Những biểu hiện của hứng thú nhận thức

Một phần của tài liệu kích thích hứng thú học tập của học sinh khi áp dụng phương pháp thực nghiệm giảng dạy chương 9. hạt nhân nguyên tử, vật lí 12 nâng cao (Trang 51)

8. Các chữ viết tắt trong đề tài

3.1.8.Những biểu hiện của hứng thú nhận thức

Hứng thú biểu hiện ở hai mức độ của nó:

 Mức độ 1: Chủ thể mới dừng lại ở việc nhận thức về đối tượng, chưa có xúc cảm,

tình cảm với đối tượng đó, chưa tiến hành hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng đó.

 Mức độ 2: Đối tượng thúc đẩy chủ thể hoạt động.

Hứng thú biểu hiện ở nội dung: hứng thú học tập, hứng thú nghiên cứu khoa học, hứng thú giải trí…

Hứng thú biểu hiện ở chiều rộng, chiều sâu của nó: Những người có hứng thú đối với nhiều đối tượng khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau thường có cuộc sống hời hợt, bề ngoài. Những người chỉ tập trung hứng thú vào một hoặc một vài đối tượng thì cuộc sống thường đơn điệu. Trong thực tế, những người thành đạt là những người biết giới hạn hứng thú của mình trong phạm vi hợp lí, trên nền những hứng thú khác nhau, họ xác định được hứng thú trung tâm, mang lại ý nghĩa thúc đẩy con người hoạt động.

Đứng dưới các góc độ khác nhau, các tác giả phân tích khác nhau về những biểu hiện cụ thể của hứng thú nhận thức:

Phạm Tất Đông cho biết rằng hứng thú biểu hiện ở các khía cạnh sau:

 Biểu hiện trong khuynh hướng của con người đối với hoạt động có liên quan tới đối

tượng của hứng thú đó.

 Biểu hiện trong sự trải nghiệm thường xuyên những tình cảm dễ chịu do đối tượng

này gây ra.

 Biểu hiện trong khuynh hướng bàn luận thường xuyên về đối tượng này, về việc có

liên quan tới chúng.

 Biểu hiện trong sự tập trung chú ý của con người và đối tượng của hứng thú.

 Biểu hiện trong sự ghi nhớ nhanh và lâu những điều có quan hệ gần gũi với đối

tượng này, trong hoạt động tưởng tượng phong phú, trong tư duy căng thẳng những điều có liên quan đến đối tượng của hứng thú đó.

Theo G.I.Sukina: hứng thú biểu hiện trước chúng ta bởi:

 Xu hướng lựa chọn các quá trình tâm lí ở con người nhằm vào các đối tượng và hiện

 Xu thế, nguyện vọng, và nhu cầu của cá nhân muốn hiểu một lĩnh vực, hiện tượng cụ thể, một hoạt động xác định, mang lại thõa mãn cho mình.

 Nguồn kích thích mạnh mẽ, tích cực cho cá nhân. Do ảnh hưởng của nguồn kích

thích này mà tất cả các quá trình tâm lí diễn ra khẩn trương, còn hoạt động trở nên say mê, đem lại hiệu quả cao.

 Thái độ lựa chọn đặc biệt (không thờ ơ, bàng quan mà tràn đầy ý định tích cực, một

cảm xúc trong sáng, một ý chí tập trung với các đối tượng, hiện tượng, quá trình…).

 Trong nhà trường, hoạt động dạy học được tổ chức đúng đắn, có phương pháp phù hợp

với đối tượng thì hoạt động nhận thức hứng thú của học sinh được biểu hiện ở những mặt sau:

 Biểu hiện về trí tuệ: luôn say mê vươn tới nhận thức, có đầu óc tò mò khoa học, ham

hiểu biết, thích tìm tòi, thường đặt ra câu hỏi để hiểu sâu vấn đề, có trí tuệ mềm dẻo, tích cực sáng tạo trong học tập, có sự chú ý trong học tập.

 Biểu hiện về ý chí: kiên nhẫn tìm hiểu vấn đề nhận thức đến cùng, khắc phục khó

khăn trong hoạt động nhận thức, chịu khó sưu tầm, tìm hiểu tri thức để mở rộng tri thức tiếp thu ở trường.

 Biểu hiện về tình cảm: rất thích thú, phấn khởi, lạc quan, sung sướng, hạnh phúc khi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhu cầu nhận thức được thõa mãn.

 Biểu hiện về kết quả: thường xuyên thành công trong học tập, kết quả giáo dục đạt

hiểu quả cao. Các mặt này không tách biệt mà quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng nó chỉ thể hiện rõ nét khi hứng thú của cá nhân phát triển ở giai đoạn cuối. Hứng thú trở thành xu hướng nhân cách và đó phải là hứng thú tích cực.

