Hệ thống KSNB của nhà trường vẫn chưa thực sự hữu hiệu và hiệu quả bởi những nguyên nhân sau:
Khách quan
- Trường nằm ở vị trí không thuận lợi, giao thông khó khăn, thường xuyên ngập úng do thủy triều, mưa bão.
- Số lượng HS học tại trường ít, một phần do hạn chế của công tác tuyển sinh, một phần do cơ chế quản lý giáo dục của Nhà nước còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến tình hình tài chính, cũng như cơ sở vật chất của nhà trường.
- Cơ chế quản lý của Bộ chủ quản còn theo chỉ tiêu, chưa sát với tình hình thực tế của nhà trường.
Chủ quan
- Tổ chức hệ thống KSNB chưa tiên tiến, cập nhật.
- Cơ cấu nhân sự tại các Phòng, Khoa, Tổ chưa thực sự hợp lý dẫn đến tình trạng một số bộ phận thừa, một số khác lại thiếu nhân lực.
- Cơ chế đánh giá chưa hiệu quả và sát với tình hình thực tế tại đơn vị.
- Cơ chế khen thưởng còn mang tính chỉ tiêu, hình thức làm giảm động lực làm việc, phấn đấu trong toàn thể CBVC, NLĐ.
- Xử lý vi phạm còn cả nể, làm giảm tác dụng của kiểm tra, giám sát.
- Trình độ nhận thức, năng lực của một bộ phận CBVC, NLĐ còn hạn chế, nội bộ nhà trường chưa tìm được tiếng nói chung.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Ở chương 2, tác giá đã trình bày tổng quan về trường Trung học Công Nghệ Lương Thực Thực Phẩm. Trường đã có lịch sử 30 năm hình thành và phát triển với mục tiêu đến năm 2014 trở thành trường cao đẳng, tầm nhìn 2020 trở thành trường đại học. Bộ máy nhà trường được xây dựng theo mô hình trực tuyến – chức năng, bao gồm các Phòng, Khoa, Tổ , các Hội đồng, các tổ chức đoàn thể làm việc theo chế độ Thủ trưởng dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng ủy nhà trường. Việc duy trì mô hình đã giúp bộ máy nhà trường vận hành tương đối ổn định trong thời gian qua. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức của một số bộ phận chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra.
Tác giả đã tiến hành phân tích các tài liệu nội bộ, quan sát và phỏng vấn, thiết lập lưu trình hoạt động thực tiễn của các bộ phận kết hợp sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát thực trạng về 5 yếu tố cấu thành nên hệ thống KSNB tại trường. Đồng thời, tác giả cũng đi sâu đánh giá và tìm hiểu nguyên nhân khách quan và chủ quan của thực trạng trên. Kết quả cho thấy việc thiết lập hệ thống KSNB của nhà trường đã đạt được nhiều mặt và nhiều mặt cần hoàn thiện.
Việc đánh giá hệ thống KSNB ở chương 2 là cơ sở để tác giả hình thành các đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại trườngTrung học Công Nghệ Lương Thực Thực Phẩm.
CHƯƠNG 3
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CÔNG NGHỆ LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM