Thiết kế đề kiểm tra

Một phần của tài liệu kích thích hứng thú học tập của học sinh khi áp dụng phương pháp thực nghiệm giảng dạy chương 9. hạt nhân nguyên tử, vật lí 12 nâng cao (Trang 97)

8. Các chữ viết tắt trong đề tài

5.7.1Thiết kế đề kiểm tra

CÁC BƯỚC LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 9 VẬT LÝ 12 NÂNG CAO

 Bước 1: Xác định trọng số điểm cho từng nội dung kiến thức.

 Bài 52: Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử. Độ hụt khối: 1,5đ

 Bài 53: Phóng xạ: 3đ.

 Bài 54: Phản ứng hạt nhân: 3đ.

 Bài 55: Bài tập về phóng xạ và phản ứng hạt nhân: 2đ.

 Bài 56: Phản ứng phân hạch: 0,5đ.

 Bước 2: Xác định điểm cho từng mức độ nhận thức.

 Biết: 2đ.  Hiểu: 3,5đ.  Vận dụng: 2,5đ.  Phân tích: 1đ.  Tổng hợp: 0,5đ  Đánh giá: 0,5đ.

 Bước 3: Xác định điểm cho từng hình thức câu hỏi.

 Trắc nghiệm: 7đ.

 Tự luận: 3đ

 Bước 4: Xác định điểm cho từng hình thức câu hỏi.

 Trắc nghiệm: 7đ – 14 câu

A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 9

Mức độ

Nội dung

Biết Hiểu Vận dụng Phân tích Tổng hợp Đánh giá

TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL

Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử. Độ hụt khối. 0,5 1 0,5 1 0,5 1 Phóng xạ 0,5 1 0,5 1 0,5 1 1,0 1 0,5 1 Phản ứng hạt nhân. 0,5 1 0,5 1 0,5 1 Bài tập về phóng xạ và phản ứng hạt nhân. 0,5 1 0,5 1 0,5 1 0,5 1 Phản ứng phân hạch. 0,5 1 TỔNG 2,0 4 3,5 5 2,5 4 1,0 2 0,5 1 0,5 1

B. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đơn vị đo khối lượng nào không sử dụng trong việc khảo sát các phản ứng hạt nhân?

A. 10-27 kg. B. u (đơn vị khối lượng nguyên tử).

C. Tấn. D. MeV/c2

.

Câu 2: Một lượng chất phóng xạ ban đầu có khối lượng 1mg. Sau 15,2 ngày độ phóng xạ giảm 93,75%. Độ phóng xạ của Rn còn lại là

A. 5,03.1011 Bq. B. 3,58.1011 Bq C. 3,40.1011 Bq. D. 3,88.1011 Bq.

Câu 3: Cho phản ứng hạt nhân: , X là hạt nhân nào sau đây? A. B.

C. D.

Câu 4: Độ hụt khối của hạt nhân là (đặt N = A - Z):

A. = Nmn – Zmp B. = m – Nmp – Zmp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 5: Cho phản ứng hạt nhân biết số Avôgađrô NA =

6,02.1023. Năng lượng tỏa ra khi tổng hợp được 1g khí Heli là bao nhiêu?

A. = 503,272.103 J B. = 423,808.109 J

C. = 503,272.109 J D. = 423,808.103 J

Câu 6: Lực hạt nhân là lực nào sau đây?

A. Lực tương tác giữa các nulôn. B. Lực điện. C. Lực tương tác giữa các thiên hà. D. Lực từ.

Câu 7: Trong các phản ứng hạt nhân có sự bảo toàn A. động năng. B. điện tích.

C. động lượng. D. năng lượng toàn phần.

Hãy chỉ ra câu sai.

Câu 8: Cho các tia , và bay qua khoảng không gian giữa hai bản cực của một tụ điện thì

A. Tia lệch nhiều hơn cả, sau đến tia và tia .

B. Tia lệch về phía bản dương, tia lệch về phía bản âm của tụ điện. C. Tia không bị lệch.

D. Tia không bị lệch.

Câu 9: Hạt nhân Rađi phóng xạ . Hạt bay ra có động năng 4,78 MeV. Tốc độ của hạt có giá trị là?

