Lập bản cam kết bảo vệ môi trường hiện nay gặp rất nhiều hạn chế và khó khăn, một phần vì các đối tượng không được phổ biến việc lập cam kết bảo vệ môi trường hoặc không biết được kinh doanh, sản xuất, dịch vụ của mình là phải lập cam kết bảo vệ môi trường, một phần do cơ quan chức năng thiếu trách nhiệm trong công tác lập cam kết bảo vệ môi trường là không phổ biến và triển khai việc lập cam kết cho các đối tượng biết được như thế nào phải lập cam kết bảo vệ môi trường. Cơ quan chức năng này là chính các Phòng tài nguyên môi trường vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ được pháp luật quy đinh. Nhìn vào thực tế ta thấy được những hạn chế mà việc lập cam kết bảo vệ môi trường gập khó khăn như về triển khai thì không có kinh
phí để phục vụ (việc xác định nguồn kinh phí vẫn chưa có những quy định cụ thể, cơ qaun chức năng hay đối tượng bắt buộc lập cam kết phải chịu kinh phí này)… Về phía cơ quan chức năng, các cán bộ có trách nhiệm hướng dẫn các đối tượng lập cam kết với ý thức về trách nhiệm là rất thấp. Thứ nhất, việc có bỏ công ra thực hiện nhiệm vụ hoặc không thực hiện nhiệm vụ dẫn không ảnh hưởng đến công việc của mình thì lý do gì phải chút mệt vào thân, vã lại việc giám sát cơ quan cấp trên cũng không có. Thứ hai, việc làm không mang lại lợi ích cho mình thì thông thường người ta sẽ không làm. Cho nên đối với các cán bộ ý thức chấp hành pháp luật là rất thấp. Để giải quyết những vướng mắc trên: cần phổ biến lợi ích khi bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống chính mình và những người xung quanh, bảo vệ môi trường góp phần ổn định đất nước và phát triển kinh tế, cần mở các lớp bồi dưỡng cho các cán bộ môi trường nhằm năng cao ý thức và chuyên môn trong lĩnh vực. Cần làm sáng tỏa thêm vai trò của cơ quan chức năng và ý thức của người dân nên người viết đã có những khảo sát thực tế và rút ra được những kết luân.
Một thực tiễn hiện tại là việc di dời tạm thời chợ Xuân Khánh sang đường Trần Văn Hoài. Sau khi di dời ta thấy mức độ gây ô nhiễm của các tiểu thương buôn bán nơi đây là vô cùng nghiêm trọng. Đặc biệt là rác thải và nước thải luôn ngập mùi hôi thối. Công tác quản lý chợ yếu kém, cán bộ thưa thớt. Các nơi tiếp nhận nguồn nước thải này chủ yếu là các điểm lòi lõm tại nơi buôn bán, còn rác thải được thu gom hàng ngày nhưng ta thấy số lượng vô cùng lớn khoảng 1,5 tấn/ngày. Việc xử lý chất thải này gập rất nhiều khó khăn, bởi vì chủ yếu là bọc ny long. Không khí luôn nặng mùi hôi những người dân sống ở khu vực này đành chịu chứ không biết làm gì hơn, luôn sống trong một môi trường ô nhiễm. Sau khi di dời tạm thời chợ Xuân Khánh sang đường Trần Văn Hoài để tu sửa chợ, thì nay đường Trần văn Hoài lại trở thành điểm ô nhiễm môi trường của chợ Xuân Khánh. Một màu nước đen nặng mùi hôi thói, không khí khó thở vì nặng mùi tanh của cá, thịt. Các hộ tiểu thương này chính là đối tượng phải lập cam kết bảo vệ môi trường trước khi đi vào hoạt động hoặc đã hoạt động thì cam kết khắc phục ô nhiễm nhưng thực tế khi người viết thăm dò ý kiến về bản cam kết bảo vệ môi trường thì kết quả thu lại thật bất ngờ: “tôi chưa nghe vì về bản cam kết bảo vệ môi trường khi vào chợ Xuân Khánh bán cả, chỉ đóng phí khi vào chợ bán thôi” chị Vân một tiểu thương ở chợ Xuân Khánh cho biết. Còn chị Thao buôn bán gà vịt cũng đã được gần 5 năm vẫn không biết gì về cam kết bảo vệ môi trường, chỉ biết khi vào chợ bán mỗi ngày phải đóng phí hoa chi là 16,000 đồng cho phí dọn vệ sinh. Ô nhiễm môi trường ở đường Trần Văn Hoài không những ảnh hưởng đến kinh doanh các khu vực gần chợ. Ô nhiêm môi trường đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân nơi đây, nước tồn đọng tạo điều kiện cho bênh sốt xuất huyết phát triển, không khí thở ô nhiễm gây bệnh viêm phế quản, viêm phổi…
