1.3.1. Đặc điểm của trường TCCN
Theo Điều lệ trường TCCN (ban hành kèm theo Thông tư số 54 /2011/TT- BGDĐT ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì trường TCCN là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Hệ thống trường TCCN bao gồm:
Trường TCCN trực thuộc Bộ, ngành (bao gồm cả các trường TCCN thuộc các doanh nghiệp do Bộ, ngành thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp đó theo quy định của pháp luật);
Trường TCCN thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là trường TCCN thuộc tỉnh).
Trường TCCN được tổ chức theo các loại hình công lập và tư thục.
Trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên;
Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước.
Hoạt động đào tạo
Trường TCCN tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên theo quy chế đào tạo TCCN của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hoạt động đào tạo trong trường TCCN bao gồm:
Giảng dạy lý thuyết và thực hành ở trên lớp.
Tổ chức thực tập, thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất và các hoạt động dịch vụ phù hợp với ngành, nghề đào tạo.
Các hoạt động ngoại khoá bao gồm: tham quan học tập, sinh hoạt câu lạc bộ, tìm hiểu về chuyên ngành và các hoạt động khác.
Tài sản và tài chính
Tài sản
Tài sản của trường TCCN bao gồm: đất đai, công trình xây dựng, các kết quả hoạt động khoa học và công nghệ, các quyền sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu dịch vụ, quyền tác giả…), các trang thiết bị và tài sản khác được Nhà nước giao cho trường quản lý và sử dụng hoặc do trường đầu tư mua sắm, xây dựng hoặc được biếu, tặng để đảm bảo các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác. Tài sản của trường TCCN công lập thuộc sở hữu nhà nước, được quản lý và sử dụng
theo quy định của pháp luật. Hàng năm, nhà trường phải bố trí kinh phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên tài sản đồng thời tổ chức kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản của đơn vị và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Nhà nước.
Tài chính
Việc thu, chi, quản lý, thanh quyết toán, kiểm toán tài chính của trường TCCN được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Nguồn tài chính của trường TCCN công lập bao gồm: o Ngân sách nhà nước;
o Học phí, lệ phí;
o Các khoản thu từ hợp đồng đào tạo;
o Các khoản thu từ sản phẩm nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, kinh doanh dịch vụ phù hợp ngành nghề đào tạo của trường;
o Các khoản vay, tài trợ và các khoản thu hợp pháp khác. Các khoản chi của trường TCCN công lập bao gồm:
o Chi thường xuyên: Tiền lương, học bổng người học, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, vật tư văn phòng, công tác phí, hội nghị, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn và các loại chi khác theo quy định của Nhà nước;
o Chi đầu tư phát triển: Mua vật tư, thiết bị, xây dựng cơ bản, mua tài sản cố định, mở rộng nhà trường.
1.3.2. Hoạt động của hệ thống KSNB ở trường TCCN công lập
Đối với mục tiêu về hoạt động, hệ thống KSNB tại các trường TCCN công lập cần đạt được các nội dung sau:
- Phù hợp với chiến lược, chính sách phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước. - Đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo, khối lượng, cấu trúc chương trình đào
tạo, tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, cán bộ, viên chức, đội ngũ giảng dạy, chuẩn đầu ra của người học sau khi tốt nghiệp.
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, mở rộng hợp tác đào tạo. - Bảo vệ nguồn lực Nhà nước, tránh thất thoát, tham ô, lãng phí tài sản.
Đối với mục tiêu về báo cáo, hệ thống KSNB tại các trường TCCN công lập cần đảm bảo các thông tin sau được cung cấp đầy đủ:
- Tiền và tương đương tiền - Vật tư và tài sản cố định
- Học phí và nguồn kinh phí khác - Các khoản thanh toán của đơn vị - Thu, chi và xử lý chênh lệch thu chi
- Các tài sản khác là đối tượng kế toán của đơn vị. - Các thông tin phi tài chính có liên quan đến đơn vị
Đối với mục tiêu về tuân thủ, hệ thống KSNB để đảm bảo đơn vị nghiêm túc tuân thủ các quy định của pháp luật và quy chế hoạt động của đơn vị, bao gồm: - Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Thuế, Luật Kế toán
- Các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đào tạo
- Văn bản quy phạm pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo - Nội quy, quy chế của đơn vị
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Ở chương 1, tác giả đã trình bày lịch sử hình thành, phát triển của các lý thuyết về KSNB và lý luận về KSNB ở khu vực công theo hướng dẫn về kiểm soát nội bộ của INTOSAI năm 1992 (cập nhật năm 2004). Theo đó, hệ thống KSNB bao gồm 5 yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Việc xây dựng hệ thống KSNB nhằm đảm bảo hợp lý việc thực hiện các mục tiêu của đơn vị bởi hệ thống KSNB luôn tồn tại những hạn chế tiềm tàng.