A. 1,5.107 m/s. B. 17.105 m/s. C. 1,7.105 m/s. D. 15.107 m/s.

Câu 10: Hạt nhân có cấu tạo gồm:

A. 92p và 146n. B. 238p và 146n C. 238p và 92n. D. 92p và 238n.

Câu 11: Đồng vị sau một chuỗi phóng xạ và biến đổi thành . Số phóng

xạ và trong chuỗi là:

A. 7 phóng xạ và 4 phóng xạ B. 5 phóng xạ và 5 phóng xạ

C. 10 phóng xạ và 8 phóng xạ D. 16 phóng xạ và 12 phóng xạ

Câu 12: Biết các năng lượng liên kết của lưu huỳnh , crôm , urani , theo thứ tự là 270 MeV, 447 MeV, 1785 MeV. Hãy sắp xếp các hạt nhân ấy theo thứ tự độ bền vững tăng lên.

A. U < S < Cr. B. S < U < Cr. C. S < Cr < U. D. Cr < S < U

Câu 13:Hạt nhân phóng xạ . Hạt nhân con sinh ra là?

A. 6p và 7n. B. 7p và 7n. C. 7p và 6n. D. 5p và 6n.

Câu 14: Sự phân hạch là sự vỡ một hạt nhân nặng.

A. Thường xảy ra một cách tự phát thành nhiều hạt nhân nhẹ hơn. B. Thành hai hạt nhân nhẹ hơn do hấp thụ một nơtrôn.

C. Thành hai hạt nhân nhẹ hơn và vài nơtrôn, sau khi hấp thụ một nơtrôn chậm. D. Thành hai hạt nhân nhẹ hơn, thường xảy ra một cách tự phát.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: là chất phóng xạ với chu kì bán rã 15 giờ. Ban đầu có một lượng thì sau một khoảng thời gian bao nhiêu lượng chất phóng xạ trên bị phân rã 75% (1,0đ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 2: Cho phản ứng hạt nhân:

a) Xác định số khối, nguyên tử số và tên gọi hạt nhân X (0,5đ)

b) Phản ứng đó tỏa ra hay thu năng lượng. Tính độ lớn năng lượng tỏa ra hay thu đó theo đơn vị jun (1,0đ).

Cho biết: mAr = 36,956889u; mCl = 36,956563u; mn = 1,008665u

mp = 1,0072676u.

Câu 3: Em hãy thiết lập cách giải chung đối với bài tập về phản ứng hạt nhân? (0,5đ)

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA I. TRẮC NGHIỆM 1. C 8. D 2. B 9. A 3. B 10. A 4. C 11. A 5. B 12. A 6. A 13. B 7. A 14. B II TỰ LUẬN

Câu 1: Chất phóng xạ bị phân rã 75%, còn lại 25%, suy ra m/m0 = 0,25 suy ra t/T = 2 → t = 30h.

Câu 2: a) A = 1, Z = 1, prôtôn.

b) Thu năng lượng; 2,56.1013 J.

Câu 3:- Dựa vào đề bài viết được phương trình phản ứng.

- Xem dữ kiện đề bài cho cùng với yêu cầu của đề. Từ đó tìm ra cách giải. - Kiểm tra kết quả trả lời.

* Nhận xét: Do điều kiện thực tập ở trường phổ thông, em được phân công dạy lớp 10 NC, 10CB, 11NC và 11CB nên em chưa có điều kiện áp dụng đề tài này vào thực tiễn giảng dạy, sau này khi về trường THPT em sẽ hoàn thiện thêm.

KẾT LUẬN

Để đáp ứng được những vấn đề phát triển của khoa học và công nghệ ngoài đổi mới cấu trúc và nội dung sách giáo khoa ở bậc phổ thông thì việc đổi mới phương pháp dạy học cũng là một vấn đề không kém phần quan trọng để đưa giáo dục phù hợp với xã hội.

Chương trình nội dung sách giáo khoa thay mới, nên biện pháp hữu hiệu nhất mang lại kết quả cao trong quá trình dạy học đó là sự cố gắng, nỗ lực, tìm tòi nghiên cứu hết mình của người giáo viên theo phương châm mà ngành giáo dục đề ra là “Tận tâm, tận lực, tận tụy hết lòng vì học sinh thân yêu”.

Trong sự hình thành và phát triển hứng thú học tập của HS, ngoài những yếu tố chủ quan như trình độ phát triển trí tuệ của HS, thái độ của HS đối với môn học, điều kiện vật chất…, còn có một yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định tới hứng thú học tập của HS, đó là bản thân GV với khả năng tổ chức quá trình dạy học.

Hiểu được sự cần thiết phải kích thích hứng thú học tập của HS, hiểu được sự hướng dẫn của thầy Trần Quốc Tuấn, thời gian qua em đã nghiên cứu và thực hiện đề tài này.

