Tham quan thực tế

Một phần của tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực và ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc việt nam, chương trình lớp 10, THPT (Trang 31)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.5. Tham quan thực tế

Tham quan có nhiều loại hình khác nhau. Đối với học sinh, sinh viên nếu có điều kiện có thể tổ chức tham quan ở các cơ sở nghiên cứu khoa học quân sự, các đơn vị quân đội, công an, các di tích lịch sử quân sự, các nhà

máy quốc phòng, các địa danh nơi đã diễn ra các trận chiến đấu oanh liệt của quân và dân ta.

Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề tổ chức tham quan nhằm nâng cao nhận thức về giáo dục quốc phòng – an ninh củng cố tri thức phát triển năng lực, tư duy, khả năng vận dụng tri thức, giáo dục đạo đức, tình cảm, tư tưởng, thẩm mỹ cho học sinh, sinh viên là rất cần thiết.

Từng cơ sở giáo dục đào tạo tùy theo khả năng, điều kiện có thể tổ chức những buổi thăm quan ở ngay trong từng đợt học hay cả khóa học môn Giáo dục quốc phòng – an ninh.

Khi tổ chức cho học sinh, sinh viên đi tham quan cần có sự chuẩn bị chu đáo có kế hoạch cụ thể, chi tiết. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh, sinh viên những nội dung cần nhớ và phải ghi chép. Sau khi tham quan phải tổ chức cho người học thảo luận, đánh giá kết quả thu nhận được những thông tin, tài liệu, những tri thức sau khi tham quan đạt được.

Muốn sử dụng tốt phương pháp trực quan trong giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng – an ninh, trước hết giáo viên cần đầu tư suy nghĩ trong việc lựa chọn các tài liệu, nội dung trực quan phục vụ bài giảng.

Các hình thức trực quan có tác dụng minh họa bài giảng, đồng thời nó còn có tác dụng tới việc hình thành, phát triển củng cố tri thức khoa học cho học sinh, sinh viên. Vì vậy, khi sử dụng hình thức trực quan, giáo viên cần giảng giải, phân tích và hướng dẫn cho học sinh, sinh viên biết tự rút ra kết luận cần thiết.

Trực quan có tác dụng rất tốt trong việc dạy và học, nhưng chúng cũng dễ dàng hình thành ở học sinh, sinh viên phương pháp tư duy máy móc, xem xét nhận thức sự vật, sự việc trong sự cô lập, độc lập. Do đó, thông qua phương pháp giảng dạy, giáo viên giúp cho học sinh, sinh viên phương pháp tư duy, lôgíc, khoa học, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, phát triển trí tuệ, tài năng.

Một phần của tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực và ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc việt nam, chương trình lớp 10, THPT (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)