng dạy chương 9. hạt nhân nguyên tử, vật lí 12 nâng cao (Trang 45)

8. Các chữ viết tắt trong đề tài

2.7.2.Dạy học phương pháp thực nghiệm thông qua nghiên cứu tài liệu mới

2.7.2.1. Những lưu ý khi dạy học phương pháp thực nghiệm thông qua nghiên cứu tài liệu mới [22, tr.57]

- Không thể dạy phương pháp một cách thuần túy mà phải dạy thông qua việc vận dụng phương pháp đó để xây dựng một đơn vị tri thức nào đó. Như vậy, yêu cầu của bài học là học sinh vừa nắm vững được những tri thức cơ bản vừa nắm được phương pháp ở mức độ nào đó về lí thuyết và thực hành (thực hành sử dụng phương pháp).

- Tiến trình xây dựng kiến thức Vật lí phải phỏng theo việc tạo ra tri thức ấy của nhà bác học: học sinh tham dự vào việc “khám phá lại” tri thức trong điều kiện nhà trường.

- Bài học phải sử dụng các thiết bị có thể có trong điều kiện nhà trường hiện nay (dễ tìm, rẽ tiền, dễ chế tạo) các giả thuyết nêu ra và việc suy ra hệ quả logic của nó không quá phức tạp để học sinh được tham gia nhiều nhất vào các khâu của phương pháp thực nghiệm, từ đó học sinh có điều kiện vận dụng phương pháp, hình thành và rèn luyện kĩ năng.

- So với các bài học khác, bài học tường minh phương pháp thực nghiệm thực hiện đồng thời hai nội dung dạy học: dạy tri thức về sự kiện và dạy tri thức về phương pháp. Bài học không cho phép nêu ra định luật dưới dạng thông báo, buộc học sinh phải công nhận và tạo ra nó. Vì vậy cần một thời gian gấp đôi so với bài học bình thường. Vì vậy các bài học tường minh phương pháp thực nghiệm được lựa chọn sao cho thí nghiệm kiểm tra hệ quả logic của giả thuyết có nội dung tương tự với thí nghiệm thực hành.

- Các tri thức vật Lí được xây dựng bằng một số hữu hạn các phương pháp nhận thức khoa học bộ môn, vì thế bài học tường minh phương pháp thực nghiệm là hạn chế.

2.7.2.2. Logic của bài học tường minh phương pháp thực nghiệm

“Vấn đề nhận thức” ở bài học này là nội dung của phương pháp thực nghiệm. Nội dung này đã được giới thiệu trong phần Cơ học nên trong phần Nhiệt học học sinh nắm phương pháp thực nghiệm Vật Lí ở mức áp dụng. Theo Bloom một số hành động ứng với mức độ áp dụng là: sử dụng, giải quyết, dự đoán, thiết kế, chứng minh,…

Chương “Hạt nhân nguyên tử” là điều kiện thuận lợi để bồi dưỡng, cũng cố, vận dụng phương pháp thực nghiệm vật Lí.

Chương 3. KÍCH THÍCH HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ

3.1. Hứng thú nói chung và hứng thú nhận thức:

3.1.1. Khái niệm về hứng thú:

Thuật ngữ “hứng thú” đã được sử dụng khá rộng rãi trong đời sống cũng như trong khoa học giáo dục và được nhiều nhà tâm lý học tìm hiểu và nghiên cứu từ lâu. Song cho đến nay, “hứng thú” vẫn còn là vấn đề phức tạp. Vì thế, nhà tâm lý học Liên Xô (cũ) Vugôxki viết: “Đối với việc nghiên cứu các vấn đề tâm lý, hầu như không có vấn đề tâm lý nào phức tạp hơn vấn đề tìm hiểu hứng thú thực sự của con người”.

Khi trả lời câu hỏi “hứng thú là gì?” có nhiều quan niệm rất khác nhau. Sau đây là một số quan niệm về hứng thú:

Một số nhà giáo dục tư sản cho rằng:

 Hứng thú được xem như một thuộc tính bẩm sinh của con người (I.Ph.Ghec-bac).

 Hứng thú có nguồn gốc sinh vật của nó (U.Giêm-xơ).

* Một số quan niệm khác lại cho rằng hứng thú là một dạng nhu cầu.

 Hứng thú là đặc điểm lứa tuổi, là bản năng của nguyện vọng đòi hỏi cần được thỏa

mãn (E.K.Cla-pa-let).

 Hứng thú là một kết cấu bao gồm nhiều nhu cầu (S.Bui-le).