Qua khảo sát cho ta thấy được, gây ô nhiễm môi trường tại chợ Xuân Khánh lỗi không do đối tượng gây ô nhiễm mà lỗi do cơ quan chức năng, không phổ biến pháp luật và tiến hành triển khai để các đối tượng biết mà thi hành, không thực hiện trách nhiệm của mình đáng ra mình phải làm là buộc các đối tượng đăng ký cam kết bảo vệ môi trường. Vì vậy, việc áp dụng cam
kết bảo vệ môi trường không được sự quan tâm của cả cơ quan chức năng và đối tượng phải lập cam kết. Nếu nhìn nhận vào thực tế nếu bắt buộc các tiểu thương ở chợ Xuân Khánh lập cam kết bảo vệ môi trường thì hiệu quả thu lại cũng không khác gì việc vào chợ buôn bán phải đóng hoa chi là 16,000 đồng phí vệ sinh. Ô nhiễm vẫn cứ tiếp diễn vì không thể triển khai các biện pháp khắc phục ô nhiễm được nếu vẫn không có sự vào cuộc của cơ quan chức năng. Ban quản lý môi trường của Phường vẫn không thấy dấu hiệu gì về đề ra biện pháp khắc phục tình trạng trên. Đối với Phòng tài nguyên và môi trường Quận Ninh Kiều xem trường hợp di dời chợ và gây ô nhiễm là chuyện bình thường. Trước khi di dời chợ đã thấy trước việc ô nhiễm do chợ hoạt động gây ra nhưng không có một biện pháp khắc phục hay phòng ngừa để bảo vệ cuộc sống của người dân xung quanh khu vực khi chợ đi vào hoạt động. Một biện pháp mà người viết đưa ra có thể tham khảo: chợ Xuân Khánh nằm trên giữa con đường Trần Văn Hoài, khi đi vào hoạt động thì nguồn nước ô nhiễm từ giữa con đường chảy ra hai bên đường sau đó chảy về các cống thoát nước. Bây giờ ta xây lên hai viên gạch ống bao quanh khu vực chợ không cho nước ô nhiễm lan ra khắp con đường sau đó đặt các ống nước âm dưới đất (khoản 20m một ống) cho thông ra ống cống. Biện pháp này khắc phục được ô nhiêm nguồn nước chảy lan ra khắp con đường đồng thời hạn chế được mùi hôi.
Nhiều tháng nay, người dân ở Khu dân cư Metro (thuộc khu vực 5, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) phải sống trong cảnh ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nguyên nhân, do xe ben, xe bồn chở đất, bùn, nước thải hôi thối... đem đến đổ ở những khoảng đất trống trong khu dân cư. Hệ thống thoát nước tại trục đường số 20 không có lối thoát làm cho nước mưa, nước thải sinh hoạt ứ đọng lâu ngày, bốc mùi hôi thối... Người dân tại khu dân cư này đang rất cần chính quyền địa phương, đơn vị quản lý khu dân cư sớm có biện pháp khắc phục. Khu dân cư Metro được xây dựng nhằm bố trí nền tái định cư cho các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án xây dựng Trung tâm Metro Hưng Lợi và một số công trình trên địa bàn TP Cần Thơ. Tổng diện tích khu dân cư khoảng 2 ha, được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, gồm đường giao thông nội bộ, hệ thống cống thoát nước, điện chiếu sáng công cộng... Tuy nhiên, gần đây nhiều hộ dân ở Khu dân cư Metro bức xúc trước tình trạng thiếu vệ sinh, môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng mỹ quan đô thị...