3.1.9. Những yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của hứng thú nhận thức.

Trong quá trình hình thành và phát triển của hứng thú nhận thức, có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng tới nó. Song có thể phân tích các yếu đó thành hai nhóm:

a. Yếu tố chủ quan: đó là những yếu tố về chủ thể như:

 Trình độ phát triển trí tuệ: mức độ phát triển trí tuệ là một cơ sở cần thiết để phát

triển hứng thú nhận thức, đồng thời là điều kiện quan trọng cho sự hình thành và phát triển hứng thú nhận thức.

 Thái độ đúng đắn của chủ thể đối với đối tượng của hứng thú là điều cần thiết, là tiền

đề quan trọng cho sự hình thành và phát triển hứng thú nhận thức. Nó giúp duy trì và phát triển hứng thú nhận thức.

 Các yếu tố chủ quan khác như: nhu cầu, tính ham hiểu biết, ý chí, năng lực của chủ

thể, thành công trong học tập… cũng góp phần vào việc hình thành và phát triển hứng thú nhận thức.

b. Yếu tố khách quan:

 Đặc điểm môn học: nội dung, tính chất, cơ cấu môn học, chương trình học.

 Điều kiện thiết bị vật chất: đồ dùng dạy học, tài liệu học tập…

 Bản thân nhân cách giáo viên: trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, nhiệt tình

nghề nghiệp, hứng thú của giáo viên đối với môn học. Đây là yếu tố giữ vai trò cơ bản.

 Hoàn cảnh, môi trường học tập: gia đình, xã hội, thái độ của bạn bè đối với môn học,

vị trí sử dụng môn học trong xã hội.

Tóm lại, hứng thú nhận thức là một hiện tượng tâm lí rất phức tạp, việc tìm hiểu bản chất xã hội của nó đòi hỏi phải nhìn thấy mối quan hệ biện chứng của nó với xúc cảm, ý chí, nhu cầu của nhận thức và các quá trình nhận thức. Mặt khác phải tính đến những đặc trưng cơ bản mà nhờ đó hứng thú nhận thức tồn tại như một hiện tượng độc lập.

Hứng thú nhận thức có vai trò rất quan trọng trong học tập và sự phát triển nhân cách của học sinh. Cho nên trong quá trình giáo dục nói chung và dạy học nói riêng, vấn đề hình thành và phát triển hứng thú nhận thức cho học sinh là một nhiệm vụ cần thiết.

3.2. Hứng thú học tập môn Vật lí.

3.2.1. Khái niệm:

Hứng thú học tập môn Vật lí là một loại đặc biệt của hứng thú học tập nhằm vào việc nhận thức sâu sắc bản chất những tri thức, kĩ năng về môn Vật lí, đặc trưng bởi sự say mê, ham hiểu biết, luôn muốn vươn tới những tri thức vật lí mới ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn.

3.2.2. Biểu hiện của hứng thú học tập môn Vật lí.

 Trong giờ học: HS chú ý vào bài giảng của GV, hăng hái tham gia ý kiến, phát biểu

tích cực vào quá trình dạy học; điệu bộ ngạc nhiên, trả lời nhanh chóng các câu hỏi của GV, vấn đề mà HS khác đặt ra; thái độ muốn tìm hiểu nguồn gốc, bản chất của sự vật, hiện tượng, kiến thức vật lí; đặt ra các câu hỏi liên hệ với thực tế.

 Ngoài giờ học: luôn tìm hiểu sưu tầm, ghi chép những kiến thức về vật lí, quan sát các

hiện tượng vật lí trong thực tế, có thể chế tạo một số dụng cụ thí nghiệm để tìm tòi…

3.2.3. Các biện pháp kích thích hứng thú học tập môn Vật lí cho HS: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc kích thích hứng thú học tập môn Vật lí cho HS trong giảng dạy có thể diễn ra theo hai biện pháp: hoặc là nội dung của môn Vật lí chứa đựng khả năng đó, hoặc là bằng sự tổ chức hoạt động nhận thức của HS. Tuy nhiên, khi hình thành hứng thú nhận thức, mỗi biện pháp có nét đặc trưng riêng của nó; nhưng bất cứ biện pháp nào cũng không thể tách biệt độc lập.

a. Hình thành hứng thú nhận thức Vật lí qua nội dung giảng dạy:

Đối tượng đầu tiên của hứng thú nhận thức chính là kiến thức về thế giới, nên việc lựa chọn cẩn thận, chuẩn bị nội dung phong phú của giáo trình, sách giáo khoa là một khâu quan trọng. Muốn thực hiện nhiệm vụ này có 5 con đường:

 Thứ nhất: lựa chon có suy nghĩ những sự kiện mới, hiện tượng ít người biết, vượt ra

khỏi trí tưởng tượng của HS và làm cho HS phải ngạc nhiên. Điều này sẽ gây hứng thú cho HS đối với nội dung nghiên cứu.

