Phƣơng pháp dạy học bằng tình huống bài " Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam"

Một phần của tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực và ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc việt nam, chương trình lớp 10, THPT (Trang 33)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Phƣơng pháp dạy học bằng tình huống bài " Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam"

giữ nước của dân tộc Việt Nam"

Phương pháp giảng dạy bằng tình huống đã trở thành phương pháp được

sử dụng rất phổ biến trong các trường đại học hàng đầu thế giới. Phương pháp tình huống phát huy được óc tư duy, óc phê phán, óc sáng tạo của người học, khuyến khích học sinh, sinh viên phát triển tự học.

Giảng dạy theo phương pháp tình huống đòi hỏi người thầy giáo phải giỏi cả lý thuyết và thực hành, phải công phu sưu tầm những tình huống có thật và cụ thể có liên quan đến môn giảng, phải tâm huyết dành toàn bộ tâm trí và thời gian cho công tác giáo dục và đào tạo, cho giảng dạy.

Đối với học sinh nhận thức rõ giá trị người thầy trong việc truyền thụ tri thức và hướng dẫn cách giải quyết vấn đề, giá trị quyết định của mình trong việc tự học hỏi, hiểu, suy hành, giá trị tiềm ẩn của mình về trí tuệ, tư duy sáng tạo, nhận rõ giá trị của việc học là để giải quyết vấn đề do cuộc sống đặt ra.

- Soạn bài theo phương pháp tình huống:

+ Tình huống là thực tế của hoàn cảnh và sự việc.

+ Tình huống là sự việc có mâu thuẫn, có vấn đề cần được giải quyết. - Việc biên soạn và thuyết giảng một bài mục theo phương pháp tình huống theo quy trình như sau:

+ Xác định rõ mục đích, yêu cầu của bài mục.

+ Dành thời gian quan trọng cho việc thu thập phân loại, phân tích những tình huống có thật và cụ thể liên quan đến bài giảng. Trường hợp thật cần thiết có thể hư cấu nhưng phải hư cấu như thật, cốt lõi của tình huống vẫn phải là có thật. Như vậy thì việc nghiên cứu và thảo luận tìm ra phương án xử lý tối ưu mới mang tính hấp dẫn đối với học sinh, sinh viên.

+ Điều tra, nghiên cứu tình hình trên quan điểm hệ thống, toàn diện để thấy được bản chất của sự mâu thuẫn trong tình huống.

+ Phân tích các tình huống, mâu thuẫn trên cơ sở lý luận và thực tiễn. + Tổng hợp, đề ra những chủ trương, biện pháp, phương pháp, cách làm cụ thể để xử lý, giải quyết tình huống.

+ Hành động trả lời câu hỏi làm gì, làm thế nào, ai làm, bao giờ làm, những điều kiện cần có để làm ra sao.

Xử lý một tình huống giỏi hay không còn tùy thuộc vào trình độ kiến thức cả về lý luận và thực tế của người hữu trách. Vì vậy, ra sức học tập cho giỏi là nhằm mục đích ứng xử giải quyết vấn đề giỏi, xử lý tình huống giỏi. - Giáo viên làm công tác giảng dạy giỏi theo phương pháp tình huống ngoài khả năng chuyên môn, còn có một: “Ngân qũy” tình huống có liên quan đến nhiều môn giảng dạy trong Giáo dục quốc phòng – an ninh. Cập nhật thông tin mới, tìm những tình huống mới có vấn đề trong Giáo dục quốc phòng – an ninh là việc làm thường xuyên của cán bộ giảng dạy.

- Quy trình giảng một bài theo phương pháp tình huống thường gồm 3 bước:

Bước 1. Giới thiệu lý thuyết hoặc những nguyên tắc cơ bản. Giới thiệu tài liệu, sách mà người học có thể cần đọc, nghiên cứu, tham khảo.

Bước 2. Giới thiệu tình huống - nghiên cứu cá nhân hoặc nghiên cứu thảo luận theo nhóm, hoặc thảo luận ở lớp tùy thuộc vào không gian, thời gian, tính chất của tình huống.

Bước 3. Tổng kết thời gian tranh luận của học sinh, sinh viên, củng cố nâng cao phần lý thuyết và khả năng thực hành.

Kết quả bài giảng theo phương pháp tình huống được đánh giá bởi sức thu hút, hấp dẫn của buổi học, ai cũng động não, phát huy óc phê phán, óc tư duy sáng tạo, tích cực tham gia thảo luận để tìm ra phương án xử lý tối ưu.

Áp dụng phương pháp tình huống trong Giáo dục quốc phòng – an ninh cho học sinh, sinh viên cần được tiến hành như sau:

Một phần của tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực và ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc việt nam, chương trình lớp 10, THPT (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)