PHÂN TÍCH THÔNG SỐ TÀI CHÍNH TẠI TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 2008-

Một phần của tài liệu báo cáo chiến lược công ty cổ phần tập đoàn hòa phát (Trang 26)

2008-2010

Chỉ số tài chính 2010 2009 2008

I. Khả năng thanh toán

1. Khả năng thanh toán hiện thời 1.28 1.17 3.06 2. Khả năng thanh toán nhanh 0.54 0.61 1.61 II. Thông sô hoạt động

1. Kỳ thu tiền bình quân 57.57 39.13 31.00 2. Vòng quay khoản phải thu 6.25 9.20 11.61 3. Kỳ trả tiền bình quân 27.37 26.03 14.98 4. Vòng quay khoản phải trả 13.15 13.83 24.03 5. Vòng quay hàng tồn kho 3.28 4.01 3.10

6. Vòng quay tài sản 0.96 0.79 1.48

6. Vòng quay tài sản cố định 3.10 2.65 6.61 III. Đòn bẩy kinh doanh

1. Hệ số nợ 0.55 0.51 0.23

2. Hệ số nợ dài hạn 0.24 0.10 0.01

IV. Khả năng sinh lời

1. LN gộp biên 0.17 0.24 0.15

2. Khả năng sinh lợi ròng 0.10 0.16 0.10

3. ROA 0.09 0.12 0.15

5. Số nhân vốn chủ 2.33 2.12 1.39

1.Các thông số khả năng thanh toán: 1.1 Khả năng thanh toán:

Khả năng thanh toán hiện thời là thước đo thanh toán được sử dụng nhiều nhất. Năm 2008, khả năng thanh toán hiện hành khá cao (cứ 3,06 đồng lưu thông đảm bảo cho 1 đồng đến hạn trả nợ): Con số này quá cao cho thấy Tập đoàn đầu tư quá mức vào tài sản ngắn hạn so với nhu cầu của Tập đoàn. Vay nợ ngắn hạn để đầu tư cho các phương án dài hạn. Dựa vào bảng cân đối kế toán ta có thể thấy, năm 2008 tình hình lạm phát nhưng Tập đoàn không dự trữ tiền mặt nhiều. Năm 2009, 1.17 cho thấy công ty này đang có 1.17 đồng lưu thông đảm bảo cho 1 đồng đến hạn nợ. Điều này thấy năm 2009 công ty đã đầu tư tương đối đúng mức vào tài sản ngắn hạn so với nhu cầu của doanh nghiệp, đồng thời 1.17 > 1 là tốt với chủ nợ do công ty có khả năng thanh toán tốt và ảnh hưởng không lớn đến khả năng sinh lợi của công ty. Đến năm 2010, tỉ số này tăng lên 1.28 nhưng lượng tăng không đáng kể , công ty vẫn giữ ở mức hấp dẫn được các chủ nợ tuy nhiên sự ảnh hưởng tới khả năng sinh lợi của công ty cũng nhiều hơn. Như vậy, qua chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện thời chúng ta thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty vẫn rất tốt.

Tỷ lệ thanh toán nhanh cho biết mối quan hệ so sánh giữa tiền và các khoản tương đương tiền với các khoản nợ ngắn hạn. Qua 3năm ta thấy, khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm dần như vậy khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng kém dần. Nguyên nhân chủ yếu là do lượng hàng tồn kho của công ty qua 3 năm tăng khá lớn từ 1820239669743 lên 4540810505212 trong khi nguồn vay vốn ngắn hạn cũng tăng từ 1256330621478 lên 6136481866444. Hệ số này giảm dần từ 1.6 xuống 0.5 cho thấy công ty ngày càng gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ khi đến hạn.

2.Thông số hoạt động: Kỳ thu tiền bình quân:

Kỳ thu tiền bình quân cho biết bình quân trong một kỳ hàng bán ra thì bao nhiêu ngày thu được tiền. Tỷ số này càng nhỏ càng tốt, cho thấy vốn của công ty ít bị chiếm dụng. Với kết quả trên ta thấy kỳ thu tiền của công ty tăng từ 31 ngày lên 57,59 ngày, tức là năm 2010 cần hơn 57 ngày để một khoản phải thu chuyển thành tiền , công ty cần xem xét để tìm cách giảm tỷ số này.

Vòng quay khoản phải thu:

Qua năm vòng quay khoản phải thu giảm từ 11.61 xuống 6.05 cho thấy doanh thu từ việc bán tín dụng của công ty ngày càng giảm. Chính điều này đã làm kì thu tiền bình quân tăng mạnh, nguồn vốn của công ty bị chiếm dụng nhiều .

Qua 3 năm ta thấy kì trả tiền bình quân có tăng đáng kể từ 14.98 lên 27,3 , điều này Tập đoàn có chiếm dụng vốn của người khác nhưng tương đối không cao. Đồng thời qua 3 năm, kì thu tiền bình quân luôn lớn hơn nhiều so vơi kì trả tiền bình quân, như vậy khả năng chiếm dụng vốn của Tập đoàn rất thấp và khả năng quản lý các khoản phải thu nợ kém, chưa hiệu quả, khả năng chiếm dụng vốn của người khác đối với Tập đoàn rất cao.

