Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền

Một phần của tài liệu thực trạng pháp luật về cam kết bảo vệ môi trường (Trang 34)

Theo điều 26 khoản 1 Luật Bảo vệ môi trường 2005 thì trách nhiệm này thuộc về Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp huyện hoặc có ủy quyền cho UBND cấp xã “UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, trường hợp cần thiết có thể ủy quyền cho UBND cấp xã tổ chức đăng ký”. Pháp luật quy định thẩm quyền tổ chức đăng ký thuộc về cấp huyện là hoàn toàn chính xác và trên thực tế quy định này được thực hiện tương đối tốt. Sở dĩ, trách nhiệm tổ chức đăng ký thuộc về cấp huyện là hợp lý bởi các cơ sở này được thành lập dưới sự quản lý của UBND cấp huyện. Vì vậy, đương nhiên UBND cấp huyện phải có trách nhiệm tổ chức đăng ký. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết có thể ủy quyền cho UBND cấp xã tổ chức đăng ký.

UBND cấp huyện hay xã cũng có trách nhiệm không kém phần quan trọng được quy định tại khoản 1 điều 17 Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 - Mục 3: Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đó là trách nhiệm cấp giấy xác nhận cho các đối tượng đã đăng ký bản cam kết tại UBND cấp huyện hoặc cấp xã trong thời hạn “không quá năm ngày làm việc”.

Ngoài trách nhiệm tổ chức đăng ký cam kết bảo vệ môi trường UBND cấp huyện, xã còn có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nội dung đã ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường (khoản 2, điều 27 Luật Bảo vệ môi trường 2005). UBND cấp huyện hay xã là cơ quan trực tiếp quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và là cơ quan tổ chức đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường thì họ phải có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nội dung đã ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường.

2.1.6.2. Trách nhiệm của các đối tượng cam kết bảo vệ môi trường.

Theo điều chương IV Thông tư 08/2010/TT-BTNMT ngày 18 tháng 3 năm 2010 quy định việc xây dựng báo cáo môi trường quốc gia, báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực và báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh, thì các chủ dự án có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi các dự án hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã được ủy quyền để đăng ký và cấp giấp xác nhận.

Tổ chức cá nhân cam kết bảo vệ môi trường có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung đã ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường (điều 27 Luật Bảo vệ môi trường 2005). Thực tế, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ chung của con người. Nhưng xét ở một góc độ nào đó, nếu các tổ chức cá nhân đã tham gia cam kết bảo vệ môi trường thì phải tuân theo những gì đã cam kết. Trong bản cam kết bảo vệ môi trường đã ghi nhận nội dung gì thì phải tuân theo đúng như vậy và phải tuân theo một cách triệt để. Các nội dung đã nêu ra trong bản cam kết khi tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không được vi phạm một nội dung nào. Khi đăng ký trong bản cam kết nêu rõ các loại hình, quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các loại chất thải phát sinh… Hay trong bản đăng ký đã cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải nhưng trên thực tế lại không thực hiện, cứ bỏ mặt các chất thải ra sao thì ra, không có biện pháp xử lý hợp lý. Nếu rơi vào tình trạng trên thì chắc chắn cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sẽ bị xử lý một cách nghiêm minh theo pháp luật.

Thực hiện đúng bản cam kết chính là việc làm thiết thực nhất mà các đối tượng thực hiện để bảo vệ môi trường chúng ta được trong sạch. Khi các đối tượng thực hiện đúng và đầy đủ bản cam kết cho thấy tính thực thi của pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật của người dân ngày càng được nâng cao.

