Nội dung vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên Việt

Một phần của tài liệu Sự vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng vào công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên việt nam hiện nay (Trang 60)

Việt Nam hiện nay

2.4.1. Giáo dục ý thức tự giác, sáng tạo, trong học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: học phải đi đôi với hành, lý luận phải gắn liền với thực tiễn. Trên tinh thần đó sinh viên Việt Nam phải nhận thức được rằng học tập và sáng tạo là nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng nhất, học tập không chỉ có nghĩa là học kiến thức mà còn là khám phá tri thức, là nghiên cứu khoa học và sáng tạo công nghệ. Nhưng để việc học tập đạt kết quả tốt, cần phải tự đặt cho mình một cái đích, tự tìm ra cho mình một cách học hiểu quả, luôn khám phá và sáng tạo, biết kết hợp học đi đôi với hành.

Trong nhiều năm qua, thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục nước nhà, các nhà trường đã quan tâm nhiều hơn tới việc học tập của sinh viên, từng bước đổi mới phương pháp giảng dạy, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng giảng đường, phòng thí nghiệm. Đa số sinh viên đã chủ động, tích cực học tập, tham gia nghiên cứu khoa học, góp phần đổi mới quá trình đào tạo, từ phương pháp học thụ động chuyển dần sang phương pháp chủ động tiếp nhận, tổng hợp và phân tích thông tin theo hệ thống: nhiều sinh viên đã tự giác tự học tập, tự nghiên cứu. Bên cạnh những ưu điểm, tiến bộ nêu trên, hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên còn bộc lộ nhiều vấn đề.

Trước hết, chúng ta có thể nhận thấy số lượng sinh viên tự học, tự nghiên cứu, chủ động, tích cực tham gia nghiên cứu khoa học có tăng nhưng còn nhỏ và phân bố không đồng đều giữa các trường; hoạt động này chủ yếu tập trung vào các sinh viên học giỏi, một bộ phận học khá và thường tập trung vào những năm cuối đại học, gắn với việc làm khoá luận tốt nghiệp.

Về phương pháp tự học, có đến 50,4% sinh viên chưa có phương pháp học cụ thể. Khảo sát tình hình sinh viên năm 2008 cho thấy có tới 75,2%

sinh viên cho rằng “chất lượng học tập và rèn luyện của sinh viên gần đây thấp” là đúng. Trong đó nguyên nhân hàng đầu là do “bản thân sinh viên chưa tích cực” (69,9%), “Phương pháp học tập chưa tốt” (32,8%), “phương pháp đào tạo chưa phù hợp”. (28,6%) [6, tr.45].

Chất lượng nghiên cứu khoa học còn nhiều bất cập trên cả bốn tiêu chí: phương pháp nghiên cứu; nội dung nghiên cứu; hiệu quả kinh tế xã hội; giáo dục và cách trình bày công trình. Thời gian nghiên cứu không mang tính liên tục, xác lập đề tài thiếu vững chắc, không ít đề tài chung chung, thiếu tính sáng tạo. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đối với thực tiễn đời sống và việc nâng cao chất lượng đào tạo chưa cao, bệnh hình thức, sao chép, trong nghiên cứu còn nhiều.Từ những vấn đề như trên, cần phải giáo dục ý thức tự giác, sáng tạo trong học tập và nghiên cứu khoa học cho sinh viên theo tinh thần “ Học tập - sáng tạo - hội nhập - phát triển” mà Đại hội đại biểu Toàn quốc Hội Sinh viên việt Nam lần thứ VIII (tháng 2 năm 2009) đã đề ra. Sinh viên Việt Nam là những con người thông minh, can đảm, dám đương đầu với mọi thử thách của cuộc sống, và đặc biệt có năng lực tư duy sáng tạo không thua kém bạn bè trên thế giới. Nhưng điều đáng quý là năng lực tư duy sáng tạo của sinh viên Việt Nam luôn được thể hiện những đóng góp về tri thức và sức lực vì sự độc lập của tổ quốc, sự phồn vinh của đất nước. Để tiếp tục phát huy tính tự giác và năng lực tư duy sáng tạo của sinh viên Việt Nam trong hội nhập quốc tế.

2.4.2. Giáo dục thái độ tận tụy phục vụ, cống hiến cho Tổ quốc, nhân dân

Đề cao tinh thần trách nhiệm, thực hành chủ nghĩa tập thể cũng là một nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho sinh viên. Là người cách mạng, sinh viên phải luôn luôn đặt nghĩa vụ lên trên quyền lợi, phải ra sức lao động, học tập để cống hiến chứ không phải chỉ biết

cần sinh viên có, việc gì khó sinh viên làm, gian khổ thì đi trước, hưởng thụ nhận sau mọi người. Trong mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, Hồ Chí Minh đòi hỏi sinh viên phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà, chứ không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì.

