Thực trạng đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay và những vấn đề

Một phần của tài liệu Sự vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng vào công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên việt nam hiện nay (Trang 50)

đề đặt ra

2.3.1. Mặt tích cực trong đạo đức, lối sống của sinh viên Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, sinh viên có lòng yêu nước và tự hào dân tộc.

Yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc là một trong những truyền thống văn hóa và đạo đức quý báu của dân tộc ta. Yêu nước ngày nay là yêu chủ nghĩa xã hội, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, ra sức cống hiến nhằm xây dựng Việt Nam trở thành một nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

Lý tưởng của thế hệ trẻ Việt Nam, đặc biệt là sinh viên hiện nay vẫn là đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã lựa chọn: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đạt được mục tiêu đã khó, giữ vững và phát huy lại càng khó hơn. Chúng ta đã có được độc lập dân tộc và đang phấn đấu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Muốn hoàn thành sứ mệnh nặng nề nhưng vẻ vang đó thế hệ trẻ Việt Nam đã liên tục phát huy các giá

trị tinh thần truyền thống của dân tộc. Không ngừng rèn luyện, nâng cao lý tưởng đạo đức cách mạng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Lòng yêu nước và tự hào dân tộc của sinh viên còn biểu hiện ở sự quan tâm đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. So với các vấn đề khác như: thể thao, văn hóa, phim ảnh, thời trang, khoa học kỹ thuật, thì thời sự trong nước và quốc tế được nhiều sinh viên chú ý khi đọc báo hoặc xem ti vi, nghe đài. Đa số sinh viên rất quan tâm và thường xuyên theo dõi thời sự trong nước và thời sự quốc tế. Với câu hỏi: Bạn có tâm trạng gì khi thấy Việt Nam còn nghèo nàn, lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới?, thì đại đa số sinh viên cho rằng họ rất băn khoăn, tủi hổ, chỉ có rất ít không quan tâm.

Chính lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc làm cho đại bộ phận sinh viên lo âu, trăn trở trước thực trạng đất nước hiện nay. Điều này chứng tỏ sinh viên không chỉ biết nghĩ đến tương lai của bản thân mà còn rất quan tâm đến các vấn đề chính trị - xã hội, vận mệnh của dân tộc. Họ ý thức được trách nhiệm, bổn phận của mình đối với Tổ quốc. Tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc còn được biểu hiện bằng chính những hoạt động của sinh viên nhằm góp phần thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Thứ hai, sinh viên sống có mục đích, lý tưởng tốt đẹp.

Mục đích, lý tưởng sống của sinh viên hiện nay là học tập, rèn luyện không chỉ vì tương lai của bản thân mà còn xuất phát từ mong muốn được góp một phần công sức vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, tiến kịp các nước trong khu vực và trên thế giới.

Thực tế hoạt động của thế hệ trẻ Việt Nam trong nhũng năm gần đây đã tiến bộ, có những ưu điểm tích cực trong đời sống đạo đức, biết sống vì mục tiêu lý tưởng của chủ nghĩa xã hội. Hầu hết thanh niên, sinh viên,… đều xung phong thực hiện những nhiệm vụ kinh tế xã hội mà thời đại đặt ra. Mọi công trình lớn trong xây dựng đất nước đều do thế hệ trẻ đảm đương. Họ tham gia các hoạt động nhân đạo từ thiện cứu trợ đồng bào mỗi khi có lũ lụt thiên tai, hạn hán…Tất cả những việc làm có ích cho xã hội, có lợi cho nhân dân, thế hệ trẻ hôm nay đều không ngần ngại. Thanh niên xung kích tham gia giữ gìn an ninh trật tự địa phương, thanh niên sinh viên tham gia tuyên truyền về dân số, sức khỏe, bảo vệ môi trường, thực hiện chủ trương pháp luật Nhà nước…

Cùng với việc giáo dục các giá trị tinh thần truyền thống cho sinh viên, việc giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự nhận thức và hành động của sinh viên. Niềm tin của sinh viên vào sự lãnh đạo của Đảng ngày càng được củng cố, từ niềm tin đó lý tưởng cách mạng được hình thành. Cho nên trong quá trình đào tạo tại các trường, sinh viên có ý thức phấn đấu hết mình để được đứng vào hàng ngũ của Đảng và thực tế số lượng sinh viên kết nạp vào Đảng ngày càng tăng trong 5 năm (2005 đến 2010), theo số liệu thống kê của ban tổ chức Trung ương số đảng viên kết nạp tăng từ 86.756 sinh viên lên 187.588 sinh viên.

