Thực trạng pháp luật về cam kết bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu thực trạng pháp luật về cam kết bảo vệ môi trường (Trang 25)

2.1.1. Khái niệm cam kết bảo vệ môi trường.

Cam kết bảo vệ môi trường là việc các cá nhân, tổ chức thực hiện các quy định pháp luật đã được cam kết với cơ quan Nhà nước nhằm ngăn chặn ô nhiễm môi trường hoặc chưa ô nhiễm thì sẽ cam kết phòng ngừa ô nhiễm.

Xét về mặt tổng thể thì cam kết bảo vệ môi trường được xem như là lời cam kết của cơ quan có thẩm quyền đối với xã hội, đối với cộng đồng thông qua các chính sách và pháp luật. Xét ở góc độ trong bài nghiên cứu này thì cam kết được xem như một lời giao kèo giữa đối tượng và cơ quan có thẩm quyền. Nếu xét về lời giao kèo đó là sự thỏa thuận giữa hai bên về việc hoàn thành một nghĩa vụ nào đó. Tuy nhiên giao kèo này trên thực tế được xem như một trình tự, thủ tục của tiến trình lập cam kết bảo vệ môi trường. Ở góc độ pháp lý có thể thấy cam kết bảo vệ môi trường gần giống như một văn bản pháp lý: cam kết là ràng buộc nghĩa vụ pháp lý giữa các cá nhân, tổ chức phải có trách nhiệm với cộng đồng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đòi hỏi chủ thể tham gia phải có trách nhiệm với lời cam kết. Đối với cam kết bảo vệ môi trường thì đối tượng lập bản cam kết có nghĩa vụ thực hiện cam kết còn chủ thể đại diện cho Nhà nước thì triển khai việc lập cam kết và đứng ra giám sát việc thực hiện cam kết. Hiện tại không chỉ cam kết mà mỗi cá nhân, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khi chuyển khai dự án phải làm đề án bảo vệ môi trường.

Bảo vệ môi trường 2005. Vì vậy, cam kết môi trường vẫn được hiểu với nhiều cách khác nhau.

2.1.2. Đối tượng phải có cam kết bảo vệ môi trường.

Theo Luật Bảo vệ môi trường 2005 tại điều 24 thì các đối tượng sau đây phải đăng ký cam kết bảo vệ môi trường: “các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình và đối tượng không thuộc quy định tại điều 14 (quy định các đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược) và điều 18 (quy định các đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường) của Luật này phải có bản cam kết bảo vệ môi trường”14.

Các đối tượng được quy định phải lập cam kết khi tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bắt buộc phải đăng ký cam kết. Đây là biện pháp thiết thực nhằm ngăn chặn ô nhiễm môi trường rất hiệu quả. Với biện pháp này sẽ nâng cao hơn về ý thức bảo vệ môi trường của các đối tượng gây ô nhiễm môi trường với quy mô tương đối nhỏ.

14 xem thêm điều 14 và điều 18 Luật Bảo vệ môi trường 2005

Một vấn đề cần phân tích là việc xác định đúng đối tượng phải lập cam kết bảo vệ môi trường. Có phải tất cả các cá nhân, tổ chức, hay hộ gia đình đều phải tham gia cam kết bảo vệ môi trường hay không? Những cá nhân là đại diện, tổ chức, hộ gia đình khi tham gia các hoạt động như sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mới phải lập cam kết? Không phải tất cả mọi đối tượng trong xã hội này đều phải lập cam kết bảo vệ môi trường, mà chỉ có những đối tượng được quy định tại điều 24 Luật Bảo vệ môi trường 2005 mới đăng ký cam kết bảo vệ môi trường. Còn các đối tượng khác như những đối tượng tại điều 14 Luật Bảo vệ môi trường 2005 phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, tại điều 18 phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Đối với các đối tượng không quy định tại điều 14, 18, 24 thì không cần phải lập hay cam kết bảo vệ môi trường. Tuy nhiên cũng phải có ý thức bảo vệ môi trường và giữ cho môi trường trong sạch và lành mạnh.

Đối với cơ quan chức năng có thẩm quyền thì vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng trong việc khởi động biện pháp bảo vệ môi trường mà cụ thể là triển khai việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường đến với các đối tượng phải có cam kết. Cán bộ cơ quan chức năng được xem là một phần không thể thiếu trong việc triển khai và áp dụng bản cam kết bảo vệ môi trường nhưng hiện nay ý thức này là rất thấp. Vẫn chưa thấy được trách nhiệm của cá nhân mình cũng như nhiệm vụ phải thực hiện do luật định dẫn đến việc khởi động để thực hiện là rất chậm chạp. Hầu như việc triển khai và phổ biến việc lập cam kết bảo vệ môi trường là không có. Xác định nguồn tài chính cho việc thực hiện. Khi muốn triển khai việc lập cam kêt thì nguồn tài chính ở đâu ra? Do luật không quy định nên khó xác định được nguồn tài chính cung ứng để phục vụ việc lập cam kết bảo vệ môi trường. Cơ quan tiến hành lập cam kết bảo vệ môi trường thì bỏ ra tài chính để phục vụ cho việc lập cam kết hay bắt buộc đối tượng cam kết phải đóng chi phí? Việc thiếu tài chính gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai cam kết bảo vệ môi trường. Vì việc triển khai đòi hỏi phải có một khoản chi phí để phục vụ. Về lập hay xác nhận