Hiện nay, nhiều tuyến đường trong khu dân cư đầy đất, cát; rác thải ngổn ngang; các loại động vật, côn trùng độc hại như: rắn, rít, ruồi, muỗi... có môi trường trú ngụ, sinh sản chủ yếu là do các xe tải, xe ben đổ ra bừa bãi. Còn ở trục đường chính (trục đường 20) của khu dân cư này, đoạn từ nhà số 36 đến số 90, bà con phải sống trong tình trạng ngập nghẹt, ứ đọng nước mưa, nước thải. Nguyên nhân, do cống thoát nước của đoạn đường này không có lối thoát, không liên thông với hệ thống cống trong Khu dân cư Metro. Do đó, nước thải, nước mưa ứ đọng, tự ngấm xuống đất. Khi trời mưa lớn, nước chảy tràn lên mặt đường, gây nên cảnh ngập nghẹt, ô nhiễm. Hầu hết, người dân ở khu dân cư này có chung nỗi lo: Mùa mưa, mùa nước nổi, dịch bệnh sốt xuất huyết có khả năng xuất hiện và lây lan rất nhanh. Ông Nguyễn Văn Đào, nhà ở Khu dân cư Metro, cho biết: “Gia đình tôi thuộc diện tái định cư do ảnh hưởng bởi
công trình xây dựng đường Mậu Thân - sân bay Trà Nóc. Từ khi về đây xây nhà ở đã hơn 2 năm, trước nhà tôi lúc nào cũng ngập nghẹt, ẩm ướt, có mùi hôi thối, do đường cống thoát nước ở đoạn đường này không lối thoát, 2 đầu cống chưa xây dựng, bị bít kín, nước thải tràn ra đường gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Do nước thải ứ đọng quanh năm nên các loại côn trùng gây hại như ruồi, muỗi bùng phát, bay đáp vào nhà. Dù cơ quan thông tin đại chúng đã nhiều lần phản ánh nhưng đến nay vẫn chưa được khắc phục”. Để khắc phục tình trạng ngập nghẹt, ô nhiễm môi trường như hiện nay ở Khu dân cư Metro, phường Hưng Lợi thì giải pháp trước mắt là tập trung xây dựng, khai thông đường cống thoát nước tại khu vực này, ngăn chặn không cho xe ben vào đổ đất, cát, đá, nước thải... Theo nhiều người dân tại đây, quá bức xúc về tình trạng này, bà con đã điện thoại đến Công an phường Hưng Lợi báo việc các đơn vị thuê xe ben đến đất, cát, đá, xả nước thải, vi phạm các qui định vệ sinh môi trường. Công an phường có đến kiểm tra và lập biên bản xử lý một vài trường hợp đổ đất, đá, cát... bừa bãi tại các khoảng đất trống của khu dân cư. Tuy nhiên, khi lực lượng công an, dân phòng không có mặt tại khu dân cư thì xe ben tiếp tục mang đất, đá, nước thải đến đổ tiếp tục. Việc quản lý yếu kém của cơ quan chức năng đã tao điều kiện cho các đối tượng gây ô nhiễm. Việc xe tải, xe ben gây ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống của người dân nhưng vẫn chưa thấy xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Việc buộc các đối tượng này phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường thì không được áp dụng. Đáng lẽ các đối tượng này thuộc quản lý của chủ quản nào thì bắt buộc phải lập cam kết bảo vệ môi trường mới được đưa vào hoạt động nhưng cơ quan chức năng vẫn thiếu đi nhiệm vụ của mình. Đối với những trường hợp như vậy thì cần xử phạt thật nghiêm minh về hành chính đối với trường hợp không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường và công ty chủ quản của các xe ben, xe tải này phải có trách nhiệm đối với hành vi gây ô nhiêm môi trường. Đồng thời buộc khắc phục hậu quả là vệ sinh những nơi đã gây ô nhiễm, khi nào khắc phục được và cam kết không tái phạm mới cho hoạt động trở lại.
