Chứng khoán bị tác động mạnh bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu:

Một phần của tài liệu báo cáo chiến lược công ty cổ phần tập đoàn hòa phát (Trang 45)

I. PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG GIÁ CHỨNG KHOÁN CỦA TẬP ĐOÀN HOÀ PHÁT

c. Chứng khoán bị tác động mạnh bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu:

Thị trường chứng khoán(TTCK) Việt Nam cũng chịu sự tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu .

Khủng hoảng tài chính với sức lan tỏa nhanh chóng đã tác động đến các quốc gia vốn là thị trường xuất khẩu hàng hóa của nhiều doanh nghiệp niêm yết như Mỹ ,lien minh Châu Âu ,Nhật Bản ,Hàn Quốc …Khủng hoảng tài chính làm sức mua của các thị trường trên giảm sút nghiêm trọng ảnh hưởng dáng kể đến kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết làm giá cổ phiếu của các doanh nghiệp này vốn đang sụt giảm lại có khả năng phục hồi .

Khủng hoảng tài chính đã làm cho các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng cổ phiếu ,trái phiếu .Tính từ đầu tháng 8/2008 đến đầu tháng 10/2008 các nhà đầu tư nước ngoài đã lien tục bán ròng cổ phiếu với tổng giá trị lên 1.278 tỷ đồng và khoảng 13,5 ngàn tỷ đồng đối với trái phiếu .Với giá trị bán ra khổng lồ này đã phần không nhỏ vào sự sụt giảm của chỉ số VN-Index và Hastc-Index thời gian qua .Trước đó ,nhiều ý kiến đã “trấn an” các nhà đầu tư là sẽ không có chuyện các

nhà đầu tư ngoại rút vốn vì phần lớn các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là các quỹ đóng.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến TTCK Việt Nam là yếu tố tâm lý ,tâm lý giá xuống đã phản ảnh “sức khỏe” nền kinh tế và đe dọa tính thanh khoản của thị trường .Đó là khi ,giá chứng khoán xuống quá thấp thì người bán lại không muốn mua nhưng người mua cũng sẽ không dám bán do vẫn còn lo sợ chứng khoán sẽ tiếp tục giảm nữa .Khi đó từ khủng hoảng niềm tin thị trường sẽ chuyển sang một cuộc khủng hoảng khác nguy hiểm hơn nhiều :khủng hoảng về tính thanh khoản.

3. Phân tích sự biến động chứng khoán 6 tháng đầu năm 2011

Tình hình kinh doanh của tập đoàn Hòa Phát trong 6 tháng đầu năm 2011 tương đối phát triển mạnh, doanh thu 17.500 tỷ đồng tăng 21% so với năm 2010, lợi nhuận sau thuế đạt 1027 tỷ đồng, đạt 55% kế hoạch của năm, chủ yếu là ngành thép xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận. lợi nhuận trên 1 cổ phiếu của cổ đông HPG là 5.528 đồng/cổ phiếu; cổ tức 40%. HPG đã giành được vị trí số 1 về thị phần thép xây dựng cả nước với thị phần khoảng 16%, do đó tình hình chứng khoán của HPG tương đối ổn định qua 6 tháng, chỉ biến động mạnh vào tháng 3 và cuối tháng 5 do sự biến động của nền kinh tế vĩ mô.

Bảng số liệu và biểu đồ thể hiện sự biến động chứng khoán 6 tháng đầu năm 2011:

Bảng số liệu chứng khoán theo tuần Tháng Ngày Giá đóng cửa 1 7/1/2011 37.7 14/01/2011 37.2 21/01/2011 38.4 28/01/2011 38.7 2 11/2/2011 38.7 18/02/2011 36.3 25/02/2011 33.2 3 4/3/2011 29.7 11/3/2011 34.2 18/03/2011 35 25/03/2011 36 4 1/4/2011 34.9 8/4/2011 35.2 15/04/2011 35.2 22/04/2011 33.3 29/04/2011 34.2 5 6/5/2011 35.2 13/05/2011 35 20/05/2011 32.3 27/05/2011 31.5 6 3/6/2011 34.5 10/6/2011 34 17/06/2011 31.7 24/06/2011 31.8