Hiện nay, hướng dẫn về kiểm soát nội bộ của INTOSAI được sử dụng phổ biến, phù hợp với đặc điểm chính trị và quản lý khác nhau ở mỗi quốc gia. Do đó, tác giả cũng trình bày một số đặc điểm cơ bản về hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp ở Việt Nam. Trên cơ sở đó áp dụng hướng dẫn về kiểm soát nội bộ của INTOSAI vào đơn vị hành chính sự nghiệp ở Việt Nam, mà cụ thể là trường Trung học Công Nghệ Lương Thực Thực Phẩm. Tác giả cũng trình bày tổng quan các nghiên cứu về KSNB ở khu vực công mà cụ thể là các trường CĐ – ĐH công để kế thừa và tìm kiếm hướng nghiên cứu riêng.
Việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về KSNB dựa trên hướng dẫn về kiểm soát nội bộ của INTOSAI ở chương 1 là nền tảng cho việc đánh giá hệ thống KSNB tại trường Trung học Công Nghệ Lương Thực Thực Phẩm, từ đó đưa ra giải pháp xây dựng hệ thống KSNB tại trường.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI TRƯỜNG TRUNGHỌC CÔNG NGHỆ LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM 2.1. Tổng quan về trường Trung Học Công Nghệ Lương Thực Thực Phẩm
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của trường
Trường Trung học Công Nghệ Lương Thực Thực Phẩm, tiền thân là trường Công Nhân Kỹ Thuật Cơ Điện, thành lập theo Quyết định số 183/LT – QĐ ngày 14/3/1983 của Bộ trưởng Bộ Lương Thực, trường trực thuộc Tổng Công ty Lương Thực Miền Nam.
Năm 1994, trường đổi tên thành trường Trung học Nghề Lương Thực Thực Phẩm II theo Quyết định số 1668/NN-TCCB/QĐ ngày 31/12/1994 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.
Năm 1998, trường chuyển về trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Quyết định số 25/1998/QĐ-TTg ngày 04/02/1998 của Thủ tướng Chính phủ.
Năm 1999, trường được đổi tên thành trường Trung Học Công Nghệ Lương Thực Thực Phẩm theo Quyết định số 43/1999/QĐ-BNN/TCCB ngày 25/02/1999 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của trường
2.1.2.1. Chức năng
Trường Trung học Công Nghệ Lương Thực Thực Phẩm là đơn vị sự nghiệp đào tạo, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, kinh phí hoạt động do Nhà nước cấp, được mở tài khoản tại Kho bạc.
2.1.2.2. Nhiệm vụ
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Trung cấp kỹ thuật và kinh tế ngành lương thực thực phẩm cho các tỉnh Nam Bộ.
- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng bậc công nhân kỹ thuật cho ngành lương thực thực phẩm. - Tham gia nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật liên quan đến các nội
dung đào tạo của trường và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào phục vụ sản xuất. - Liên kết và hợp tác với các tổ chức: cơ sở đào tạo, nghiên cứu, sản xuất kinh
- Quản lý tổ chức, biên chế và tài sản của trường theo phân cấp quản lý của Bộ và quy định chung của Nhà nước.
Hiện nay, hàng năm trường đào tạo 2 hệ gồm:
- Trung cấp chuyên nghiệp đối với 11 ngành đào tạo.
- Trung cấp nghề đối với 6 nhóm nghề đào tạo thuộc nhóm ngành nghề chế biến, bảo quản, kiểm tra chất lượng lương thực thực phẩm; kỹ thuật điện, cơ khí, tin học; hạch toán kế toán và nghiệp vụ thư ký văn phòng.
2.1.3.Bộ máy tổ chức
2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức
2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các bộ phận
Hàng năm, nhà trường đều tổ chức Đại hội cán bộ viên chức và người lao động toàn trường. Qua đó ban hành quy chế áp dụng cho từng năm để phù hợp với tình hình hoạt động thực tiễn của nhà trường. Năm học 2012 – 2013, nhà trường đã ban hành 4 quy chế bao gồm:
- Quy chế tổ chức và làm việc - Quy chế chi tiêu nội bộ
- Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động (trong đo có quy định chế độ công tác giáo viên)
- Quy chế thi đua khen thưởng
Trong quy chế tổ chức và làm việc, đã quy định rất chi tiết và cụ thể chức năng và nhiệm vụ và quan hệ làm việc của các bộ phận, có thể vắn tắt như sau:
- Tổ chức Đảng trong nhà trường: Đảng bộ, các chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhà trường lãnh đạo nhà trường, các Phòng, Khoa, Tổ trực thuộc trên các mặt công tác theo quy định của điều lệ Đảng và pháp luật.
- Các tổ chức đoàn thể: các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nữ công…hoạt động theo điều lệ của tổ chức mình trong khuôn khổ pháp luật và có trách nhiệm góp phần thực hiện nhiệm vụ của trường. Mối quan hệ giữa các cấp tổ chức chính quyền và đoàn thể trong trường là mối quan hệ phối hợp công tác dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy.