* Có quan niệm lại coi hứng thú không phải là bản năng, là nhu cầu mà là:

 Hứng thú là sự biểu hiện ra bên ngoài khuynh hướng lựa chọn của con người

(X.L.Ru-bi-Xtê-in).

 Hứng thú là một sự sáng tạo tinh thần đối tượng mà con người tham gia vào (An-

noi).

Nhìn chung quan điểm của các nhà tâm lý học đề cập trên đây là duy tâm hoặc là phiến diện siêu hình về hứng thú. Chúng ta không thể đồng ý với những quan niệm trên vì con người không phải ai cũng có hứng thú giống nhau. Lúc mới sinh, những hứng thú tinh thần trực tiếp chưa nảy sinh; hứng thú có nguồn gốc xã hội của nó nên coi hứng thú là thuộc tính bẩm sinh là hạ thấp vai trò của giáo dục, giáo dưỡng và hoạt động có ý thức của con người. Đồng thời ta cũng không thể đồng ý khi cho rằng hứng thú là nhu cầu. Vì hứng thú khác nhu cầu ở yếu tố hấp dẫn, khoái cảm. Quan niệm này đã không tính đến phương diện cảm xúc của hứng thú. Quan điểm đồng nhất hứng thú với chú ý cũng là sự nhầm lẫn nghiêm trọng dưới nhiều hình thức khác nhau: có thể là sự hoạt động tích cực của cá nhân, cũng có thể là sự chú ý cao độ của cá nhân đối với một đối tượng ở một thời điểm nào đó. Mặt khác, chú ý có thể hướng vào đối tượng mà ta cảm thấy không hứng thú gì, nhưng vì có ý thức về tầm quan trọng và vì sự cần thiết mà ta phải nghiên cứu đối tượng đó; chẳng hạn chú ý có chủ định.

Tóm lại những quan điểm trên đây về hứng thú là chưa đúng, không lột tả được bản chất của hứng thú.

Khái niệm “hứng thú” không đơn giản nó phản ánh những thái độ tồn tại một cách khách quan của nhân cách. Những thái độ này xuất hiện và chịu ảnh hưởng của những điều kiện sống và sự hoạt động của cá nhân. Đời sống xã hội là nguồn hứng thú vô tận của con người. Tất cả những gì tạo thành những thú đều được con người rút ra từ thực tế khách quan. Nhưng không phải mọi thứ trong thực tế đều là đối tượng của hứng thú, mà chỉ có những gì có ý nghĩa tất yếu, quan trọng, có giá trị và hấp dẫn đối với con người thì mới là đối tượng của hứng thú thôi.

Hứng thú luôn mang tính chất của mối quan hệ hai mặt. Nếu cá nhân có hứng thú về một đối tượng nào đó thì có nghĩa là đối tượng cũng gây hứng thú với cá nhân.

Thái độ cảm xúc đối với đối tượng là một trong những dấu hiệu không thể thiếu được của hứng thú; nhưng chỉ có dấu hiệu cảm xúc tích cực, bền vững của cá nhân đối với đối tượng mới trở thành một dấu hiệu không thể thiếu được của hứng thú. Hứng thú tạo nên ở cá nhân khát vọng tiếp cận và đi sâu vào đối tượng gây ra nó. Khát vọng này được thể hiện ở chỗ: cá nhân tập trung ý thức cao độ vào cái làm cho mình hứng thú, hướng dẫn và điều chỉnh các quá trình tâm lí (tri giác, tư duy, tưởng tượng,…) theo một hướng xác định, và do tích cực hóa hoạt động của con người phù với hứng thú của nó. Chính vì vậy, khi được làm việc hợp với hứng thú của mình, dù phải vượt qua muôn vàn khó khăn người ta vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hứng thú là thái độ riêng của cá nhân đối với đối tượng ý thức và được định nghĩa là cuộc sống và sự hấp dẫn về tình cảm gây ra (G. Kô-va-lep).

Tóm lại, những quan điểm vừa rồi dù dưới một hình thức nào đi nữa cũng đều phản ánh hai đặc điểm của hứng thú:

 Cá nhân nhận thức rõ ý nghĩa của đối tượng đã gây ra cho mình hứng thú. Đối

tượng đó có liên quan đến đời sống và hoạt động của cá nhân.

 Đối tượng của hứng thú phải đem lại cho cá nhân sự khoái cảm đặc biệt.

Từ sự thống nhất về hai đặc điểm cơ bản này có thể nói: Hứng thú là thái độ đặc biệt

của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa trong đời sống, vừa có khả năng đem lại cho cá nhân nỗi khoái cảm.

3.1.2. Đặc điểm của hứng thú.