bản cam kết vẫn phải có chi phí để phục vụ cho công tác in ấn hay chứng thực. Theo người viết kinh phí để phục vụ cho công tác lập cam kết bảo vệ môi trường thì cả đối tượng và cơ quan chức năng cùng đóng góp, đối tượng đóng góp thông qua lệ phí khi lập cam kết, còn chi phí phục vụ cho việc triển khai thì thuộc vào cơ quan chức năng.

2.1.3. Nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường.

Nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường được quy định tại điều 25 của Luật bảo vệ môi trường:“địa điểm thực hiện; loại hình, quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và nguyên nhiên sử dụng; các loại chất thải phát sinh; cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường”. Khi đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, thì đối tượng cam kết cần bảo đảm đúng các yêu cầu về nội dung mà luật định. Bản cam kết bảo vệ môi trường ngoài yêu cầu đáp ứng về nội dung còn phải bảo đảm cả về hình thức. Về hình thức phải tuân thủ theo mẫu hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn về đánh giá môi trường chiên lược, đánh giá tác động của môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

2.1.3.1. Địa điểm thực hiện.

Địa điểm thực hiện phải nêu rõ ràng, chính xác. Khi đăng ký bản cam kết các đối tượng phải nêu rõ nơi thực hiện cam kết của mình để cơ quan chức năng dễ quản lý, giám sát việc thực hiện. Địa điểm thực hiện chính là nơi diễn ra hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Đối với một dự án khi thực hiện, các đối tượng thường chỉ tập trung cho nhu cầu kinh doanh, vị trí thuận lợi…, chứ ít khi quan tâm đến vấn đề môi trường. Vì vậy, phải xác định vị trí địa lý của dự án nằm ở khu vực nào, xem dự án tiếp giáp với địa điểm nào, có thuận lợi cho việc bảo vệ môi trường hay không? Hơn nữa, cần xác định rõ nguồn cung cấp nước, điểm lấy nước, hiện trạng sử dụng đất, sử dụng điện, hệ thống giao thông cung cấp và tiêu thụ sản phẩm có thuận lợi cho việc chuyên chở, vận chuyển mua bán đồng thời bảo đảm cho việc bảo vệ môi trường hay không? Khi xác định địa điểm thực hiện phải kèm theo sơ đồ minh họa chỉ rõ các đối tượng tự nhiên như ao hồ, sông ngòi, đường giao thông…, các đối tượng kinh tế xã hội gần nơi thực hiện dự án như khu dân cư, khu đô thị, công trình văn hoa, tôn giáo, di tích lịch sử…, và các đối tượng khác xung quanh dự án. Xem ảnh hưởng như thế nào về đời sống người dân xung quanh dự án, ảnh hưởng thế nào đối với điều kiện tự nhiên tại nơi thực hiện dự án. Chỉ rõ đâu là nguồn tiếp nhận nước thải, khí thải của dự án kèm theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường áp dụng đối với các nguồn này. Hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình khi đăng ký cam kết bảo vệ môi trường cũng thấy đáp ứng các yêu cầu luật quy định, nhưng thực tế lại cho thấy khi đi vào hoạt động những gì đã cam kết rất ít được thực hiện.

2.1.3.2. Loại hình, quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Đây cũng là nội dung rất quan trọng trong bản cam kết bảo vệ môi trường. Việc xác định được loại hình, quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sẽ được thực hiện việc bảo vệ môi trường đúng với tầm gây ô nhiễm của từng cơ sở khi ấy việc bảo vệ môi trường sẽ có hiệu quả. Khi

cam kết chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải ghi rõ loại hình hoạt động của cơ sở mình. Họ phải xác định rõ họ sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ thì mới nắm bắt được mức độ gây ô nhiễm của từng cơ sở. Bởi thông thường hoạt động sản xuất sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường nhiều hơn hoạt động kinh doanh và dịch vụ. Vã lại, việc nắm được quy mô của các đối tượng sẽ dễ dàng cho việc quản lý cũng như buộc đối tượng triển khai các đề án bảo vệ môi trường.

2.1.3.3. Các loại chất thải phát sinh.

Các loại chất thải phát sinh đây là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường. Môi trường bị ô nhiễm là do các chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Khi các chất thải phát sinh được xác định, cơ quan chức năng có thể dự đoán được mức độ gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở và có biện pháp buộc các cơ sở này phải có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường .

Các chất thải phải được nêu rõ như về đặc tính, mức độ độc hại khi đó giúp phân biệt được những chất nào sẽ gây nguy hiểm rất nghiêm trọng cho môi trường. Từ đó tìm ra hướng hạn chế và khắc phục các chất gây ô nhiễm môi trường một cách đúng đắn và hợp lý.

Chất thải phát sinh có nhiều loại khác nhau như: khí thải, nước thải, chất thải rắn và các loại chất thải khác. Các loại chất thải khác nhau, mức độ ảnh hưởng tới môi trường cũng khác nhau. Tuy nhiên dù là loại chất thải nào cũng phải nêu đầy đủ các thông tin: nguồn phát sinh, tổng lượng phát sinh trên một đơn vị thời gian, thành phần chất thải và hàm lượng /nồng độ của từng thành phần.

Mỗi loại chất thải đều có cách xử lý khác nhau, loại chất thải này phải phù hợp với cách xử lý này, loại khác phải phù hợp cách xử lý khác. Chính vì vậy, việc ghi rõ các loại chất thải phát sinh là điều kiện thuận lợi để các cơ sở thực hiện tốt hơn việc bảo vệ môi trường và các cơ quan có thẩm quyền cũng sẽ có những điều kiện quản lý việc thực hiện bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tốt hơn.

Qua tìm hiểu thực tế các bản cam kết bảo vệ môi trường: hầu hết các cơ sở khi đăng ký cam kết bảo vệ môi trường đều thể hiện đầy đủ các yêu cầu của pháp luật về chất thải phát sinh trên hình thức khi đăng ký trong bản cam kết. Nhưng khi thực hiện lại rất yếu kém do cơ quan chức năng không giám sát, không thường xuyên kiểm tra.

2.1.3.4. Biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải.

Mỗi loại chất thải phát sinh đều phải kèm theo biện pháp xử lý tương ướng, thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả xử lý. Nếu không có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của dự án thì các cơ sở phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể để các cơ quan có liên quan có hướng giải quyết, quyết định. Làm như vậy, để các cơ quan có liên quan có thể biết được khả năng giảm thiểu chất thải của cơ sở như thế nào, có khả thi hay không, có thể đảm bảo trong việc bảo vệ môi trường hay không? Từ đó xác định có nên chấp nhận cho cơ sở hoạt động hay không cho cơ sở hoạt động. Hơn thế nữa, các cơ sở phải chứng minh rằng, sau khi áp dụng các biện pháp thì các chất thải sẽ được xử lý đến mức nào và phải có cách so sánh,

đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành. Nếu không đáp ứng được các yêu cầu theo quy định thì phải nêu rõ lý do và có những kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.

2.1.3.5. Cam kết thực hiện

Khi đã đáp ứng các yêu cầu về nội dung và hình thức của bản cam kết bảo vệ môi trường thì tiến hành ký kết thực hiện. Khi ký kết, các cơ sở phải xác định được trách nhiệm bảo vệ môi trường của mình. Khi đi vào hoạt động phải thực hiện đúng những gì mà mình cam kết như thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải, báo cáo định kỳ… Nếu đã cố gắng thực hiện để giảm thiểu mà không thể nào ngăn chặn được sự ô nhiễm thì báo ngay với cơ quan chức năng biết tình hình cụ thể về sự ô nhiễm.

2.1.4. Đăng ký cam kết bảo vệ môi trường.

2.1.4.1. Trình tự, thủ tục đăng ký cam kết bảo vệ môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.4.1.1. Lập bản cam kết bảo vệ môi trường.

Chủ dự án thuộc các đối tượng quy định tại Điều 24 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 có trách nhiệm lập bản cam kết bảo vệ môi trường. Điều 24 bao gồm các đối tượng sau: các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ quy mô hộ gia đình và đối tượng không thuộc quy định tại điều 14 và điều 18 của Luật Bảo vệ môi trường, phải có cam kết bảo vệ môi trường.

Cấu trúc và yêu cầu về nội dung của bản cam kết bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 24 ban hành kèm theo Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

2.1.4.1.2. Đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.

• Chủ dự án có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường đến Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) nơi có dự án hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thuộc huyện (sau đây gọi chung là cấp xã) được ủy quyền để đăng ký và cấp giấy xác nhận.

• Thời điểm đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định tại điểm 1 khoản 7 Điều 1 của Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường như sau:

* Chủ dự án đầu tư khai thác khoáng sản đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường để được xác nhận trước khi xin cấp Giấy phép khai thác khoáng sản;

* Chủ dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc có các hạng mục xây dựng công trình đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường để được xác nhận trước khi xin cấp Giấy phép xây dựng, trừ

Một phần của tài liệu thực trạng pháp luật về cam kết bảo vệ môi trường (Trang 25)