Việc thực hiện đề tài, một mặt giúp nắm bắt được mức độ hứng thú với các môn học của học sinh THPT. Đó là cơ sở để đề xuất các biện pháp phù hợp để hình thành và nâng cao hứng thú học tập của học sinh nhằm giúp các em đạt kết quả học tập tốt hơn.

Thực tế điều tra cho thấy, phần lớn học sinh đã nhận thức được tầm quan trọng của học tập. Tuy nhiên giữa nhận thức và hành động lại có sự mâu thuẩn. Nguyên nhân căn bản là chưa có động cơ học tập đúng đắn. Kinh nghiệm dạy và học cho thấy: Học sinh chỉ có kết quả học tập cao khi họ có hứng thú thực sự đối với môn học. Việc tạo hứng thú học tập cho học sinh là điều kiện tiên quyết, là cách tối ưu giúp các em lĩnh hội tri thức cũng như đảm bảo cho sự thành công trong mỗi cuộc đời của mỗi cá nhân.

Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết cho hoạt động giáo dục là phải tổ chức dạy và học như thế nào để hình thành và nâng cao hứng thú cho học sinh. Những kết quả thu được từ đề tài hi vọng sẽ cung cấp một phần nào đó những cơ sở để thực hiện nhiệm vụ vô cùng phức tạp và khó khăn đó. Đồng thời đề tài này ít nhiều cũng phản ánh đến sự cố gắng, khắc phục khó khăn trên đây của người giáo viên.

Về cơ bản em đã hoàn thành công việc của mình với sự cố gắng cao nhất, hoàn thành nhiệm vụ mà đề tài đã đặt ra: tìm hiểu lí luận chung về dạy học và hứng thú học tập, tìm hiểu nôi dung và phương pháp giảng dạy. Từ đó lựa chọn, xây dựng phương pháp dạy học kích thích hứng thú học tập của HS, soạn giáo án một số bài trong chương 9. Hạt nhân nguyên tử, Vật lí 12 nâng cao.

Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế và chưa có điều kiện để vận dụng vào thực nghiệm giảng dạy chương trình Vật lí 12 nên đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Mai Khanh, Bài giảng Tâm lí học XH và giao tiếp XH. ĐH Cần Thơ.2002.

2. Lê Phước Lộc, Trần Quốc Tuấn,… Lý luận dạy học Vật lí ở THPT. ĐH Cần Thơ.2004.

3. Nguyễn Trọng Sửu, Nguyễn Hải Châu,… Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK Vật lí 12. Bộ GD- ĐT.2008.

4. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học Vật lí ở Trường THPT. NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 1999.

5. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế. Phương pháp dạy học Vật lí ở Trường THPT. NXB Đại học Sư phạm. 2002.

6. Phạm Hữu Tòng. Lý luận dạy học Vật lí ở Trường THPT. NXB giáo dục. 2001. 7. Phạm Hữu Tòng. Dạy học Vật lí ở THPT theo định hướng phát triển hoạt động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học. NXB ĐH Sư phạm. 2004.

8. Phạm Hữu Tòng. Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học Vật lí. Bài giảng chuyên đề cao học. Đại học Sư phạm - Đại học quốc gia Hà Nội. 1995.

9. Phạm Hữu Tòng. Hình thành kiến thức, kỹ năng phát triển trí tuệ và năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học Vật lí. NXB giáo dục. 1996.

10. Trần Quốc Tuấn. Bài giảng Lý luận dạy học Vật lí ở THPT. Đại học Cần Thơ. 2007.

11. Trần Quốc Tuấn. Bài giảng Phân tích chương trình Vật lí THPT. Đại học Cần Thơ. 2007.

12. Trần Quốc Tuấn. Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh trong dạy học Vật lí ở THPT. Bồi dưỡng giáo viên THPT chu kỳ 3. ĐHCT. 2004. 13. Trần Quốc Tuấn. Chuyên đề PPDH Vật lí NC. ĐH Cần Thơ. 2004.

14. Trần Quốc Tuấn. Đổi mới phương pháp dạy học Vật lí 12. Hội nghị bồi dưỡng giáo viên cốt cán các tỉnh (thành phố) thực hiện chương trình SGK lớp 12 THPT. 2009.

15. Hội nghị tập huấn Phương pháp dạy học Vật lí THPT, Bộ GD-ĐT. Hà Nội 10/2000.

Một phần của tài liệu kích thích hứng thú học tập của học sinh khi áp dụng phương pháp thực nghiệm giảng dạy chương 9. hạt nhân nguyên tử, vật lí 12 nâng cao (Trang 97)