Kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong công tác

Một phần của tài liệu Sự vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng vào công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên việt nam hiện nay (Trang 70)

tác quản lý, giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay

Xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa con người với hoàn cảnh, cũng như tính quyết định xã hội đối với nhân cách, một trong những giải pháp quan trọng để xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay là phải biết kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình với xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên. Mỗi một thành tố này có vị trí, vai trò và thế mạnh nhất định trong việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên.

Có thể xem xã hội là một cơ thể sống hoàn chỉnh và không ngừng biến đổi được “sắp xếp, tổ chức” theo nhiều mối quan hệ trong đó gia đình được xem là một tế bào, một thiết chế cơ sở đầu tiên. Mỗi một chế độ xã hội được sinh thành, vận động và biến đổi trên cơ sở một phương thức sản xuất xác định và có vai trò quy định đối với gia đình. Những xã hội ấy tồn tại thông qua các hình thức kết cấu và quy mô gia đình. Mỗi gia đình hạnh phúc, hoà thuận thì cả cộng đồng và xã hội tồn tại và vận động một cách êm thấm. Trong bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ thảo luận dự thảo Luật hôn nhân - gia đình năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Rất quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội. Xã hội tốt thì gia đình càng phải tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý đến hạt nhân cho tốt.

Nền kinh tế thị trường tác động mạnh đến các thành viên trong gia đình, có những gia đình có truyền thống gia giáo, các thành viên trong như ông, bà, cha, mẹ, chú, bác đều là công chức nhà nước, thế nhưng con, cháu lại rơi vào các tệ nạn xã hội, tuột khỏi vòng tay thân ái của gia đình. Bối cảnh toàn cầu hoá tác động mạnh mẽ vào giới trẻ, đặc biệt là sinh viên, tầng lớp trí thức tiếp cận nhanh với cái mới nhưng kinh nghiệm sống còn ít ỏi.

Cho nên, họ dễ tiếp nhận những thói hư tật xấu, rất nhiều sinh viên đã sa vào các tệ nạn: chơi lô đề, đánh bạc, chơi cá độ bóng đá, thậm chí nghiện hút, dẫn tới bị đình chỉ học làm các bậc cha mẹ phải đau lòng. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường, khi mọi người đều chạy theo lợi nhuận, một số gia đình mải lo làm ăn không còn thời gian chăm lo con cái, dẫn đến sự thiếu hụt về tình cảm gia đình, gia đình đã không còn là chỗ dựa cho các em. Đã có rất nhiều sinh viên do gia đình buông lỏng trong giáo dục, rèn luyện, bỏ mặc trách nhiệm quản lý con mình cho nhà trường và xã hội, nên dẫn tới kết quả nhiều sinh viên phạm tội.

Thực tế trên cho chúng ta thấy, cần phải nhìn nhận lại cách giáo dục gia đình cho thế hệ trẻ, đặc biệt là tầng lớp sinh viên, để họ được trang bị các giá trị giáo dục đạo đức gia đình trong cuộc sống. Gia đình là môi trường hết sức quan trọng ảnh hưởng rất lớn tới tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhân cách của sinh viên, tất cả mọi hoạt động của gia đình từ: lời nói, cử chỉ, việc làm của cha mẹ đều ảnh hưởng tới con cái. Giáo dục ở gia đình là sự nêu gương, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh nêu gương trong giáo dục đạo đức. Chính người là tấm gương sáng về đạo đức cho cán bộ đảng viên, cả cuộc đời người luôn là tượng đài uy nghi, lừng lẫy cho việc giáo dục đạo đức. Nêu gương đạo đức ở gia đình là tấm gương phản chiếu từ ông, bà, cha, mẹ đối với con cái, tất cả mọi người phải là cái gương đạo đức chuẩn mực cho con cái noi theo.

Thế mạnh của giáo dục gia đình là đánh sâu vào tâm lý tình cảm của mỗi người, bằng sự quan tâm, gắn bó, chăm sóc đến từng thành viên của mình. Từ đó, các thành viên trong gia đình biết được mặt mạnh, mặt yếu của từng người, trên cơ sở đùm bọc thương yêu lẫn nhau và trách nhiệm của gia đình có thể tìm ra các phương pháp hữu hiệu để cảm hoá, tác động đến đối tượng cần giáo dục mà nhà trường và xã hội không thể có được. Ngoài việc