- BGH: gồm một Hiệu trưởng và một Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo.
o Hiệu trưởng là chủ tài khoản của nhà trường, là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước và cấp trên về toàn bộ công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật và theo quyết định số 43/1999/QĐ - BNN – TCCB ngày 25/02/1999 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của trường Trung học Công Nghệ Lương Thực Thực Phẩm. o Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo: giúp việc cho Hiệu trưởng trong việc chỉ
- Các hội đồng tư vấn cho Hiệu trưởng: Hội đồng trường, Hội đồng đào tạo, Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỷ luật và các hội đồng khác có trách nhiệm tư vấn cho Hiệu trưởng các vấn đề liên quan đến đào tạo, thi đua, khen thưởng….Các hội đồng này làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số, Hiệu trưởng là người quyết định cuối cùng.
- Các phòng chức năng: gồm 6 phòng chức năng, thực hiện các chức năng chính và các chức năng khác do BGH phân công.
o Phòng Đào tạo: tham mưu giúp việc cho BGH trong việc hoạch định chiến lược đào tạo, chịu trách nhiệm trong công tác quản lý đào tạo các hệ chính quy, hệ vừa học vừa làm…đặt trong và ngoài trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình đào tạo, thực hiện công tác tuyển sinh, liên kết đào tạo, phụ trách công tác thư viện.
o Phòng Hành chính tổ chức: thực hiện công tác hành chính, tổng hợp; công tác văn thư, lễ tân, khánh tiết, quản lý con dấu của nhà trường; tham mưu giúp lãnh đạo trong việc sắp xếp, tổ chức thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên, cán bộ, nhân viên.
o Phòng Tài chính – kế toán: giúp Hiệu trưởng quản lý công tác tài chính, lập kế hoạch thu – chi và quyết toán hàng quý, hàng năm của trường theo chế độ Nhà nước quy định; tham mưu giúp lãnh đạo trong chế độ chi tiêu tài chính. o Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng: tham mưu, đề xuất giúp Hiệu
trưởng trong công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo; triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ về công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường.
o Phòng Công tác học sinh: giúp Hiệu trưởng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý giáo dục HS trong suốt quá trình học tập, rèn luyện ở trường; tham mưu giúp BGH về công tác khen thưởng và kỷ luật HS; tổ chức và quản lý HS trong ký túc xá, chủ trì tổ chức hoạt động giáo dục, sinh hoạt tư tưởng, văn hóa nghệ thuật, các hoạt động ngoại khóa về thể dục thể thao, lao động sản xuất.
o Phòng Quản trị đời sống: lập kế hoạch và thực hiện quyết định của Hiệu trưởng về quản lý, sửa chữa, bảo quản, điều chuyển sử dụng cơ sở vật chất của trường; quản lý điều hành công tác phục vụ điện, nước, y tế; tổng hợp đề xuất và thực hiện mua sắm các trang thiết bị phục vụ điều kiện hoạt động và làm việc công vụ cơ quan.
- Các Khoa và Tổ bộ môn trực thuộc gồm: Khoa Công nghệ lương thực thực phẩm, Khoa Cơ điện, Khoa Kinh tế và Tổ Khoa học cơ bản với chức năng, nhiệm vụ chung là tổ chức quá trình đào tạo theo chương trình kế hoạch giảng dạy của trường; tổ chức thực hiện biên soạn chương trình, tài liệu, giáo trình, nghiên cứu đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; xây dựng và tổ chức thực hiện thời khóa biểu cho ngành học, môn học thuộc đơn vị mình phụ trách theo kế hoạch chung của Phòng Đào tạo; quản lý giáo viên, giáo viên chủ nhiệm lớp, nhân viên và HS thuộc bộ phận mình.
- Các Phòng, Khoa, Tổ trực thuộc làm việc theo chế độ thủ trưởng. Trưởng Phòng, trưởng Khoa, Tổ trưởng trực thuộc chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về toàn bộ hoạt động của bộ phận mình theo chức năng được phân công. Mối quan hệ giữa các Phòng, Khoa, Tổ trực thuộc trong nhà trường là mối quan hệ phối hợp, những vấn đề có ý kiến khác nhau giữa các đơn vị thì báo cáo kịp thời với BGH kết quả công tác và kiến nghị, đề xuất những vấn đề cần giải quyết.
2.1.4. Sứ mạng và mục tiêu phát triển của trường
2.1.4.1. Sứ mạng của trường
- Phấn đấu trở thành một cơ sở đào tạo đa ngành, đa cấp cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá của đất nước.
- Trường Trung học Công nghệ lương thực thực phẩm (sau này là CĐ – ĐH) là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo có uy tín và trung tâm nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực chế biến (kể cả bảo quản và kiểm nghiệm) lương thực thực phẩm – một trong những