Tồn tại và phương hướng hoàn thiện về pháp luật cam kết bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu thực trạng pháp luật về cam kết bảo vệ môi trường (Trang 42)

2.3.1. Tồn tại

Cam kết bảo vệ môi trường thật sự đã được triển khai, được quan tâm nhưng việc áp dụng cam kết bảo vệ môi trường lại gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn từ việc xác định các đối tượng phải lập cam kết, nguồn tài chính phục vụ việc lập cam kết, công tác quản lý, triển khai và giám sát của các cơ quan chức năng.

Thứ nhất, việc xác định các đối tượng phải lập cam kết luôn gặp nhiều khó khăn, xác định đối tượng nào phải lập cam kết. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình bắt buộc phải lập cam kết còn các đối tượng khác gây ô nhiễm có cần phải lập cam kết bảo vệ môi trường hay không? Đối tượng khác có thể thấy là các hộ gia đình không kinh doanh, sản xuất hay dịch vụ mà đơn thuần sinh hoạt hàng ngày gây ô nhiễm hay hoạt động phục vụ cho công việc đời sống như chăn nuôi, trồng trọt gây ô nhiễm. Và hoạt động của cá nhân gây ô nhiễm có cần phải cam kết bảo vệ môi trường? Cho nên việc xác định đúng đối tượng phải có cam kết là rất khó khăn. Khi đã xác định được đối tượng thì việc bắt buộc các đối tượng này thực hiện đúng những gì đã cam kết cũng là một điều không dễ dàng. Hoạt động nhỏ thì kinh phí bỏ ra để phục vụ cho hoạt động bảo vệ môi trường là rất ít nên theo quy định của pháp luật hiện hành là rất khó khả thi. Nguồn vốn ít xây dựng các khu chứa chất thải cũng đã là kết quả tốt chứ đừng nói tới chuyện làm nguyên một quy trình xử lý như luật định. Hiện tại, một số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động có phát sinh chất gây ô nhiễm, nhưng trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành chưa có quy định để so sánh. Bên cạnh đó, mặc dù theo quy định, các đối

tượng trước khi đi vào hoạt động phải đăng ký cam kết bảo vệ môi trường, thế nhưng nhiều cơ sở xem như là thủ tục “làm” cho có, nên sau khi được phê duyệt, nhiều cơ sở không thực hiện đúng các nội dung cam kết; một số cơ sở xây dựng hệ thống xử lý môi trường nhưng không vận hành thường xuyên, chỉ để đối phó với các đoàn kiểm tra của các cơ quan chức năng. Có một số cơ sở chưa tập trung đầu tư vào hệ thống xử lý chất thải, không bố trí nhân sự chuyên trách về công tác môi trường, coi đây là một cách để giảm chi phí, tăng lợi nhuận nhưng xét cho cùng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô nhỏ không thể nào trang bị và tổ chức hệ thống như vậy được. Mặc khác, vẫn còn nhiều cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Không chỉ ô nhiễm kéo dài ở các cơ sở đã xử phạt, các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm dưới hình thức nhỏ lẻ cần lập cam kết nhưng không thực hiện, do vốn ít nên chủ yếu hoạt động dưới hình thức thủ công, không kiểm soát được các vấn đề ô nhiễm.

Thứ hai, nguồn tài chính phục vụ cho công tác lập cam kết bảo vệ môi trường. Nguồn tài chính này ở đâu ra để phục vụ cho việc lập cam kết bảo vệ môi trường? Đây là phần hết sức quan trọng trong công tác lập cam kết bảo vệ môi trường. Việc cung cấp nguồn tài chính để phục vụ vẫn chưa nhận được quan tâm đúng mức vì vẫn chưa có những quy định cụ thể. Xã được ủy quyền hay huyện nơi lập cam kết phải bỏ ra chi phí để phục vụ công tác trên, Nhà nước cung cấp tiền phục vụ cho công tác lập cam kết hay các đối tượng bắt buộc lập cam kết phải phải trả khoản chi phí này. Quy định trách nhiệm không rõ ràng dẫn đến việc đùn đẩy làm cho hiệu quả trong việc lập cam kết bảo vệ môi trường không mang lại những hiệu quả tốt.

Thứ ba, công tác triển khai vẫn chưa nhận được những quan tâm đúng mức từ phía cơ quan Nhà nước. Tồn tại trên xuất phát từ ý thức trách nhiệm của cán bộ chức năng dẫn đến việc cam kết bảo vệ môi trường không được phổ biến rộng rãi nên việc áp dụng cam kết bảo vệ môi trường là rất ít. Một phần do năng lực hạn chế của Nhà nước trong việc đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Một phần do ý thức kém không thấy được trách nhiệm, không thấy được hậu quả của ô nhiêm môi trường, trình độ chuyên môn thấp. Thực trạng về ô nhiễm tại chợ Xuân Khánh mà người viết đề cập là một ví dụ điển hình về tính thiếu phổ biến của cam kết bảo vệ môi trường. Vã lại, đội ngũ cán bộ mỏng và ít không đáp ứng được nhu cầu cấp thiết hiện nay. Nhà nước cần quan tâm hơn nữa trong công tác đào tạo cán bộ cũng như tuyển dụng cán bộ để đáp ứng nhu cầu ô nhiễm đang lan rộng như hiện nay.