chăm lo giáo dục cho con cái về mặt trí tuệ, gia đình cần phải bồi dưỡng đạo đức nhân cách, kết hợp những phương pháp giáo dục truyền thống với hiện đại cho phù hợp với hoàn cảnh mới, làm sao cho gia đình trở thành nơi lưu giữ nếp xưa và phát huy những giá trị văn hoá dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác, tăng cường giáo dục nếp sống mới, lối sống mới, xây dựng gia đình văn hoá mới. Với tầm quan trọng của gia đình trong giáo đạo đức, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ: “Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [4, tr.103-104]. Bên cạnh gia đình, còn có vai trò quản lý, giáo dục của nhà trường và xã hội (các tổ chức đoàn thể) có vai trò hết sức to lớn đối với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên. Nhà trường là một thiết chế xã hội - văn hoá rất quan trọng trong giáo dục đạo đức, có chức năng dạy chữ, dạy nghề và dạy người. Ba chức năng đó đều hướng đến mục đích đào tạo các thế hệ con người có tài và có đức, phát triển toàn diện và hài hoà nhân cách. Bởi vì nhà trường là môi trường giáo dục chuyên nghiệp, có nề nếp, có kỷ cương kỷ luật, là nơi trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và là nơi giáo dục cho sinh viên lý tưởng sống, là môi trường rèn luyện đạo đức cho sinh viên.

Trong thời đại khoa học - công nghệ đòi hỏi sự sáng tạo của các cá nhân. Các cá nhân phải tìm tòi những tri thức mới, tư tưởng mới, tư tưởng góp phần đưa xã hội tiến lên và khẳng định vai trò của cá nhân trong đời sống cộng đồng. Do vậy, nền giáo dục phải tạo điều kiện cho sự tự do phát triển của cá nhân, định hướng cho các nhân phát triển trong sự gắn bó với cộng đồng là một triết lý mang tính khách quan khoa học,đồng thời mang ý nghĩa nhân văn cao cả. Muốn vậy, giáo dục trong nhà trường phải là hoạt

động có mục đích, mang tính chiến lược, có kế hoạch được định hướng bởi các giá trị đạo đức. Giáo dục trong nhà trường không chỉ cung cấp những kiến thức cơ bản, chuyên ngành mà còn phải là nơi hướng người học tới các giá trị đạo đức mới và những giá trị của đạo đức truyền thống của dân tộc, qua đó hình thành cho sinh viên nếp sống mới, lối sống mới. Để hình thành nên lối sống có văn hoá cho sinh viên thì nhà trường cần tạo mọi điều kiện cho sinh viên tham gia các hoạt động văn hoá cộng đồng; mặt khác cung cấp cho sinh viên những quan điểm, những phạm trù của môn đạo đức học, trên cơ sở đó sinh viên hình thành ý thức, tính cảm, niềm tin đạo đức mới.

Công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường muốn đạt hiệu quả cao, thì vấn đề nêu gương của các thầy, cô giáo đóng góp một phần hết sức quan trọng. Hồ Chí Minh đã từng nói: Một tấm gương sáng còn có giá trị hơn một trăm lần bài diễn văn tuyên truyền. Các nhà trường từ mẫu giáo cho đến cao đẳng, đại học đã chú ý đến việc giáo dục đạo đức, phương châm này thể hiện rất rõ trong khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn”. Nhiều thầy, cô giáo giữ được phẩm chất tận tụy, chăm lo việc “trồng người” trong điều kiện khó khăn hiện nay. Tư cách của thầy cô giáo không chỉ được thể hiện ở trên lớp, mà còn thể hiện trong những sinh hoạt hàng ngày. Quan hệ thầy trò vẫn được giữ gìn theo đạo lý “tôn sư trọng đạo” của văn hoá dân tộc. Đây là nét đẹp văn hoá đạo đức của nhà trường mà chúng ta cần quan tâm gìn giữ cho đời sau.

Để xây dựng và giáo dục đạo đức không chỉ chịu sự chi phối của gia đình, nhà trường mà còn chịu sự tác động của môi trường xung quanh, đó chính là sự tác động của môi trường xã hội. Xã hội giữ vai trò hết sức to lớn trong việc hình thành và hoàn thiện nhân cách của sinh viên, chính xã hội là vườn ươm của những tài năng và là nơi nảy nở các giá trị đạo đức. Xã hội là

môi trường rộng lớn cũng là môi trường khắc nghiệt để các cá nhân, các đoàn thể, các mối quan hệ giao tiếp nhau trong lao động, học tập sinh hoạt thử sức và đánh giá. Chính vì thế, yếu tố hay khâu quyết định trong xã hội là vai trò của nhà nước về định hướng toàn diện về kinh tế, tư tưởng, đạo đức, pháp luật, hệ thống chính sách, chế độ đảm bảo sự phát triển của một đất nước, trong đó có sự phát triển của sinh viên.

Một phần của tài liệu Sự vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng vào công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên việt nam hiện nay (Trang 70)