8. Các chữ viết tắt trong đề tài
2.1.2. Khái niệm phương pháp thực nghiệm
a. Khái niệm:
Phương pháp thực nghiệm là một phương pháp nhận thức khoa học được thực hiện khi nhà nghiên cứu tìm tòi xây dựng phương án và tiến hành thí nghiệm, nhằm dựa trên kết quả của thí nghiệm để xác lập giả thuyết hoặc kiểm tra một giả thuyết nào đó.
Mô hình giả định trừu tượng
Phương pháp thực nghiệm nói ở đây là nói về phương pháp nhận thức trong quá trình sáng tạo khoa học, chứ không phải đơn thuần cách thức tiến hành một thí nghiệm đã có sẵn. Quá trình nhận thức này dòi hỏi tư duy sáng tạo. Khi áp dụng PPTN nhà nghiên cứu phải tìm tòi thiết kế phương án thí nghiệm. Trong việc đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết đã nêu ra hoặc cho phép thu được những thông tin cần thiết cho việc xác lập giả thuyết, tư duy sáng tạo có vai trò quan trọng.
Chu trình sáng tạo khoa học theo Razumôxki b. Vai trò của PPTN trong quá trình nhận thức KH:
Sơ đồ ngắn gọn của quá trình nhận thức nói chung đã được Lênin nêu lên: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó là con đường biện chứng của của nhận thức chân lí, nhận thức khách quan”.
Phù hợp với quá trình nhận thức mà Lênin đã chỉ ra, quá trình sáng tạo của khoa học Vật lý là quá trính đi từ sự khái quát hóa những sự kiện thực tế xuất phát đến xây dựng mô hình trừu tượng của hiện tượng (đề xuất giả thuyết), rồi từ mô hình dẫn đến rút ra các hệ quả lí thuyết và từ hệ quả các lí thuyết dẫn đến sự kiểm tra chúng bằng thực nghiệm và ứng dụng chúng trong thực tiễn. Trong quá trình sáng tạo khoa học này, nhà nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nhận thức khoa học, trong đó đặc biệt là phương pháp thực nghiệm.
Nhờ PPTN ta đề xuất được tri thức mới, định luật mới (định luật thực nghiệm) và tiếp theo, tri thức đó có thể lí giải một cách lí thuyết dựa trên những nghiên cứu lí thuyết.
Cung cấp những bằng chứng thực nghiệm cần thiết cho việc đối chiếu, hợp thức hóa, khẳng định giá trị hoặc chỉnh lí, bổ sung hay bác bỏ những kết luận đã được đề xuất do kết quả của phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
Cung cấp những bằng chứng thực nghiệm mới dẫn tới sự cần thiết phải xây dựng các giả thuyết KH mới.
Những sự kiện khởi đầu
Kiểm tra hệ quả bằng thí nghiệm. Pha 1 Trực giác Trực giác Pha 3 Các hệ quả lôgic Pha 2