2.3.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về cam kết bảo vệ môi trường.

Hướng chỉ đạo chung trong công tác bảo vệ môi trường

Thực tiễn về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước đã xác định mục tiêu cần đạt được trong công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Cụ thể là: ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, phục hồi và cải thiện môi trường ở những nơi, những vùng đã bị suy thoái, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường ở các khu công nghiệp, đô thị và nông thôn, góp phần phát triển kinh tế, xã hội bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Cần thấy được ô nhiễm môi trường không phân quy mô lớn nhỏ, ô nhiễm đều gây hậu quả như nhau. Cam kết bảo vệ môi trường là

những cách bảo vệ môi trường rất hiệu quả cho nên cần phổ biến và áp dụng rộng rãi hơn nữa. Ô nhiễm môi trường nông thôn thường tập trung rất nhiều vào các đối tượng hoạt động kinh tế quy mô nhỏ, cơ quan chức năng cần quan tâm hơn nũa về việc bắt buộc các đối tượng lập cam kết. Khuyến khích đối tượng tự kê khai quy mô hoạt động và mức độ ô nhiễm từ đó mới nắm bắt được mức độ ô nhiễm môi trường nông thôn.

Việc khẳng định tiếp tục đổi mới nền kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong đó, "tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường", "phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mọi hoạt động kinh tế được đánh giá bằng hiệu quả tổng hợp về kinh tế, tài chính, xã hội, môi trường quốc phòng và an ninh". Cuộc sống càng nâng cao đòi hỏi nhu cầu của con người vì thế cũng tăng theo. Để đáp ứng nhu cầu Nhà nước nên khuyến khích người dân sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Trong đó vấn đề bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản, như sợi chỉ đỏ xuyên suốt các định hướng, chương trình phát triển bền vững ở nước ta, đồng thời gắn kết vấn đề môi trường với từng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, sinh thái với những quan điểm chỉ đạo sau đây:

* Bảo vệ môi trường cần phải được xem xét ở cấp độ quốc gia và toàn toàn cầu, là trách nhiệm của toàn dân và toàn xã hội, mang tính toàn diện và bao quát. Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường của người dân cũng như năng cao về ý thức trách nhiệm của cơ quan chức năng chuyên ngành. Việc bảo vệ môi trường không thể nào thiếu đi sự quản lý và giám sát của Nhà nước.

* Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với việc bảo vệ và cải thiện môi trường nhân tạo, giữa tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Cần gắn kết chặt chẽ giữa yêu cầu bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế xã hội ngay từ khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình dự án sản xuất, kinh doanh.

* Cần quan tâm đến vấn đề hài hoà giữa các quan điểm chính trị, pháp lý, hợp tác quốc tế và các vấn đề xã hội, phát huy sức mạnh của toàn xã hội trong các vấn đề bảo vệ môi trường, xã hội hoá các phương thức bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường. Trong đó cam kết bảo vệ môi trường ở các cơ sở hoạt động nhỏ lệ cần được quan tâm nhiều hơn vì đây là biện pháp bảo vệ môi trường tốt nhưng vẫn chưa phổ biến, đúng với hiệu quả mà biện pháp này mang lại.

□ Vì vậy, trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững và ổn định đất nước, thì việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về cam kết bảo vệ môi trường phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

tạo được tính phổ biến của bản cam kết. Việc triển khai này đòi hỏi cán bộ, cơ quan chức năng cần bắt tay ngay vào thực hiện. Đòi hỏi mỗi cán bộ cần có ý thức và trách nhiệm cao về vai trò quan trọng của mình trong việc bảo vệ môi trường. Có thể áp dụng các hình thức sau để bản cam kết bảo vệ môi trường đến gần hơn với các đối tượng: phổ biến trên các đài phát thanh của xã hoặc huyện; niêm yết tại các nơi công cộng về các quy định đối tượng phải lập cam kết để mọi người chú ý hơn... Từ đó sẽ tạo được những hiệu ứng tích cực. Tuyên truyền, giáo dục phổ biến hơn nữa pháp luật về cam kết bảo vệ môi trường dưới mọi hình thức có thể. Hướng dẫn các đối tượng chấp hành tốt những quy định pháp luật về cam kết bảo vệ môi trường. Sao cho đối tượng thấy được tầm quan trọng của môi trường khi ấy ý thức bảo vệ môi trường của đối tượng sẽ được năng cao hơn, thực hiện bảo vệ môi trường hiệu quả hơn.

