Sinh viên cần nâng cao hơn nữa tính chủ động,tích cực trong tự giáo dục

Một phần của tài liệu Sự vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng vào công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên việt nam hiện nay (Trang 75)

của sinh viên giúp cho các tổ chức Đoàn, Hội có những định hướng đúng đắn, thiết thực. Đoàn và Hội phải là tổ chức đi đầu trong việc nêu gương, giáo dục định hướng lý tưởng, lòng yêu nước, tinh thần cách mạng cho họ, giúp sinh viên nhận thức đúng về các giá trị đạo đức mới. Đồng thời, vận động sinh viên chống lại những loại hình văn hóa lạc hậu, phản động, đồi truỵ. Đó là những nhiệm vụ cần thiết giúp mỗi sinh viên ý thức hơn nữa về trách nhiệm của mình, luôn tu dưỡng đạo đức, vươn tới các giá trị chân, thiện, mỹ; tránh xa cái xấu, cái ác,…

3.4. Sinh viên cần nâng cao hơn nữa tính chủ động,tích cực trong tự giáo dục đạo đức dục đạo đức

Sinh viên là khách thể nhận sự giáo dục từ gia đình, nhà trường, xã hội; đồng thời họ cũng là những chủ thể chủ động trong quá trình tự giáo dục và thực hiện đạo đức. Sự nỗ lực học tập giúp sinh viên trang bị những kiến thức cơ bản phục vụ cho công việc và cuộc sống của mình. Đó không chỉ là những kiến thức trong nhà trường, mà còn bao gồm cả kỹ năng sống, cách giao tiếp, ứng xử. Sinh viên cần nhận thức rõ rằng, việc thực hiện đạo đức không chỉ là trách nhiệm, mà còn là quyền lợi của chính bản thân họ. Thực hiện đạo đức phải là một nhu cầu, trở thành hành động tự nguyện, tự giác của sinh viên.

Tự giáo dục là một công việc không đơn giản, sinh viên cần có nghị lực, ý chí và sự quyết tâm cao biến những nguyên tắc, chuẩn mực lý luận trở thành niềm tin, lẽ sống, tạo nên động lực thúc đẩy họ học tập tốt và luôn cố gắng hoàn thiện bản thân mình. Để tạo điều kiện phát huy tinh thần tự giáo

dục đạo đức của sinh viên, gia đình, nhà trường và xã hội cần kết hợp giáo dục để tạo nền tảng, định hướng cho sinh viên; thường xuyên động viên, khích lệ họ trong quá trình tự giáo dục; đầu tư cho trường học, thư viện, khu vui chơi lành mạnh, các hoạt động tập thể… để sinh viên có cơ hội thể hiện và phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của mình.

Quá trình giáo dục đạo đức, tư tưởng cho sinh viên là một quá trình lâu dài và phức tạp. Nó đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực không ngừng của tất cả mọi người, ở mọi phạm vi, mức độ và cả chính bản thân sinh viên. Vấn đề khó khăn nhất là làm thế nào để cho việc định hướng tư tưởng gần gũi và ăn nhập với hành động hiện thực. Do đó, muốn hoàn thành mục tiêu giáo dục con người toàn diện thì những giải pháp về giáo dục đạo đức phải được coi trọng và quan tâm hơn nữa để sinh viên có thể trở thành những người tiếp nối xuất sắc những truyền thống vẻ vang của dân tộc, là lực lượng hùng mạnh, tiên phong trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội như sự kỳ vọng của toàn xã hội.

KẾT LUẬN

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có một vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Người và trong cách mạng Việt Nam. Tư tưởng đó là hạt nhân cơ bản, là kết tinh của tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung. Tư tưởng đạo đức và đạo đức vĩ đại của người, là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho hành động của toàn Đảng, toàn dân và tất cả thế hệ trẻ chúng ta. Tư tưởng đó góp phần không nhỏ mạng lại những thắng lợi vẻ vang cho dân tộc ta, từ cách mạng giải phóng dân tộc đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. “ Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là gạch nối biện chứng giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Nó cứa đựng cả truyền thống dân tộc và nhân loại”[8, tr.122].