Hiện nay, khu dân cư Metro đã có nhiều hộ dân vào sinh sống. Tình trạng chưa có điện chiếu sáng, ứ đọng nước thải, đổ đất, cát... mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường tại khu dân cư gây khó khăn cho sinh hoạt của bà con. Thiết nghĩ, các ngành chức năng TP Cần Thơ, UBND quận Ninh Kiều sớm kiểm tra và đề xuất biện pháp khắc phục, trình UBND thành phố xem xét. Đồng thời, yêu cầu đơn vị thi công Khu dân cư Metro khẩn trương khai thông dòng chảy của hệ thống cống thoát nước tại trục đường 20, trả lại môi trường trong sạch cho khu dân cư này. Địa phương và đơn vị chức năng nên có kế hoạch kiểm tra, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm theo qui định của Luật Bảo vệ môi trường để sớm chấn chỉnh tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực này. Qua vụ việc trên ta thấy cơ quan chức năng thường tập trung vào xử phạt các hành vi gây ô nhiễm. Nhưng không có biện pháp ngăn chặn ô nhiêm lâu dài. Không bắt buộc đối tượng phải lập cam kết bảo vệ môi trường. Từ đó cho thấy lập bản cam kết bảo vệ môi trường vẫn chưa phổ biến và dường như còn mới, tuy nhiên Luật Bảo vệ môi trường mới 2005 được ban hành gần 5 năm và các văn bản hướng dẫn thi hành.15
Quãng Ngãi ngày 30 tháng 7 năm 2010 đã xử phạt một đối tượng không có cam kết bảo vệ môi trường Thượng tá Nguyễn Thanh Trang - Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi, Thủ trưởng Cơ quan điều tra vừa ký quyết định xử phạt hành chính Công ty xây dựng Thành Đạt ở tổ dân phố 3, thị trấn Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) về hành vi vi phạm trong lĩnh vực khai thác đất không có cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường được quy định tại điều 7, khoản 4, Nghị định 117/2009/NĐ-CP, ngày 31/12/2009 của Chính phủ. Theo đó, Công ty xây dựng Thành Đạt bị xử phạt hành chính với số tiền 15 triệu đồng.
Trước đó, vào ngày 18/6/2010, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường công an tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Thanh tra Sở tài nguyên và Môi trường, Công an xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa tiến hành kiểm tra thực địa mỏ đất tại núi Bé thuộc thôn 3, xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa do Công ty Thành Đạt khai thác đất. Tại hiện trường có một xe đào cùng nhiều ô tải vận chuyển đất đang hoạt động nhưng không có che chắn khiến vật liệu rơi vãi trên đường, gây bức xúc trong nhân dân địa phương. Mặt khác, cơ quan chức năng còn phát hiện vị trí khai thác đất của Công ty xây dựng Thành Đạt chưa được UBND tỉnh phê duyệt và bàn giao khu vực khai thác đất đồi làm vật liệu san lấp cho UBND huyện Tư Nghĩa quản lý.16
Hiện nay các làng nghề đang khôi phục và phát triển rất mạnh mẽ, đây là các đối tượng gây ô nhiễm rất nghiêm trọng.
15 www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=77&p=&id=58942
16http://www.vfej.vn/vn/chi_tiet/24552/khong_co_cam_ket_bao_ve_moi_truong__mot_doanh_nghiep_bi_xu_phat
Theo đại diện lãnh đạo Cục Cảnh sát Môi trường (Bộ Công an) tại một cuộc hội thảo về vấn đề vi phạm pháp luật về môi trường tại các làng nghề được tổ chức ngày 26/8/2009 giữa Bộ Công an, các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường và đại diện chính quyền một số địa phương tập trung nhiều làng nghề truyền thống…
Hơn 90% làng nghề trên cả nước vi phạm pháp luật về môi trường và an toàn vệ sinh lao động
Hiện cả nước có 2.790 làng nghề, trong đó có trên 90% vi phạm luật về môi trường và an toàn vệ sinh lao động. Theo điều tra khảo sát và kết quả thanh, kiểm tra của các cơ quan chức năng cho thấy hầu hết các làng nghề chưa quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường đó là thông qua việc lập cam kết bảo vệ môi trường, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đặc biệt là xem nhẹ công tác an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ...
Tại địa bàn phường Châu Khê (thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh), trong 123 cơ sở sản xuất, kinh doanh của làng nghề tái chế kim loại được thanh tra thì toàn bộ các cơ sở này chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý khí thải, nước thải. Chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh không được thu gom, vận chuyển đến khu vực quy định để xử lý mà đổ tùy tiện xung quanh khu vực cụm công nghiệp. Tại cụm công nghiệp làng nghề giấy Phong Khê, Bắc Ninh, có 157/209 cơ sở sản xuất của làng nghề tái chế giấy thì hầu hết không có hệ thống