 Thứ hai: giúp HS suy nghĩ kĩ, chính xác hóa những quan điểm, quan niệm trong đời

sống dưới ánh sáng của khoa học vật lí. Làm cho HS thấy được điều mới, điều bất ngờ trong những hiện tượng quen thuộc. Giúp họ chuyển từ trạng thái quan niệm nghèo nàn, tương đối hẹp và thuần túy kinh nghiệm sang trình độ hiểu biết khoa học.

 Thứ ba: thông qua tìm hiểu lịch sử vật lí, những thí nghiệm của các nhà vật lí, cho

HS làm những thí nghiệm để từ đó hình thành ở HS lòng tin đối với khoa học, cũng như với kho tàng kiến thức của nhân loại nói chung và khoa học vật lí nói riêng. Bên cạnh đó cũng giúp HS say mê lao động, sáng tạo, phát triển tư duy độc lập, tìm tòi kiến thức cho mình. Con đường này không những dẫn tới hình thành thế giới quan, nhân sinh quan mà còn dẫn tới hình thành hứng thú nhận thức vật lí cho HS.

 Thứ tư: hứng thú nhận thức vật lí của HS còn được tác động bởi những thành tựu của

vật lí hiện đại. Chính vì thế, việc cung cấp, hướng dẫn HS tìm tòi kiến thức vật lí hiện đại, dựa vào những phương tiện công nghệ tiên tiến cũng là một nhiệm vụ không thể thiếu của người GV.

 Thứ năm: việc vận dụng kiến thức vào đời sống cũng là một sự kích thích quan trọng

tiễn đời sống và sản xuất, với hướng nghiệp; làm cho HS thấy được ý nghĩa của kiến thức đối với con người; gây cho HS nhu cầu vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

b. Hình thành hứng thú nhận thức vật lí qua tổ chức hoạt động nhận thức:

Theo biện pháp này, có thể thực hiện theo các con đường sau đây:

 Thứ nhất: làm cho bài giảng liên tục trở thành hoàn cảnh có vấn đề. Cách này sẽ tạo

ra hứng thú lâu bền.

 Thứ hai: Tổ chức các hoạt động tự lập của HS phù hợp với những hoạt động của

hứng thú.

 Thứ ba: rèn luyện cho HS ý thức học liên hệ với hành, giáo dục cho các em thấy

được sự cần thiết của việc học tập môn Vật lí, ý nghĩa của môn học trong đời sống và trong khoa học.

 Thứ tư: tổ chức các hoạt động đòi hỏi sự tìm tòi; khuyến khích, kích thích sự sáng

tạo, phát hiện tri thức mới so với trình độ hiểu biết của HS.

Thứ năm: phát triển hứng thú học tập môn Vật lí bằng cách tổ chức hoạt động nghiên

cứu, thí nghiệm, thực nghiệm; đưa HS tham quan các cơ sở sản xuất, xí nghiệp, nhà máy, cơ sở hướng nghiệp…

 Thứ sáu: làm cho HS thấy được sự tiến bộ, sự trưởng thành của bản thân, tìm thấy

hạnh phúc khi phát hiện kiến thức mới; tạo bầu không khí tập thể sôi nổi, tạo ra dư luận tốt để khuyến khích, động viên và phát huy niềm say mê khoa học ở HS.

Cụ thể là trong giảng dạy Vật lí, người giáo viên có thể tổ chức cho HS tham gia vào các hoạt động như: làm bài tập, tự làm thí nghiệm, thi đố vui giữa các tổ, làm bài kiểm tra nhỏ (phát phiếu học tập cho HS), theo dõi GV làm thí nghiệm…

Môn Vật Lí là môn khoa học thực nghiệm, chính vì vậy, việc tổ chức cho HS tham gia vào các hoạt động thực nghiệm là các biện pháp thiết yếu để kích thích hứng thú nhận thức Vật lí ở HS.

Bằng một điều tra nhỏ trong công tác thực tập ở trường THPT Thực hành Sư phạm, tôi đã tiến hành lập phiếu điều tra với 9 câu hỏi tại lớp 10A2 để khảo sát nghiên cứu tính hứng thú học tập môn Vật Lí THPT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi thu thập số liệu, tôi thu được kết quả sau:

1. Để xem HS có thích học môn Vật lí không, tôi đặt câu hỏi số 1:

“Em có thích học môn Vật Lí không?”