Đồ thị giá chứng khoán theo tuần

Ngày Giá Ngày Giá Ngày Giá Ngày Giá

đóng cửa đóng cửa đóng cửa đóng cửa 30/06/2011 30.6 19/05/2011 34.0 1/4/2011 34.9 18/02/2011 36.3 29/06/2011 31.1 18/05/2011 34.1 31/03/2011 35.0 17/02/2011 36.5 28/06/2011 31.5 17/05/2011 34.3 30/03/2011 35.2 16/02/2011 36.9 27/06/2011 31.2 16/05/2011 34.9 29/03/2011 36.0 15/02/2011 37.3 24/06/2011 31.8 13/05/2011 35.0 28/03/2011 36.1 14/02/2011 38.0 23/06/2011 32.1 12/5/2011 34.7 25/03/2011 36.0 11/2/2011 38.7 22/06/2011 33.0 11/5/2011 35.2 24/03/2011 35.8 10/2/2011 38.9 21/06/2011 32.5 10/5/2011 35.2 23/03/2011 35.5 9/2/2011 39.0 20/06/2011 31.5 9/5/2011 35.1 22/03/2011 35.0 8/2/2011 39.2 17/06/2011 31.7 6/5/2011 35.2 21/03/2011 34.5 28/01/2011 38.7 16/06/2011 33.2 5/5/2011 35.3 18/03/2011 35.0 27/01/2011 38.7 15/06/2011 32.7 4/5/2011 35.2 17/03/2011 33.4 26/01/2011 37.7 14/06/2011 33.4 29/04/2011 34.2 16/03/2011 32.8 25/01/2011 37.5 13/06/2011 33.7 28/04/2011 34.5 15/03/2011 33.4 24/01/2011 38.0

10/6/2011 34.0 27/04/2011 34.8 14/03/2011 32.5 21/01/2011 38.4 9/6/2011 34.1 26/04/2011 34.4 11/3/2011 34.2 20/01/2011 38.5 8/6/2011 34.0 25/04/2011 34.7 10/3/2011 32.6 19/01/2011 38.5 7/6/2011 34.9 22/04/2011 33.3 9/3/2011 31.1 18/01/2011 37.4 6/6/2011 33.5 21/04/2011 34.0 8/3/2011 29.7 17/01/2011 37.3 3/6/2011 34.5 20/04/2011 34.4 7/3/2011 29.7 14/01/2011 37.1 2/6/2011 34.5 19/04/2011 34.5 4/3/2011 29.7 13/01/2011 37.1 1/6/2011 33.6 18/04/2011 35.1 3/3/2011 29.7 12/1/2011 36.9 31/05/2011 32.0 15/04/2011 35.2 2/3/2011 29.8 11/1/2011 37.1 30/05/2011 30.5 14/04/2011 35.1 1/3/2011 31.2 10/1/2011 37.5 27/05/2011 31.5 13/04/2011 35.0 28/02/2011 31.8 7/1/2011 37.7 26/05/2011 30.0 8/4/2011 35.2 25/02/2011 33.1 6/1/2011 37.2 25/05/2011 28.6 7/4/2011 35.2 24/02/2011 32.0 5/1/2011 37.6 24/05/2011 29.9 6/4/2011 35.9 23/02/2011 32.9 4/1/2011 38.5 23/05/2011 31.0 5/4/2011 34.9 22/02/2011 33.1 20/05/2011 32.3 4/4/2011 35.0 21/02/2011 34.5

Bảng số liệu chứng khoán 6 tháng đầu năm 2011

Đồ thị giá chứng khoán 6 tháng đầu năm 2011

Dựa vào đồ thị trên ta thấy giá chứng khoán của tập đoàn Hòa Phát tương đối ổn định chỉ biến động mạnh vào thời điểm tháng 3 và tháng 5 năm 2011, do các yếu tố tác động như sau:

• Yếu tố bên trong:

- So với quý 1 năm 2011, doanh thu và lợi nhuận sau thuế quý 2/2011 của Tập đoàn có sự giảm nhẹ, doanh thu giảm 5% và lợi nhuận sau thuế giảm 15%.

- LNST riêng trong Q2/2011 đạt 474 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Khu liện hợp sản xuất thép Hòa Phát được xây dựng trên diện tích 90 ha tại xã

Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương với thiết kế công suất 1 triệu tấn/năm sử dụng lò truyền thống, bắt đầu hoạt động từ Q2/2010 với đóng góp thấp chiếm 11,6% LNST của cả tập đoàn. Tuy nhiên, đến Q2/2011, dự án hoạt động 100% năng suất, đóng góp 26,8% LNST cho tập đoàn.