Hứng thú và nhu cầu có quan hệ mật thiết nhưng có sự khác nhau:

- Nhu cầu hướng vào đối tượng nhằm đáp ứng sự thỏa mãn, do đó có sự bão hòa và có tính chu kì.

- Hứng thú chủ yếu hướng vào nhận thức, tìm tòi, sáng tạo, thưởng thức nên tính thích thú say mê của nó dường như là vô tận.

- Nhiều nhà hoạt động khoa học, văn hóa, nghệ thuật sáng chế đã cặm cụi làm việc suốt đời nên đã quên cả bản than, quên cả thời gian. Nhiều người tuyên bố “Nếu tôi có hai cuộc đời tôi vẫn tiếp tục công việc này”.

- Mỗi khi người ta có hứng thú say mê với hoạt động nào đó thì bản thân hoạt động ấy đã trở thành nhu cầu quan trọng của chủ thể. Cũng nhiều khi hoạt động để đáp ứng nhu cầu trước mắt rồi sau chính hoạt động đó trở nên hấp dẫn thành hứng thú của chủ thể.

3.1.3. Biểu hiện của hứng thú học tập

- Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, hấp dẫn bởi nội dung hoạt động ở bề rộng và bề sâu của hứng thú.

- Hứng thú học tập môn Vật Lí biểu hiện cả ở trong và ngoài giờ học:

+ Ở trong giờ học biểu hiện của hứng thú là chăm chỉ nghe giảng, xây dựng bài, hăng hái phát biểu ý kiến.

+ Ngoài giờ học: các em tìm đọc thêm các sách tham khảo môn Vật Lí, tìm hiểu thêm các hiện tượng vật lí ngoài đời sống, tìm cách giải thích theo kiến thức đã học.

- Tổ chức những buổi tham quan du lịch, các cảnh vật hiện tượng tự nhiên cũng tạo

hứng thú học tập cho học sinh.

Những biểu hiện của hứng thú học tập của mỗi học sinh về môn Vật Lí, ở mỗi lớp, mỗi lứa tuổi là khác nhau. Tuy nhiên nếu chịu khó quan sát thì ta có thể nhận biết được bởi các em thường bộc lộ cảm xúc, tình cảm ra bên ngoài nên rất dễ nhận biết

Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc, sự sáng tạo vì thế: Cùng với nhu cầu hứng thú là một trong những nhân tố của hệ thống động lực nhân cách cụ thể

Hứng thú là một trong những nhân tố quan trong có thể khẳng định rằng tạo một hứng thú trong một tiết học, giờ học Vật Lí là đã tạo được 80% sự thành công của giờ học.

Có hứng thú học thì khả năng tiếp thu bài học của học sinh được tăng lên, chất lượng học tập được nâng lên rõ rệt, hứng thú học tập chi phối sự thành công hay thất bại của bài giảng.

=>> Người giáo viên gây được hứng thú với học sinh thì đó là một thuận lợi cho môn dạy của mình. Chất lượng dạy học tăng lên rõ rệt. Nó tích cực đối với tất cả các môn học.

3.1.4. Phân loại hứng thú.

 Căn cứ vào hiệu quả của hứng thú: Chia ra làm hai loại:

+ Hứng thú thụ động: Là loại hứng thú dừng lại ở ngắm nhìn, chiêm ngưỡng đối tượng gây nên hứng thú, không thể hiện mặt tích cực để nhận thức sâu sắc đối tượng hơn, làm chủ đối tượng và hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực liên quan đến đối tượng.

+ Hứng thú tích cực: Không chỉ chiêm ngưỡng đối tượng gây nên hứng thú mà đi vào hoạt động với mục đích chiếm lĩnh được đối tượng đó. Nó là một trong những nguồn kích thích sự phát triển nhân cách, hình thành kỹ xảo, nguồn gốc của sự sáng tạo.

 Căn cứ vào nội dung đối tượng, nội dung hoạt động: chia ra làm 5 loại: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hứng thú vật chất: Là loại hứng thú biểu hiện thành nguyện vọng (như muốn có chỗ ở đầy đủ, tiện nghi, ăn ngon, mặc đẹp…).

+ Hứng thú nhận thức: Ta có thể hiểu hứng thú dưới hình thức học tập như: hứng thú Vật lý, hứng thú Triết học, hứng thú Tâm lý học…

+ Hứng thú lao động nghề nghiệp: Hứng thú một ngành nghề cụ thể: Hứng thú nghề sư phạm, nghề bác sĩ…

+ Hứng thú xã hội – chính trị. + Hứng thú nghệ thuật.