2.1.6. Xử phạt vi phạm hành chính do hành vi vi phạm các quy định về cam kết bảo vệ môi trường. môi trường.

Đối với mỗi hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong hai thình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, họ còn có thể bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn đối với giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc thực hiện các biện pháp giảm thiệu, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường; các biện pháp khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường; tạm thời đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong các biện pháp bảo vệ môi trường cần thiết; buộc di dời cơ sở; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa; buộc tiêu hủy hàng hóa; vật phẩm gây ô nhiễm môi trường; bị công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Đối với cam kết bảo vệ môi trường cũng vậy một khi đối tượng vi phạm thì sẽ áp dụng hình thức phạt cảnh cáo, phạt tiền và các biện pháp buộc khắc phục hậu quả. Đối với hành vi vi phạm cam kết không nghiêm trọng và hình phạt mang tính chất nhắc nhở thì áp dụng hình phạt cảnh cáo nhằm làm cho đối tượng có ý thức hơn về bảo vệ môi trường và biết được những sai sót mà mình phải sữa đổi; vi phạm mang tính chất nghiêm trọng, không thực hiện cam kết hay thực hiện mà không đúng thì áp dụng hình phạt tiền; các biện pháp khắc phục hậu quả thì ô nhiêm đã xảy ra cần thực hiện các biện pháp nhằm làm giảm thiểu ô nhiễm. Cụ thể hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, buộc khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ

môi trường. Xử phạt vi phạm góp phần năng cao nhận thức về bảo vệ môi trường đồng thời góp vào ngân sách Nhà nước những khoản tiền phục vụ cho việc ngăn chặn và bảo vệ môi trường chung cho xã hội.

2.1.6.1. Hình thức xử phạt.

Phạt cảnh cáo

Đây là hình thức phạt nhẹ nhất đối với các hành vi vi phạm. Phạt cảnh cáo chỉ mang tính chất nhắc nhở giúp đối tượng vi phạm thực hiện tốt hơn về bản cam kết mà mình đã đăng ký. Hình thức này áp dụng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung đã ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường. Tuy nhiên các hành vi thực hiện không đúng nội dung trong bản cam kết bảo vệ môi trường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản cam kết.

Phạt tiền

Phạt tiền là hình phạt phổ biến nhất hiện nay trong lĩnh vực vi phạm về ô nhiễm môi trường. Trong những năm gần đây có những tội phạm về môi trường rất nghiêm trọng gây ảnh hưởng nặng nề về đời sống của người dân cũng như gây tác hại nặng nề về thiên nhiên nhưng hình phạt chỉ dừng lại ở mức phạt tiền. Hình thức phạt tiền trong vi phạm cam kết bảo vệ môi trường áp dụng cho các đối tượng có hành vi vi phạm mang tính chất nghiêm trọng hơn, đó là các hành vi: thực hiện không đúng các nội dung quan trọng đã ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường; không thực hiện đầy đủ các nội dung đã ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường và không đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với trường hợp bắt buộc phải đăng ký cam kết bảo vệ môi trường.

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả

* Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;

* Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường; buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải xây lắp công trình xử lý môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

* Buộc tháo dỡ công trình xử lý môi trường được xây dựng không đúng nội dung trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đã được xác nhận đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

* Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải lập, trình đề án bảo vệ môi trường cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác nhận theo quy định đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này; * Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử

phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra

2.1.6.2. Mức xử phạt

Áp dụngNghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm các mức xử phạt sau:

• Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: * Không thực hiện đúng hoặc thực hiện không đầy đủ nội dung trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;

* Không có văn bản báo cáo cơ quan đã xác nhận đề án bảo vệ môi trường về việc hoàn thành các biện pháp bảo vệ môi trường theo đề án bảo vệ môi trường đã được xác nhận. • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện nội dung trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

• Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng, xây dựng không đúng, không vận hành, không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường đã cam kết trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

• Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không có bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khi đã đăng ký cam kết bảo vệ môi trường thì phải thực hiện theo đúng như nội dung đã cam kết. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều cơ sở vẫn không thực hiện cam kết hoặc đã cam kết mà không thực hiện đúng nội dung đã nêu trong bản cam kết bảo vệ môi trường. Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này rất ít, khi một đối tượng gây ô nhiễm không có đăng ký cam kết nhưng thực tế cho thấy vẫn rất ít bị xử phạt. Khi nào bị người dân, dư luận lên án thì mới thấy cơ quan chức năng vào cuộc và xử phạt. Vì vậy, ý thức về hậu quả của ô nhiễm môi trường của các cơ quan chức năng chưa cao. Cho nên việc rèn luyện cho cán bộ chức năng một ý thức cao về trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội là rất cần thiết trong tình trạng ô nhiễm môi trường đang thật sự báo động hiện nay.