- Trong bối cảnh TTCK đang trong giai đoạn trầm lắng, thanh khoản sụt giảm đã làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu HPG. Công ty có kế hoạch mua 10 triệu cổ phiếu quỹ từ 22/3 đến 22/6/2011. Nguồn tiền dùng để mua cổ phiếu quỹ được lấy từ nguồn tiền mặt dư thừa từ lợi nhuận chưa phân phối hay thặng dư vốn cổ phần. Theo HPG, việc mua cổ phiếu quỹ không ảnh hưởng đến nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư trong năm 2011 bởi hiện tại HPG có lượng lớn tiền mặt (hơn 1.000 tỷ đồng) đủ để trang trải mọi hoạt động trong năm 2011 mà không cần phải vay ngân hàng.

- Tại hội nghị ngày 8/3/2011. Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị số 02, 03, 04/NQHP-2011 của Hội đồng quản trị như sau: 1. Kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2011 toàn Tập đoàn

+ Doanh thu toàn Tập đoàn dự kiến: 17.500 tỷ đồng

+ Lợi nhuận sau thuế toàn Tập đoàn dự kiến: 1.865 tỷ đồng

2. Mức chi, thời hạn trả cổ tức năm 2010 và trình Đại hội đồng cổ đông:

+ Tỷ lệ trả cổ tức: 30% trong đó 20% đã tạm ứng bằng tiền mặt ngày 15/12/2010; 10% còn lại thực hiện trong sáu tháng cuối năm 2011.

3. Mức trả cổ tức năm 2011 là 40% và trình Đại hội đồng cổ đông quyết định.

• Yếu tố bên ngoài:

- Lạm phát: Lạm phát tăng, chính sách tín dụng tiếp tục thắt chặt, giá vật tư đầu vào liên tục biến động đã khiến cho không ít doanh nghiệp hoạt động cầm chừng thậm chí dừng hoạt động.Trong ba tháng đầu năm, chỉ riêng tháng 1 có mức lạm phát thâp dưới 2% còn lạm phát tháng 2 và 3 đều đạt trên 2% với mức tăng cụ thể là 2,09% và 2,17%.

- Biến động tỷ giá:Phần lớn nguyên liệu đầu vào của ngành thép là nhập khẩu. Do đó, ngoài việc chịu sự biến động của giá nguyên liệu đầu vào, các DN ngành thép

còn phải chịu rủi ro tỷ giá. Ngày 11/2/2011, NHNN điều chỉnh tỷ giá VND/USD tăng 9,3%. Điều này sẽ khiến các khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá của các DN trong ngành tăng cao.

- Lãi suất tăng cao:Lãi suất huy động đã có lúc lên cao tới 17%/năm, Ngân hàng nhà nước đã đưa ra mức lãi suất trần 14%/năm cho tiền gửi có kỳ hạn bằng VND vào cuối tháng 2. mức lãi suất huy động bằng USD cũng được các ngân hàng thương mại duy trì ở mức cao từ 5% – 6% /năm. Trong khi đó, mức lãi suất cho vay bằng VND được duy trì ở mức khá cao trong suốt quý I, dao động từ 18% - 20%, khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc lựa chọn vay vốn từ ngân hàng.Việc vay vốn đối với doanh nghiệp khó khăn, vay với lãi suất cao, mà tình hình số nợ ngắn hạn của HPG cao so với nợ dài hạn.

- Kể từ 22h ngày 29/3/2011 các mặt hàng xăng, dầu diesel, dầu ma-zút đều được điều chỉnh tăng giá. Giá điện, giá xăng dầu trong nước tăng cũng góp phần đẩy giá thành sản xuất thép lên cao. Từ đầu năm 2011, giá xăng tăng 2.900 đồng/lít, mỗi tấn thép tiêu hao 50 lít xăng, như vậy việc giá xăng trong nước tăng khiến mỗi tấn thép phải "đội" thêm 145.000 đồng. Giá điện cũng tăng từ 1/3, tuy không tác động lớn đến giá thành nhưng cũng chiếm từ 6 - 8% cơ cấu giá thành của thép.

Giá nguyên liệu đầu vào tiếp tục tăng cao. Đầu vào cho ngành thép là quặng sắt và thép phế. Hiện nay, nước ta phải nhập khẩu tới 70% thép phế và chỉ sản xuất được khoảng 20% thép dẹt với 100% nguyên liệu nhập khẩu. Như vậy, ngành thép Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều từ biến động của giá phôi trên thế giới.