Hai là, Cần xác định rõ ràng nguồn tài chính để phục vụ cho công tác lập cam kết bảo vệ môi trường. Theo người viết nguồn tài chính này nên áp dụng theo hình thức nơi đâu tổ chức lập cam kết thì nơi đó phải chịu các chi phí cho việc lập cam kết bảo vệ môi trường. Việc huy động nguồn tài chính sẽ dễ dàng hơn nếu được chia ra nhiều nhánh. Chi phí phục vụ cho công tác lập cam kết bảo vệ môi trường cũng không cao lắm cho nên cơ quan chức năng vẫn có thể trích một phần ngân quỹ để phục vụ cho công tác lập cam kết. Còn việc xác định các đối tượng phải lập cam kết bảo vệ môi trường có cần phải đóng chi phí hay không? Theo người viết đối tượng cũng cần đóng góp chi phí cho việc lập cam kết và bảo đảm cho việc lập cam kết được thực hiện tốt. Cụ thể đối tượng chỉ cần đóng các khoản về photo giấy, các khoản chứng thực là được. Điều đó thể hiện được bản chất của bản cam kết bảo vệ môi trường là một lời giao kèo, mọi người cùng chung tay xây dựng để bảo vệ môi trường.

Ba là, xây dựng pháp luật về bảo vệ môi trường trong đó có cần chú trọng cam kết bảo vệ môi trường hơn nữa ở Việt Nam. Vì đối tượng thực hiện cam kết bảo vệ môi trường là những cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình, mà đối tượng này có thể nói là phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay về nền kinh tế tự phát và đa ngành nghề, vì vậy quản lý đối với các đối tượng này là vô cùng khó khăn và lõng lẻo. Vấn đề gây ô nhiễm đối với các đối tượng này là vô cùng lớn. Lớn ở đây chính là sự trải điều của các cơ sở tại các tỉnh khắp cả nước cho nên việc gây ô nhiễm môi trường là vô cùng nghiêm trọng. Đòi hỏi ngành chức năng thật sự có trách nhiệm và ý thức về môi trường. Mà công việc quản lý và thi hành pháp luật của cơ quan chức năng và các đối tượng thực hiện cam kết lại được quy định rất hạn chế. Việc xây dựng pháp luật về cam kết bảo vệ môi trường thật sự chưa được quan tâm đúng mức, chưa đúng với tầm gây ô nhiễm. Vì vậy việc xây dựng văn bản pháp luật về cam kết bảo vệ môi trường được xác định theo hai hướng: sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành để khắc phục tính thiếu nhất quán, không cụ thể, không rõ trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực cam kết bảo vệ môi trường và ban hành văn bản mới để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực cam kết bảo vệ môi trường cho đến nay chưa điều chỉnh. Việc ban hành các văn bản mới cần xem xét thật kỹ lưỡng thực tế về sự phát triển của tội phạm về môi trường, để có những biện pháp xử lý thật cứng rắn và đúng với hậu quả của việc gây ra ô nhiễm môi trường.

Bốn là, xây dựng cơ chế bảo đảm thực thi pháp luật và các thiết chế khác liên quan đến việc bảo đảm thực thi pháp luật về cam kết bảo vệ môi trường. Trong đó cần bảo đảm cả ba yếu tố tăng cường hiệu lực, tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về cam kết bảo vệ môi trường với việc hình thành các trình tự, thủ tục thi hành pháp luật về cam kết bảo vệ môi trường sao cho đồng bộ, hiệu quả, khả thi và tăng cường hiệu lực của các biện pháp chế tài. Về cơ quan chức năng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện bản cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký. Năng cao hơn nữa trình độ cho cán bộ tại các vùng sâu, vùng xa cũng như các cán bộ trong cả nước về ý thức cũng như trách nhiệm đối với việc quản lý môi trường tại địa phương thông qua việc thực hiện tốt trong việc lập cam kết bảo vệ môi trường.

Năm là, Vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ngày càng nghiêm trọng bởi nhiều nguyên nhân, kể cả khách quan và chủ quan, trong đó có nguyên nhân quan trọng là việc xử phạt còn quá nhẹ, chưa đủ mức răn đe. Biết vi phạm vẫn cứ làm, chấp nhận phạt để hoạt động. Đó là thực trạng đang diễn ra tại hầu hết tại các doanh nghiệp quy mô lớn và các đơn vị sản xuất hàng hóa, kinh doanh và dịch vụ quy mô hộ gia đình cũng ngang nhiên thải ra các chất độc hại. Mặt khác, hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường xảy ra quanh năm (song hành với quá trình sản xuất) còn việc xử phạt chỉ là hạn hữu, năm một vài lần để gọi là có xử lí.

Vấn đề hình sự hóa các loại hành vi vi phạm về môi trường là rất khó khăn. Vì kể cả các dự án lớn phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, hoặc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường còn không thể hình sự hóa được thì tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình làm sao áp dụng hình phạt trong hình sự được. Cho nên cần mạnh tay hơn nữa trong vấn đề chế tài như tăng mức phạt tiền cần đủ mức răng đe theo đề xuất của bản thân,

Một phần của tài liệu thực trạng pháp luật về cam kết bảo vệ môi trường (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)