KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2.1. Xây dựng được tình huống thực tế
Một điều kiện mang tính tiên quyết để đạt được hiệu quả của phương pháp tình huống là phải có tính thực tế. Trong công tác Giáo dục quốc phòng – an ninh có thể có rất nhiều tình huống để phân tích nhưng để có được phương án tối ưu nhất không phải là dễ. Xây dựng được tình huống sẽ cần nhiều thời gian đòi hỏi giáo viên phải có kỹ năng nhất định trong chuyên môn Giáo dục quốc phòng – an ninh, trong hoạt động thực tiễn giảng dạy giáo dục quốc phòng – an ninh cho học sinh, sinh viên, nhất là kinh nghiệm thực tế của chiến tranh. Để khắc phục những khó khăn này, bản thân từng giáo viên phải tự học hỏi, chuẩn bị các kỹ năng xây dựng được các tình huống về kỹ thuật, chiến thuật, quân sự chung và cả những tình huống về đường lối quân sự, công tác quốc phòng.
Khi xây dựng tình huống về chiến thuật, giáo viên cần nắm chắc tư tưởng chỉ đạo, yêu cầu đạt được, ví dụ: Có mấy cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên của dân tộc ta ?
Khi xây dựng tình huống, giáo viên cần nắm chắc từ hiện tượng đến bản chất của nội dung. Vấn đề (tình huống) đặt ra là: tại sao, như thế nào…
Khi xây dựng tình huống thuộc phần lý luận, lý thuyết đây là vấn đề khó, đòi hỏi giáo viên phải có trình độ lý luận, khả năng khái quát cao, có nhiều thông tin, thông tin phải được cập nhật. Giáo viên cần có thời gian, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, những dẫn chứng minh họa sát thực, tính khoa học cao. Một số tình huống bài “Truyền thống đánh giặc giưc nước của dân tộc Việt Nam” được đặt ra:
- Từ thế kỷ I đến thế kỷ X có các cuộc đấu tranh nào.
- Các cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc ta từ thế kỷ XIX đến năm 1945 như thế nào.
- Tại sao dân tộc ta đánh thắng thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) - Tại sao dân tộc ta đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược (1954 - 1975) - Truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều của dân tộc ta ra sao
- Hãy kể các cuộc khởi nghĩa do phụ nữ lãnh đạo. - Nước Vạn Xuân do ai thành lập?
- Vùng đất hai vua ở đâu, Vua đó là ai? - Nhà nước Văn Lang ra đời khi nào?
- Bạn biết có bao nhiêu chiến thắng trên sông Bạch Đằng? - Ai viết Bình Ngô Đại Cáo?
- Câu nói nổi tiếng “Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vua đất Bắc” là của ai?
- Gò Đống Đa là di tích chống quân xâm lược nào?
- “Không có gì quý hơn độc lập tự do” xuất hiện trong cuộc kháng chiến nào?
- Nguyễn Huệ là ai, Bạn biết câu nói nổi tiếng nào của Người? - Hội nghị Diêm Hồng diễn ra ở đâu, Họp bàn vấn đề gì? - Mai Hắc Đế là ai, Tại sao lại gọi là vua Đen?
- Tuyên ngôn độc lập được Bác Hồ đọc ở đâu, ngày tháng, năm nào? - Thành Cổ Loa gắn với cuộc chiến tranh nào?
- Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ngày, tháng, năm nào?
- Chiến thắng Điện Biên Phủ xuất hiện trong cuộc kháng chiến nào? - Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không xảy ra ở đâu?
- Kể tên một di tích lịch sử ở địa phương em?
- Em biết tên anh hùng nào ở quê hương em không? - Em thích anh hùng nào nhất trong lịch sử dân tộc?
Tình huống đặt ra trên đây được giải quyết như thế nào là cả một quá trình học hỏi, tích lũy kinh nghiệm của giáo viên. Không thể nói là “Có”, “Không”, “Rất quan trọng”, nhưng có như thế nào, tại sao không, quan trọng đến mức nào, là sự thể hiện trình độ lý luận, thực tiễn của người thầy.