Nhìn chung, sinh viên đã biết hướng tới một lối sống tích cực, lành mạnh. Đó là lối sống có mục đích, có lý tưởng tốt đẹp phù hợp với xu thế chung của toàn xã hội. Mục đích và lý tưởng sống tích cực sẽ là đôi cánh nâng đỡ cho sinh viên trên con đường phấn đấu, rèn luyện để trở thành những công dân hữu ích cho xã hội.

Thứ ba, sinh viên đã nhận rõ vai trò của học vấn, của kiến thức

chuyên môn nên ngày càng có ý thức chủ động, tích cực trong học tập, trong nghiên cứu khoa học vì ngày mai lập nghiệp.

Trên cơ sở nhận thức rõ về truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, đạo đức Hồ Chí Minh, trong quá trình học tập của mình, sinh viên cũng tham gia tích cực, tự giác, mạnh mẽ, các phong trào chống tệ nạn xã hội

Ngày nay, khoa học công nghệ đang thực sự trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp và nòng cốt, là động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế – xã hội. Nhận thức rõ điều này, sinh viên rất tích cực học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn để lập thân, lập nghiệp và cống hiến nhiều hơn cho đất nước.

Hầu hết sinh viên có ý thức cao trong nhiệm vụ học tập của mình, xác định là người chủ tương lai của đất nước, sự phát triển của đất nước là phụ thuộc vào sinh viên, thế hệ trẻ, cho nên họ đã cố gắng rất lớn trong học tập và rèn luyện. Sự phân biệt ngành học này với ngành học khác không còn nữa, ở ngành học nào sinh viên cũng đều cố gắng hết sức. Bên cạnh đó họ còn nâng cao trình độ của mình bằng việc học thêm các môn học như: tin học, ngoại ngữ và một số nghề khác. Vì vậy, sinh viên đạt kết quả học tập khá, giỏi, đạt giải trong các cuộc thi Olympic các môn học, trong nghiên cứu khoa học ngày càng nhiều hơn.

Chất lượng nghiên cứu khoa học của sinh viên từng bước được nâng cao. Nhiều đề tài được xét trao giải sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ, hoặc được các doanh nghiệp hỗ trợ, mua tác quyền đưa vào sản xuất. Có thể thấy phần lớn sinh viên đã ý thức rõ trách nhiệm của mình đối với gia đình, quê hương, đất nước. Từ đó mà tích cực, chủ động phấn đấu vươn lên với mục tiêu rèn đức, luyện tài vì ngày mai lập nghiệp, vì tương lai của Tổ quốc.

2.3.2. Mặt hạn chế trong đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay

Bên cạnh những ưu điểm, tiến bộ, sinh viên cũng còn những hạn chế trong đạo đức, lối sống biểu hiện ở một số mặt sau:

Thứ nhất, một bộ phận sinh viên có động cơ, thái độ học tập không

đúng, vi phạm kỷ luật học tập, thiếu tôn trọng thầy cô.

Hoạt động cơ bản của sinh viên là học tập, mọi hoạt động khác đều phải xoay quanh cái trục đó. Thông qua học tập, chúng ta không chỉ đánh giá được năng lực mà còn thấy được cả phẩm chất, nhân cách của sinh viên.

