Khái niệm đơn vị hành chính sự nghiệp

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CÔNG NGHỆ LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM.PDF (Trang 30)

Đơn vị hành chính sự nghiệp là đơn vị thuộc lĩnh vực phi sản xuất vật chất, hoạt động chủ yếu từ nguồn ngân sách cấp để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, cũng như cung cấp dịch vụ công cho toàn xã hội. Ngoài ra đơn vị hành chính sự nghiệp còn gồm các đoàn thể, hội nghề nghiệp, lực lượng vũ trang, an ninh quốc phòng…

Kinh phí hoạt động của đơn vị này có nguồn từ ngân sách cấp nên đơn vị hành chính sự nghiệp còn được gọi là đơn vị dự toán hay đơn vị thụ hưởng ngân sách và chịu sự chi phối chặt chẽ của Luật Ngân Sách.

Đơn vị hành chính sự nghiệp trong cùng một ngành, theo hệ thống dọc được chia thành các cấp:

- Đơn vị dự toán cấp 1: trực tiếp nhận dự toán ngân sách từ Thủ tướng Chính Phủ hoặc từ UBND tỉnh, phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc. - Đơn vị dự toán cấp 2: là đơn vị cấp dưới của đơn vị cấp 1, nhận dự toán giao

từ cấp 1, chịu trách nhiệm thực hiện công tác và quyêt toán ngân sách đơn vị mình và của các đơn vị cấp dưới theo quy định, phân bổ dự toán được giao cho đơn vị dự toán cấp 3.

- Đơn vị dự toán cấp 3: trực tiếp sử dụng kinh phí ngân sách cấp, được đơn vị cấp 1 hoặc cấp 2 giao dự toán ngân sách. Dưới đơn vị cấp 3 có thể có các đơn vị trực thuộc.

Phân loại theo đặc điểm quản lý, đơn vị hành chính sự nghiệp được chia làm 2 loại: - Đơn vị hành chính Nhà nước: là cơ quan đơn vị quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước nhằm duy trì bộ máy các cấp. Ví dụ: UBND tỉnh, thành phố, các Bộ thuộc chính phủ …

- Đơn vị sự nghiệp: hoạt động trong lĩnh vực sự nghiệp như: giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin… Đơn vị sự nghiệp được phép thu phí trong khi hoạt động gọi là đơn vị sự nghiệp có thu. Ví dụ: các bệnh viện, trường học trực thuộc Bộ… Giữa đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp có những điểm khác biệt chủ yếu như sau:

Bảng 1.1: So sánh đơn vị hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp

Đơn vị hành chính Nhà nước Đơn vị sự nghiệp

Là cơ quan công quyền, một bộ phận của bộ máy Nhà nước

Là đơn vị trực thuộc cơ quan hành chính Nhà nước

Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước

Không có chức năng quản lý Nhà nước

Cơ quan này trực thuộc cơ quan quyền lực Nhà nước một cách trực tiếp hay gián tiếp.

Có thể thuộc Nhà nước hoặc giao cho các đơn vị trong xã hội thực hiện.

Do bộ máy Nhà nước lập nên. Do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập.

Không có thu, chỉ có chi theo quy định; nếu có thu cũng chỉ là các khoản phí, lệ phí theo quy định.

Kinh phí ngân sách Nhà nước cấp dùng để bù đắp khoản chênh lệch giữa mức chi hoạt động thường xuyên và mức thu của đơn vị.

Không được vay vốn. Được vay vốn của các tổ chức tín

dụng, huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị.

Việc sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp phải đảm bảo chi đúng dự toán được cấp, chi đúng chế độ chuẩn mực kế toán công, thực hiện chuẩn chi của người có thẩm quyền.

Đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể, theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CÔNG NGHỆ LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM.PDF (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)