Phân loại hứng thú

Một phần của tài liệu kích thích hứng thú học tập của học sinh khi áp dụng phương pháp thực nghiệm giảng dạy chương 9. hạt nhân nguyên tử, vật lí 12 nâng cao (Trang 48)

8. Các chữ viết tắt trong đề tài

3.1.4.Phân loại hứng thú

 Căn cứ vào hiệu quả của hứng thú: Chia ra làm hai loại:

+ Hứng thú thụ động: Là loại hứng thú dừng lại ở ngắm nhìn, chiêm ngưỡng đối tượng gây nên hứng thú, không thể hiện mặt tích cực để nhận thức sâu sắc đối tượng hơn, làm chủ đối tượng và hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực liên quan đến đối tượng.

+ Hứng thú tích cực: Không chỉ chiêm ngưỡng đối tượng gây nên hứng thú mà đi vào hoạt động với mục đích chiếm lĩnh được đối tượng đó. Nó là một trong những nguồn kích thích sự phát triển nhân cách, hình thành kỹ xảo, nguồn gốc của sự sáng tạo.

 Căn cứ vào nội dung đối tượng, nội dung hoạt động: chia ra làm 5 loại:

+ Hứng thú vật chất: Là loại hứng thú biểu hiện thành nguyện vọng (như muốn có chỗ ở đầy đủ, tiện nghi, ăn ngon, mặc đẹp…).

+ Hứng thú nhận thức: Ta có thể hiểu hứng thú dưới hình thức học tập như: hứng thú Vật lý, hứng thú Triết học, hứng thú Tâm lý học…

+ Hứng thú lao động nghề nghiệp: Hứng thú một ngành nghề cụ thể: Hứng thú nghề sư phạm, nghề bác sĩ…

+ Hứng thú xã hội – chính trị. + Hứng thú nghệ thuật.

 Căn cứ vào khối lượng của hứng thú: Chia ra làm hai loại:

+ Hứng thú rộng: bao quát nhiều lĩnh vực, nhiều mặt nhưng thường không sâu.

+ Hứng thú hẹp: Hứng thú với từng mặt, từng khía cạnh, lĩnh vực cụ thể.

Trong cuộc sống, cá nhân đòi hỏi phải có cả hứng thú rộng và hứng thú hẹp. Vì nếu chỉ có hứng thú hẹp thì nhân cách của cá nhân sẽ không toàn diện, song nếu chỉ có hứng thú rộng mà không có hứng thú hẹp thì sự phát triển nhân cách sẽ hời hợt thiếu sự sâu sắc.

 Căn cứ vào tính bền vững: Chia ra làm hai loại:

+ Hứng thú bền vững: thường gắn liền với năng lực cao và sự nhận thức sâu sắc nghĩa vụ và thiên hướng của mình.

+ Hứng thú không bền vững: thường bắt nguồn từ sự nhận thức hời hợt đối tượng hứng thú.

 Căn cứ vào chiều sâu của hứng thú: Chia ra làm hai loại:

+ Hứng thú sâu sắc: thường thể hiện thái độ thận trọng, có trách nhiệm với hoạt động, công việc, mong muốn đi sâu vào đối tượng nhận thức để nắm vững đến mức hoàn hảo đối tượng của mình.

+ Hứng thú hời hợt bên ngoài.

 Căn cứ vào chiều hướng của hứng thú: Chia ra làm hai loại:

+ Hứng thú trực tiếp: có nghĩa là chủ thể tích cực tham gia trực tiếp vào hoạt động sáng tạo.

Ví dụ: Nhà văn say mê viết truyện, ca sĩ say mê biểu diễn, cầu thủ say mê đá bóng, nghệ sĩ biểu diễn không biết chán.

+ Hứng thú gián tiếp: là chủ thể hướng vào thưởng thức kết quả hoạt động.

Ví dụ: Có người say mê tiểu thuyết, đọc suốt thâu đêm, có người yêu thích bóng đá đến nổi cảm thấy đau khổ, thất vọng khi đội tuyển mình yêu thích thua cuộc.

=>> Khó có thể nói rằng loại hứng thú nào mãnh liệt hơn, có điều hứng thú trực tiếp hoạt động sáng tạo đòi hỏi phải có sự kiên trì, sáng tạo.

Một phần của tài liệu kích thích hứng thú học tập của học sinh khi áp dụng phương pháp thực nghiệm giảng dạy chương 9. hạt nhân nguyên tử, vật lí 12 nâng cao (Trang 48)