Đối với sinh viên lựa chọn ngành học đồng nghĩa với việc định cho mình một nghề nghiệp trong tương lai. Không ít sinh viên có những biểu hiện lệch lạc trong việc lựa chọn ngành nghề theo học. Nhiều sinh viên cho rằng việc lựa chọn vào trường đại học và ngành học là do cha mẹ, người thân quyết định. Một số khác lại chọn những ngành mà sau khi ra trường dễ có việc làm, thu nhập cao. Điều này phản ánh tâm lý muốn kiếm nhiều tiền, ham sung sướng, ngại khó, thiếu tự lập ở một bộ phận sinh viên. Việc sinh viên quan tâm đến lợi ích cá nhân mình không phải là sai. Nhưng điều đáng nói ở đây là họ chưa ý thức được mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, giữa cống hiến và hưởng thụ. Điều này trái với quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là học để làm người, để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

+ Một bộ phận không nhỏ sinh viên có tinh thần thái độ học tập chưa đúng. Rõ nét nhất là hiện tượng đi muộn về sớm không có lý do trở nên khá phổ biến trong, nhiều sinh viên còn nói chuyện, ăn quà vặt trong lớp, làm việc riêng trong lớp, thời gian dành cho việc tự học còn quá thấp.

+ Đa số sinh viên đều thừa nhận có hành vi sai trái trong học tập, thi cử. Hiện tượng mua bán, xin điểm, giở sách, quay cóp, phô tô tài liệu làm phao trong những ngày thi đã trở thành tệ nạn. Đáng nói là hiện tượng quay cóp, mua bán, xin điểm không chỉ xảy ra ở những sinh viên học kém mà còn ở những sinh viên học khá với mục đích kiếm điểm cao để có học bổng.

+ Một điều đáng quan tâm là số sinh viên có những biểu hiện thiếu tôn trọng thầy cô giáo có chiều hướng gia tăng. Một bộ phận sinh viên cho rằng quan hệ thầy - trò chẳng qua chỉ là quá trình truyền đạt và tiếp nhận kiến thức. Theo tác giả Nguyễn Duy Bắc “vì đóng góp nhiều khoản học phí, chi phí … nên không ít phụ huynh và sinh viên xem sự tiếp nhận tri thức chỉ là một quá trình mua bán” [1, tr.78].

Quan niệm lệch lạc này đã tầm thường hóa tình cảm thiêng liêng trong quan hệ thầy trò, làm xói mòn đạo đức truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc.

Thứ hai, còn một bộ phận sinh viên ở chưa có ý chí phấn đấu, thờ ơ

với các vấn đề chính trị, các hoạt động xã hội, còn mơ hồ về lý tưởng cách mạng.

Trong đội ngũ sinh viên vẫn còn những sinh viên sống khép mình, xa rời tập thể, ngại tham gia các hoạt động xã hội, đoàn thể, thờ ơ với các diễn biến chính trị, xã hội của đất nước, lý tưởng cách mạng mờ nhạt. Số sinh viên này trong quan hệ với bạn bè và những người xung quanh thường theo xu hướng bàng quan, không quan tâm, không hòa nhập với tập thể, trốn tránh trách nhiệm chung, chỉ tham gia những hoạt động gì có lợi cho bản thân mình. Điều này cho thấy một bộ phận đáng kể sinh viên chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa cao đẹp của phong trào tình nguyện.

Một bộ phận sinh viên hầu như không quan tâm đến việc sinh hoạt chính trị. Họ lơ là với các nghị quyết, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, thờ ơ với công cuộc đổi mới của đất nước, mơ hồ về lý tưởng cách mạng. Sự mơ hồ về lý tưởng cách mạng còn thể hiện ở một số sinh viên không có nguyện vọng phấn đấu vào Đảng. Chính sự nhận thức nông cạn, hời hợt đối với những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước cũng như thế giới làm cho sinh viên dễ hoang mang dao động trước các luận điểm xuyên tạc của kẻ thù, không xác định đúng lý tưởng cần phấn đấu. Sự lệch lạc này sẽ làm cho bộ phận sinh viên trở nên thụ động, không phát huy được tính tích cực, sáng tạo của tuổi trẻ cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ mới, ít nhiều gây ảnh hưởng không tốt tới sự phấn đấu của đội ngũ sinh viên.