2.2. Thực tiễn về áp dụng cam kết bảo vệ môi trường.

Lập bản cam kết bảo vệ môi trường hiện nay gặp rất nhiều hạn chế và khó khăn, một phần vì các đối tượng không được phổ biến việc lập cam kết bảo vệ môi trường hoặc không biết được kinh doanh, sản xuất, dịch vụ của mình là phải lập cam kết bảo vệ môi trường, một phần do cơ quan chức năng thiếu trách nhiệm trong công tác lập cam kết bảo vệ môi trường là không phổ biến và triển khai việc lập cam kết cho các đối tượng biết được như thế nào phải lập cam kết bảo vệ môi trường. Cơ quan chức năng này là chính các Phòng tài nguyên môi trường vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ được pháp luật quy đinh. Nhìn vào thực tế ta thấy được những hạn chế mà việc lập cam kết bảo vệ môi trường gập khó khăn như về triển khai thì không có kinh

phí để phục vụ (việc xác định nguồn kinh phí vẫn chưa có những quy định cụ thể, cơ qaun chức năng hay đối tượng bắt buộc lập cam kết phải chịu kinh phí này)… Về phía cơ quan chức năng, các cán bộ có trách nhiệm hướng dẫn các đối tượng lập cam kết với ý thức về trách nhiệm là rất thấp. Thứ nhất, việc có bỏ công ra thực hiện nhiệm vụ hoặc không thực hiện nhiệm vụ dẫn không ảnh hưởng đến công việc của mình thì lý do gì phải chút mệt vào thân, vã lại việc giám sát cơ quan cấp trên cũng không có. Thứ hai, việc làm không mang lại lợi ích cho mình thì thông thường người ta sẽ không làm. Cho nên đối với các cán bộ ý thức chấp hành pháp luật là rất thấp. Để giải quyết những vướng mắc trên: cần phổ biến lợi ích khi bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống chính mình và những người xung quanh, bảo vệ môi trường góp phần ổn định đất nước và phát triển kinh tế, cần mở các lớp bồi dưỡng cho các cán bộ môi trường nhằm năng cao ý thức và chuyên môn trong lĩnh vực. Cần làm sáng tỏa thêm vai trò của cơ quan chức năng và ý thức của người dân nên người viết đã có những khảo sát thực tế và rút ra được những kết luân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một thực tiễn hiện tại là việc di dời tạm thời chợ Xuân Khánh sang đường Trần Văn Hoài. Sau khi di dời ta thấy mức độ gây ô nhiễm của các tiểu thương buôn bán nơi đây là vô cùng nghiêm trọng. Đặc biệt là rác thải và nước thải luôn ngập mùi hôi thối. Công tác quản lý chợ yếu kém, cán bộ thưa thớt. Các nơi tiếp nhận nguồn nước thải này chủ yếu là các điểm lòi lõm tại nơi buôn bán, còn rác thải được thu gom hàng ngày nhưng ta thấy số lượng vô cùng lớn khoảng 1,5 tấn/ngày. Việc xử lý chất thải này gập rất nhiều khó khăn, bởi vì chủ yếu là bọc ny long. Không khí luôn nặng mùi hôi những người dân sống ở khu vực này đành chịu chứ không biết làm gì hơn, luôn sống trong một môi trường ô nhiễm. Sau khi di dời tạm thời chợ Xuân Khánh sang đường Trần Văn Hoài để tu sửa chợ, thì nay đường Trần văn Hoài lại trở thành điểm ô nhiễm môi trường của chợ Xuân Khánh. Một màu nước đen nặng mùi hôi thói, không khí khó thở vì nặng mùi tanh của cá, thịt. Các hộ tiểu thương này chính là đối tượng phải lập cam kết bảo vệ môi trường trước khi đi vào hoạt động hoặc đã hoạt động thì cam kết khắc phục ô nhiễm nhưng thực tế khi người viết thăm dò ý kiến về bản cam kết bảo vệ môi trường thì kết quả thu lại thật bất ngờ: “tôi chưa nghe vì về bản cam kết bảo vệ môi trường khi vào chợ Xuân

Một phần của tài liệu thực trạng pháp luật về cam kết bảo vệ môi trường (Trang 34)