Vòng quay khoản phải trả:

Chỉ có năm là chiếm tỷ lệ cao 24.03, còn 2 năm còn lại thì không có gì biến động đáng chú ý.

Vòng quay hàng tồn kho:

Thời gian giải toả hàng tồn kho trong 2 năm 2009-2010 giảm từ 149.7 xuống 138.4 trong khi lượng hàng tồn kho lại tăng mạnh từ 2.556.676.319.108 lên 4.540.810.505.212, mức độ luân chuyển tồn kho lại tăng không đáng kể lam cho hàng tồn kho dự trữ nhiều , sản phẩm gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ.

Vòng quay tài sản:

Vòng quay tài sản cho biết một đồng tài sản đầu tư vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Qua bảng số liệu 2 năm 2009-2010 ta thấy vòng quay tài sản tăng từ 0.79 lên 0.96 chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của công ty có xu hướng tăng. Như vậy khả năng tạo ra doanh thu từ tài sản của công ty la tương đối tốt.

Vòng quay tài sản cố định:

Vòng quay tài sản cố định cho biết hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty. Tỷ số này càng cao càng cho thấy kết quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt. Qua 2 năm ta thấy tỉ lệ này có tăng từ 2.65 lên 3.1, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty tương đối tốt .

3.Thông số đòn bẩy tài chính: Thông số nợ:

Qua 3năm, tỉ số nợ của công ty là 0.23, 0.51 và 0.55. Như vậy tỉ số này nhìn chung là tăng, cho thấy công ty đang vận dụng đòn bẩy tài chính , tăng vốn chủ sở hữu, lượng tăng vốn vay ngắn hạn gần như tương đương với lượng giảm vốn vay

dài hạn. Như vậy việc sử dụng vốn vay của công ty sẽ giảm thiểu được rủi ro hơn nếu có sự biến động của thị trường, khả năng tự chủ của công ty cao vì không phụ thuộc nhiều vào nợ vay.

Thông số nợ dài hạn:

Hệ số nợ dài hạn cho thấy tầm quan trọng của nợ dài hạn trong nguồn vốn dài hạn của công ty. Qua 2 năm 2009-2010 ta thấy hệ số nợ dài hạn có tăng 0.14, tỉ lệ này là khá nhỏ cho thấy tỉ lệ nợ dài hạn trong nguồn vốn của công ty thấp và ít gây ra tác động đối với công ty.

4.Thông số khả năng sinh lời: Thông số lợi nhuận gộp biên:

Lợi nhuân gộp biên năm 2010 giảm từ 0,24 xuống 0,17 tương ứng mức giảm 0,07 lần so với năm 2009.

Thông số khả năng sinh lời:

Năm 2008 và năm 2010: một đồng doanh thu thuần tạo ra 0.1 đồng lợi nhuận ròng; năm 2009: một đồng doanh thu thuần tạo ra 0.16 đồng lợi nhuận ròng. Lợi nhuận ròng biên của công ty năm 2010 giảm so với 2009.

Thông số tỷ suất sinh lời trên tài sản:

Năm 2010, tổng tài sản Tập đoàn đạt 14.904 tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2009. Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của Tập đoàn là 9%, thấp hơn so với mức 12% năm 2009 và 15% năm 2008. Điều này được lý giải là do năm qua lượng vốn đầu tư vào các dự án của Tập đoàn là rất lớn, dẫn đến tổng tài sản tăng gần gấp đôi, trong khi các dự án này đều trong giai đoạn triển khai chưa có doanh thu dẫn đến vòng quay tổng tài sản của toàn Tập đoàn giảm xuống. Tỷ lệ lợi nhuận cận biên mặc dù đạt 10% nhưng không đủ bù đắp vòng quay tổng tài sản 0.96 lần.

Thông số tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữa:

Tỷ số này cho biết mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu, đây là tỷ số quan trọng đối với cổ đông vì nó đo lường hiệu quả đầu tư. Năm 2010, VCSH của toàn Tập đoàn tăng 33% . Tỷ lệ lợi nhuận trên VCSH đạt 22% thấp hơn mức 26% năm 2009. Mặc dù hệ số sinh lời trên VCSH ROE của Hòa Phát không có tăng trưởng so với năm 2009, nhưng trong bối cảnh khó khăn

chung thì kết quả này vẫn rất đáng khích lệ nếu so sánh với mức sinh lợi trung bình ngành của các DN trong nước cũng như một số nước trên thế giới.

Cụ thể, mức ROE bình quân của các DN ngành thép ở Việt Nam năm 2010 ở mức 19.36% thấp hơn so với con số 22% của Hòa Phát. Nếu xem xét hệ số này của các nước trong khu vực và một số nước đang phát triển thì Hòa Phát vẫn đang có mức sinh lợi trên vốn chủ tốt nhất.

Một phần của tài liệu báo cáo chiến lược công ty cổ phần tập đoàn hòa phát (Trang 26)