+ Nguyên liệu sản xuất phôi thép chủ yếu là quặng sắt và than cốc. Từ cuối năm 2010, giá bán quặng sắt và than cốc trên thị trường thế giới đã tăng cao. Các nước Australia, Brazil chiếm đến 70% thị phần thế giới. Họ gần như độc quyền và mỗi năm đều tăng giá từ 30 - 40%. Than cốc cũng được cung cấp từ Trung Quốc và các nước này cũng đã tăng đến 70%.

+ Giá các vật tư nhiên liệu đầu vào hiện cũng đều tăng ở mức 2 con số, giá than tăng 41% từ đầu tháng 4/2011; giá xăng dầu tăng từ 32 - 43%; giá điện tăng 15,28%. Kể từ đầu năm giá nguyên liệu đầu vào của ngành thép như quặng sắt,

than cốc, phôi thép và thép phế tăng hoặc giữ ở mức giá cao hơn năm 2010 từ 20 - 30%.

+ Tại thị trường Việt Nam, giá chào bán phôi thép dao động từ 550 - 590 USD/tấn CFR (giá thành và cước phí vận chuyển đến nơi giao hàng), giảm từ 80 - 110 USD/tấn. Giá chào bán thép phế loại HMS 1/2 80:20 hiện ở mức 360 - 380 USD/tấn, giảm 100 USD/tấn so với tháng 4/2010, loại thép phế rời, giá chào là 410 - 420USD/tấn nhập khẩu từ thị trường Đông Nam á

+ Các loại nguyên liệu khác như quặng sắt, than cốc, than mỡ trên thị trường thế giới cũng đang giảm hoặc đứng giá. Nguyên nhân chính dẫn đến giá nguyên liệu giảm là do nhu cầu thấp, sản phẩm thép tiêu thụ chậm, các nhà máy đang vận hành dưới công suất thiết kế, trong khi nguồn cung dồi dào.

- Nguồn phôi chưa đủ khiến sắt thép phế còn có nhu cầu cao

+ Nguyên liệu sản xuất thép như quặng sắt, than cốc, phôi, thép phế không phải thế mạnh của Việt Nam. Do đó nguồn cung nguyên liệu của ngành thép dựa nhiều vào nguồn nhập khẩu từ thị trường thế giới. Sau nhiều nỗ lực trong những năm gần đây, từ chỗ chỉ tự chủ được khoảng 30 % nhu cầu phôi thép, đến thời điểm hiện tại sản xuất phôi thép trong nước đã đáp ứng được 70 %. Do cung chưa đủ cầu nên thị trường phôi thép nói riêng chưa rơi sâu vào vòng xoáy khủng hoảng thừa. Giá phôi và các nguyên liệu đầu vào của ngành thép trên thị trường thế giới đều đang ổn định ở mức cao. Đây vẫn là điều kiện tốt cho ngành sắt thép phế (sử dụng để luyện phôi) phát triển.

+ Một biến động nữa cũng sẽ tác động không nhỏ tới thị trường sắt thép phế là giá quặng sắt đang có xu hướng giảm. Hiện giá quặng sắt loại 62% Fe vẫn ở mức khoảng 170-175 USD/MT CFR Trung Quốc. Khi giá quặng sắt giảm, các nhà sản xuất sẽ giảm thu mua sắt thép phế mà chuyển qua mua quặng sắt để giảm chi phí.

- Thị trường bất động sản: Thị trường bất động sản năm 2011 rơi vào tình trạng đóng băng.

- Áp lực cạnh tranh. Hiện tượng cấp giấy phép đầu tư tràn lan vào ngành thép có thể khiến cho ngành thép bị vỡ quy hoạch và gây ra những hậu quả khó lường. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), các nhà máy của Tập đoàn Hoa Sen, Nhà máy Thống Nhất, Liên doanh Tata steel và Vnsteel khi đi vào sản xuất thì nguồn

cung thép sẽ tăng gấp 2 lần lượng tiêu thụ của thị trường nội địa. Trong khi đó, nhu cầu thép xây dựng sẽ giảm khi nhiều công trình được đầu tư bằng vốn ngân sách bị giãn, tạm dừng tiến độ theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.

Với những diễn biến hiện nay, tình hình sản xuất kinh doanh 6 tháng cuối năm nay sẽ khó khăn hơn 6 tháng đầu năm với nhiều biến động khó đoán định.

Một phần của tài liệu báo cáo chiến lược công ty cổ phần tập đoàn hòa phát (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w