Thứ ba, không ít sinh viên chạy theo lối sống thực dụng, buông thả, xa

rời đạo đức truyền thống dân tộc, tiếp thu lối sống, văn hóa phương Tây không chọn lọc, có hành vi vi phạm pháp luật sa vào các tệ nạn xã hội.

Một bộ phận sinh viên có biểu hiện suy giảm về đạo đức, lệch lạc về lối sống. Tình trạng sinh viên ăn chơi đua đòi chạy theo lối sống thực dụng, coi trọng giá trị vật chất, xem nhẹ giá trị tinh thần, bị đồng tiền tha hóa ngày càng rõ.

Để kiếm tiền, một số sinh viên đã làm một số vụ việc không chính đáng như thi thuê, thi hộ. Bên cạnh đó còn có một bộ phận sinh viên thiếu ý thức trong việc chấp hành luật lệ giao thông. Nghiêm trọng hơn, họ còn tham gia việc đua xe máy trái phép gây ra nhiều tai nạn giao thông thương tâm cho người khác và cho chính bản thân, ảnh hưởng tới kỷ cương, trật tự xã hội.

Không ít sinh viên có xu hướng xa rời những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Họ tiếp nhận những sản phẩm văn hóa không lành

đồi trụy. Trong phóng sự có nhan đề “Phim đen xâm nhập giảng đường”, trong giới sinh viên, nhiều người còn công khai xem phim đen ngay tại giảng đường, ở phòng trọ hay ký túc xá; có người còn “thực hành” theo phim. Hậu quả là nhiều người ra trường trước thời hạn và có nữ sinh viên phải mang bầu khi mới đi được nửa chặng đường đại học.

Trong tình bạn, tình yêu vẫn còn một bộ phận không nhỏ sinh viên có quan niệm chưa đúng, có xu hướng thực dụng, phóng túng và thiếu trách nhiệm với nhau. Các chuẩn mực chung thủy, tình yêu trong sáng được các thế hệ cha anh trước đây đề cao coi trọng, thì hiện nay lại bị một bộ phận sinh viên hạ thấp xem nhẹ. Tình trạng sống thử trước hôn nhân trong sinh viên có xu hướng ngày càng phổ biến. Hiện tượng sinh viên thuê nhà trọ sống chung với người yêu như vợ chồng cũng không hiếm. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tỷ lệ nạo phá thai tăng cao ở nữ sinh viên. Điều này gióng lên hồi chuông báo động về lối sống buông thả, không lành mạnh của một bộ phận sinh viên.

Trước thực trạng đó của sinh viên, Đảng ta có sự chỉ đạo kịp thời: “Đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp, giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [3, tr.126]. Thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng quyết tâm xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đạo đức vĩ đại của Người.

2.3.3. Những vấn đề đặt ra

Từ thực trạng đời sống đạo đức của sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng những năm qua đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải khắc phục.

Thứ nhất, đó là sự quan tâm của cấp uỷ đảng, nhà trường đối với

công tác giáo dục đạo đức. Cả lý luận và thực tiễn đều khẳng định rằng, trong giáo dục nhà trường mà trước hết là các thầy, cô giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Với tinh thần đó, trong giáo dục đạo đức, vai trò của nhà trường, của các thầy cô giáo là vô cùng quan trọng. Nhưng trên thực tế, như đã phân tích ở trên, sự quan tâm của nhà trường, cấp uỷ đảng nhìn chung chưa tương xứng với yêu cầu mà công tác giáo dục đạo đức đặt ra. Phần lớn công tác giáo dục đạo đức, chính trị, tư tưởng chỉ được thực hiện thông qua các phong trào hoạt động của Đoàn, của Hội Sinh viên... mà chưa có kế hoạch, nội dung, chương trình có tính chất chính khoá. Đây là vấn đề cần sớm được khắc phục.

Một phần của tài liệu Sự vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng vào công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên việt nam hiện nay (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)