Với Hồ Chí Minh, cống hiến cho Tổ quốc, phục vụ cho nhân dân là nét đẹp của đạo đức cách mạng. Người dạy sinh viên: “Thiện nghĩa là tốt đẹp, vẻ vang. Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân” [19, tr.276]. Muốn hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân thì SV cần phải đấu tranh chống lại chủ nghĩa cá nhân. Vì chủ nghĩa cá nhân là “chỉ biết mình béo, mặc thiên hạ gầy”, chỉ muốn “mọi người vì mình” mà không biết “mình vì mọi người”. Mặt khác, Người chỉ rõ nhiệm vụ chính của sinh viên học sinh là học tập. Mục đích của việc học không phải vì danh vọng của cá nhân, cốt được mảnh bằng để làm ông nọ, bà kia. Sinh viên cần phải xác định động cơ, mục đích học tập cho đúng. Học là để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh. Thật xúc động biết bao khi đọc lại những tâm sự lúc cuối đời của Người: “Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa” [22, tr. 512]. Cuộc đời vì nước, vì dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi là gương sáng cho các thế hệ sinh viên hôm nay và mai sau học tập noi theo.

2.4.3.Giáo dục chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc

Lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta, nó nổi lên như sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam từ xưa tới nay, đó là bảng giá trị văn hoá tinh thần lớn nhất của người việt. Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên hiện nay là giáo dục : “tình yêu đối với đất nước, lòng trung thành với Tổ quốc và khát vọng được phục vụ những lợi ích của Tổ quốc và nhân dân”[27, tr.322].

Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định nhiệm vụ “cốt nhất” của nhà trường là “Phải dạy cho học trò biết yêu nước, thương nòi. Phải dạy cho họ có ý chí tự lập, tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ” [24, tr.102]. Huấn thị tại Đại hội SV lần thứ II (1958), Người dạy sinh viên phải có sáu cái yêu: Tổ quốc, nhân dân, xã hội chủ nghĩa, lao động, khoa học và kỹ thuật. Trong đó yêu Tổ quốc, yêu nhân dân được Người đặt lên hàng đầu. Yêu Tổ quốc thì sinh viên phải làm sao cho Tổ quốc ta giàu mạnh. Muốn cho Tổ quốc giàu mạnh thì phải ra sức lao động, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Yêu nhân dân thì phải hiểu rõ sinh hoạt của nhân dân, biết dân còn cực khổ như thế nào, biết chia sẻ những lo lắng, những tủi buồn, những công tác nặng nhọc với nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, cách tốt nhất để bồi dưỡng lòng yêu nước, thương nòi cho sinh viên là giáo dục truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng. Thông qua giáo dục truyền thống, những giá trị tốt đẹp như: lòng tự hào dân tộc, ý thức và hành vi sẵn sàng xả thân bảo vệ độc lập và chủ quyền quốc gia … được củng cố, được nâng lên, làm cho sinh viên thấy được giá trị lớn lao, ý nghĩa đích thực của cuộc sống hòa bình, tự do, độc lập. Những giá trị ấy trở thành tình cảm, động lực thôi thúc sinh viên vượt qua mọi khó khăn, hy sinh gian khổ để bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia, vươn lên trong sự nghiệp xây dựng cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc.

Giáo dục chủ nghĩa yêu nước để hình thành nhân cách cho sinh viên là làm cho sinh viên nhận thức được rằng yêu nước, yêu quê hương mình là bậc thang cao nhất trong hệ giá trị đạo đức Việt Nam. Từ nhận thức đó, giúp sinh viên biết chuyển giá trị đạo đức ấy từ yêu cầu bên ngoài thành nhu cầu, khát vọng bên trong đối với mỗi người.

Sinh viên là lớp người mới lớn lên, đang trưởng thành, đang phát triển, họ thừa hưởng những thành quả của cách mạng do các thế hệ đi trước để lại, như thừa hưởng ánh sáng tự nhiên, khiến cho nhiều sinh viên không quan tâm đến nguyên nhân của thành quả đó. Chúng ta phải làm sao để sinh viên hiểu rằng, nếu như các thế hệ cha ông trước đây đã phải đổ xương máu giành lấy độc lập, thì ngày nay nhiệm vụ của thế hệ trẻ phải tiếp tục kế thừa và tiếp nối thế hệ cha anh đi trước. Như Bác Hồ đã căn dặn:

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

Trong công cuộc đổi mới đất nước, sinh viên phải tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của Đảng, của dân tộc, của quê hương, thể hiện rõ tính năng động, sáng tạo, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, nêu cao ý chí tự lực, tự cường vươn lên lập thân, lập nghiệp. Phong trào sinh viên tình nguyện, phong trào tiến quân vào khoa học công nghệ, phong trào hiến máu nhân đạo, tiếp sức mùa thi, các phong trào đó đã góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Để tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được thì mỗi sinh viên Việt Nam phải biến chủ nghĩa yêu nước, cùng với lòng kính trọng nhân dân, với Tổ quốc thành tình cảm đạo đức, thành niềm tin, thành sức mạnh. Để sinh viên Việt Nam ra sức học tập, rèn luyện tu dưỡng phấn đấu để xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, sánh ngang với các nước trên thế giới.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN VIỆT NAM

THEO TƯ TƯỞNG HÔ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Sự vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng vào công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên việt nam hiện nay (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)