Thật cảm động và kính phục biết bao khi trong giờ phút cuối cùng mà Bác vẫn còn muốn phục vụ nhân dân đất nước và quốc tế lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa. Dù sắp phải đi xa nhưng Bác tha thiết mong muốn thế hệ trẻ chúng ta cũng như “toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của thế giới”[17, tr.512].

Đạo đức Hồ Chí Minh còn là đạo đức quốc tế thủy chung cao đẹp. Dân tộc và quốc tế đều là mục tiêu hướng tới của đạo đức Hồ Chí Minh. Bởi thế nên, “Trong cơn khủng hoảng về sự tiến bộ tinh thần về các giá trị đạo đức, nhân loại tự hào có Hồ Chí Minh và hướng về Người. Trong khi trăn trở vì một thế giới đang đứng trước thảm họa tha hóa về vật chất, con người đang bị đẩy vào việc đòi hỏi cuộc sống tiện nghi tối đa, xa dần cuộc sống thiên nhiên, xa cuộc sống giữa người với người, không cần sống có đạo lý… nhân loại lại tìm về tấm gương sáng ngời nhân cách của Hồ Chí Minh một tấm gương cho mọi thế hệ tiếp sau”[8, tr.315].

Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta xứng đáng là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới kiệt xuất, nhà đạo đức cách

mạng vĩ đại. Người là huyền thoại, là hiện thân của lòng tôn kính, là niềm tự hòa của dân tộc Việt Nam. “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta”[7, tr.516].

Thế hệ trẻ chúng ta phải làm gì trong thời đại hôm nay? Phải ra sức học tập và rèn luyện phấn đấu trở thành người công dân có ích cho xã hội theo tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức cao thượng sáng ngời của Hồ Chí Minh.

Trong công cuộc đổi mới của đất nước, chúng ta đạt được nhiều thành công to lớn nhưng bên cạnh đó, dưới tác động của cơ chế thị trường làm cho nền tảng đạo đức xã hội chịu không ít những ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực. Một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ, cán bộ đảng viên đã thoái hóa biến chất. Bởi thế nên, việc khắc sâu đạo đức cách mạng mà Bác đã dạy chúng ta, làm theo những lời di huấn của Bác, hiện thực hóa di sản tư tưởng đạo đức và đạo đức của Người là việc làm có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc đối với thế hệ trẻ chúng ta. Đó sẽ là một trong những nhân tố quan trọng, đảm bảo cho thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay. “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại” không những là tâm niệm mục đích, lý tưởng của thế hệ trẻ, mà còn là mục tiêu của tất cả các thế hệ yêu nước Việt Nam hôm nay và tương lai mai sau.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Duy Bắc (chủ biên), (2003), Vấn đề dạy và học cán bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học ở Hà Nội: Thực trạng và giải pháp, Kỷ yếu khoa học đề tài cấp Bộ, Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, (2007), Định hướng giá trị cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay, Báo cáo khoa học, Hà Nội.

6. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2008), Tổng quan tình hình sinh viên, công tác hội và phong trào sinh viên nhiệm kỳ VII (2003 - 2008), Hà

Nội.

7. Phạm Văn Đồng (1989), Chủ tịch Hồ Chí Minh tinh hoa dân tộc, lương tâm của thời đại, Nxb Sự thật, Hà Nội.

8. Phạm Văn Đồng (2005), Hồ Chí Minh - văn hóa và đổi mới, Nxb Lao

động, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Hằng (2003) “Xây dựng lối sống có văn hóa cho sinh viên

trong giai đoan hiện nay”, Tạp chí khoa học chính trị, số 5, tr.20. 10. V. I. Lênin (1982), Bàn về thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

11. C. Mác - Ph. Ăngghen, (1992), Bàn về thanh niên, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

12. C. Mác - Ph. Ăngghen, (1993), toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia,

13. C. Mác - Ph. Ăngghen, (1994), toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

14. C. Mác - Ph. Ăngghen, (1995), toàn tập, tập 22, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

15. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Hồ Chí Minh (1996),Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Hồ Chí Minh (1998), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 24. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 25. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 26. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 27. PGS. TS. Nguyễn Văn Truy (chủ nhiệm), (1994): Đề tài KX02-08 Tư

tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Sự vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng vào công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên việt nam hiện nay (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)