 Căn cứ vào khối lượng của hứng thú: Chia ra làm hai loại:

+ Hứng thú rộng: bao quát nhiều lĩnh vực, nhiều mặt nhưng thường không sâu.

+ Hứng thú hẹp: Hứng thú với từng mặt, từng khía cạnh, lĩnh vực cụ thể.

Trong cuộc sống, cá nhân đòi hỏi phải có cả hứng thú rộng và hứng thú hẹp. Vì nếu chỉ có hứng thú hẹp thì nhân cách của cá nhân sẽ không toàn diện, song nếu chỉ có hứng thú rộng mà không có hứng thú hẹp thì sự phát triển nhân cách sẽ hời hợt thiếu sự sâu sắc.

 Căn cứ vào tính bền vững: Chia ra làm hai loại:

+ Hứng thú bền vững: thường gắn liền với năng lực cao và sự nhận thức sâu sắc nghĩa vụ và thiên hướng của mình.

+ Hứng thú không bền vững: thường bắt nguồn từ sự nhận thức hời hợt đối tượng hứng thú.

 Căn cứ vào chiều sâu của hứng thú: Chia ra làm hai loại:

+ Hứng thú sâu sắc: thường thể hiện thái độ thận trọng, có trách nhiệm với hoạt động, công việc, mong muốn đi sâu vào đối tượng nhận thức để nắm vững đến mức hoàn hảo đối tượng của mình.

+ Hứng thú hời hợt bên ngoài.

 Căn cứ vào chiều hướng của hứng thú: Chia ra làm hai loại:

+ Hứng thú trực tiếp: có nghĩa là chủ thể tích cực tham gia trực tiếp vào hoạt động sáng tạo.

Ví dụ: Nhà văn say mê viết truyện, ca sĩ say mê biểu diễn, cầu thủ say mê đá bóng, nghệ sĩ biểu diễn không biết chán.

+ Hứng thú gián tiếp: là chủ thể hướng vào thưởng thức kết quả hoạt động.

Ví dụ: Có người say mê tiểu thuyết, đọc suốt thâu đêm, có người yêu thích bóng đá đến nổi cảm thấy đau khổ, thất vọng khi đội tuyển mình yêu thích thua cuộc.

=>> Khó có thể nói rằng loại hứng thú nào mãnh liệt hơn, có điều hứng thú trực tiếp hoạt động sáng tạo đòi hỏi phải có sự kiên trì, sáng tạo.

3.1.5. Hứng thú nhận thức:

Hứng thú nhận thức được coi là sự định hướng có chọn lọc của con người vào những sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh. Sự định hướng đó được đặc trưng bởi sự thường xuyên vươn tới những tri thức mỗi ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn.

Hứng thú nhận thức có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của hoạt động nhận thức. Nó có thể rất rộng, lên quan đến việc thu nhận thông tin nói chung, việc nhận biết cái mới trong thế giới xung quanh và đi sâu vào một lĩnh vực xác định của nhận thức, vào những cơ sở lý luận, những mối liên hệ và các quy luật bản chất của nó.

Trong nhà trường, đối tượng hứng thú nhận thức của học sinh là nội dung của môn học. Ở đây hứng thú nhận thức không chỉ là những tri thức mà là cả quá trình nắm vững tri thức đó, quá trình lĩnh hội những phương thức nhận thức cần thiết.

Các đặc trưng của hứng thú nhận thức là ở quan hệ nhận thức phức tạp đối với các đối tượng. Mối quan hệ đặc trưng này được Sukina trình bày: “Quan hệ này được biểu hiện trong sự nghiên cứu sâu sắc, trong sự tìm kiếm thường xuyên và độc lập các tri thức thuộc lĩnh vực hứng thú, trong sự tiếp thu tích cực và năng động những phương thức cần thiết thuộc lĩnh vực đó, trong sự khắc phục bền bỉ những khó khăn trở ngại trên con đường nắm vững các tri thức và phương thức thu nhận chúng”.

Hạt nhân của hứng thú nhận thức là các quá trình tư duy; nhưng các quá trình hứng thú nhận thức luôn nhuốm màu cảm xúc.

Đặc điểm quan trọng của hứng thú nhận thức là ở chỗ: trung tâm của nó là nhiệm vụ nhận thức, đòi hỏi ở con người một hoạt động tìm tòi sáng tạo tích cực, chứ không phải là sự định hướng sơ đẳng vào cái mới và cái bất ngờ. Với đặc điểm trên, Sukina định nghĩa:

Một phần của tài liệu kích thích hứng thú học tập của học sinh khi áp dụng phương pháp thực nghiệm giảng dạy chương 9. hạt nhân nguyên tử, vật lí 12 nâng cao (Trang 45)