STT Phương án Số học sinh Tỉ lệ %

A Rất thích 15 40,5%

B Không thích lắm 20 54,1%

C Không thích 2 5,4%

về môn Vật Lí là chưa thật cao. Nhưng cũng không phải là điều đáng ngại vì tỉ lệ “không thích” là 5,4%.

- Các em đã có sự thích thú với môn Vật Lí, nhưng chưa thật sự thích hẳn.

2. Để biết được mức độ khó hay dễ của môn Vật Lí theo đánh giá của học sinh, thông qua câu hỏi 2 “Em thấy môn Vật Lí khó hay dễ so với các môn học khác?”

STT Phương án Số học sinh Tỉ lệ % A Rất khó 5 13,5% B Rất dễ 0 0% C Bình thường 32 86,5%

- Qua số liệu trên ta thấy rằng: Theo các em HS đánh giá thì môn Vật Lí không phải là quá khó với môn học khác, bởi tỉ lệ ý kiến rất khó chỉ có 13,5%, nhưng cũng không phải là môn học quá dễ 0%.

- Đây cũng lá điều đúng và sát thực với mục tiêu giáo dục. Sự tiếp thu kiến thức Vật Lí của các em là khá: 86,5% ý kiến “bình thường”.

3. Xem mức độ hiểu bài của học sinh khi giáo viên giảng bài, tôi đặt câu hỏi số 3, kết quả thu được:

STT Phương án Số học sinh Tỉ lệ %

A Em hiểu tất cả các nội dung bài học 13 35,2%

B Trên lớp em thấy khó hiểu, về nhà em

đọc thêm sách giáo khoa thì em đã hiểu.

11 29,7%

C Em hiểu lí thuyết nhưng không áp dụng

được vào bài tập.

12 32,4%

- Với các mức độ ý kiến trên thì việc hiểu được tất cả các nội dung bài học là 35,2% khá ổn. Nhưng đối với một lớp được coi là học khá của trường thì tỉ lệ này còn khá khiêm tốn.

- Tỉ lệ 29,7% phương án B cho thấy trên lớp các em thấy khó hiểu nhưng về nhà đọc

thêm sách giáo khoa thì đã hiểu thêm. Điều này nói lên rằng các em đã có sự đầu tư tìm hiểu môn học, có sự tự giác tìm tòi kiến thức để hiểu.

- Nhưng điều đặc biệt quan tâm và đáng chú ý: 32,4% một tỉ lệ khá cao khi mà các em

nhận định: hiểu lí thuyết nhưng không vận dụng được vào bài tập Vật Lí. Đối với môn Vật lí thì việc hiểu lí thuyết để làm bài tập vận dụng mới là điều quan trọng.

* Qua đây giáo viên giảng dạy nên lắng nghe học sinh và cần có những điều chỉnh phù hợp. Tuy tỉ lệ “không hiểu”là 2,7% nhưng cũng rất cần phải quan tâm.

4. Xem học sinh có chuẩn bị bài khi đến lớp, tôi đặt câu hỏi số 4, kết quả như sau:

STT Phương án Số học sinh Tỉ lệ % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A Chuẩn bị kĩ bài. 28 75,7%

B Thỉnh thoảng 6 16,2%

C Không chuẩn bị bài 0 0%

D Chỉ làm bài tập 2 5,4%

E Chỉ học lí thuyết 1 2,7%

- Với kết quả thu thập 75,7% học sinh chuẩn bị kĩ bài trước khi đến lớp đối với môn

Vật Lí. Điều này có nghĩa: các em đã có ý thức tự giác, tự lực nghiên cứu, chuẩn bị bài ở nhà. Các em đã nhận thức được tầm quan trọng của việc chuẩn bị bài, chuẩn bị kiến thức để có thể tiếp thu kiến thức mới tốt hơn, ôn và nhớ lại kiến thức đã học, phục vụ cho các đơn vị bài học tiếp theo.

* Giáo viên cần khuyến khích học sinh để học sinh để học sinh tự giác trong học tập

- Và việc chặt chẻ trong việc kiểm tra bài cũ là điều cần thiết nhưng không cần quá cứng nhắc, bởi tỉ lệ “thỉnh thoảng chuẩn bị bài cũ” là 16,2%.Có nghĩa là em này tới lớp

Một phần của tài liệu kích thích hứng thú học tập của học sinh khi áp dụng phương pháp thực nghiệm giảng dạy chương 9. hạt nhân nguyên tử, vật lí 12 nâng cao (Trang 51)