Sau 24 tháng kể từ ngày bản cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền xác nhận, dự án mới được triển khai thực hiện.
• Bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung phải được thể hiện theo đúng cấu trúc và đáp ứng yêu cầu về nội dung theo quy định tại Phụ lục 28 ban hành kèm theo Thông tư 05/2008/TT-
BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường và chủ dự án gửi hồ sơ bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung đến cơ quan đã cấp giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trước đó để được xem xét, xác nhận.
• Số lượng và mẫu hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung được quy định như sau:
* 01 (một) văn bản đề nghị xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung theo mẫu quy định tại Phụ lục 29 ban hành kèm theo Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường
* 01 (một) bản sao bản cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận trước đó;
* 01 (một) bản sao (được chứng thực theo quy định của pháp luật) giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trước đó;
* 01 (một) bản dự thảo báo cáo đầu tư điều chỉnh hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật điều chỉnh hoặc phương án sản xuất – kinh doanh điều chỉnh hoặc tài liệu tương đương của dự án có chữ ký kèm theo họ tên, chức danh của chủ dự án và đóng dấu ở trang phụ bìa;
* Số lượng bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung đúng bằng số lượng bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận trước đó.
Trường hợp đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung mà quy định thời gian 24 tháng, thời gian quy định trên là không hợp lý. Vì đăng ký bổ sung mà bắt chủ thể đăng ký phải “dành” thời gian thực hiện đăng ký là 24 tháng như vậy sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, ảnh hưởng đến việc kinh doanh hay sản xuất. Vì quy định sau 24 tháng dự án mới được triển khai, trong thời gian này việc hoạt động sẽ bị đình lại sẽ tạo khó khăn cho đối tượng đăng ký. Xét về chủ thể thì đây là những chủ thể nhỏ, không quan trọng lắm nên việc quy định thời gian 24 là không hợp lý.
2.1.4.2.3. Xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường bổ sung.
Được tiến hành tương tự như việc xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trước đó và được thể hiện dưới hình thức giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung theo mẫu quy định tại Phụ lục 30 ban hành kèm theo Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
2.1.4.2.4. Việc gửi hồ sơ bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung.
Việc xác nhận được thực hiện tương tự như việc gửi hồ sơ bản cam kết bảo vệ môi trường đã xác nhận trước đó của dự án.
2.1.4.3.1. Ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường. trường.
• Ủy ban nhân dân cấp huyện được ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường khi xét thấy Ủy ban nhân dân cấp xã có đủ năng lực chuyên môn về môi trường và có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đề nghị ủy quyền tổ chức xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 31 ban hành kèm theo Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
• Trong thời hạn không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận được công văn đề nghị ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:
* Gửi văn bản ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 32 ban hành kèm theo Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
này đối với trường hợp đồng ý ủy quyền;
* Gửi văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã và chủ dự án thông báo về việc không đồng ý ủy quyền, chỉ rõ lý do.
• Thời gian xem xét, giải quyết đề nghị ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã không tính vào thời hạn xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.
• Trường hợp không được đồng ý ủy quyền, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gửi trả lại hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường cho chủ dự án để gửi đến Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xem xét, xác nhận theo quy định.
• Ủy ban nhân dân cấp huyện không ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp dự án nằm trên địa bàn của 02 (hai) xã trở lên.
2.1.4.3.2. Ủy quyền xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư vào khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền tổ chức xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường được ủy quyền bằng văn bản cho Ban Quản lý xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư trong khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao căn cứ vào các điều kiện quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định của Chính phủ số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường: khi Ban Quản lý có tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường là Phòng quản lý môi trường được thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước và có đề nghị bằng văn bản của Ban Quản lý.
Ban Quản lý được ủy quyền có trách nhiệm thực hiện đầy đủ vai trò như Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền trong các hoạt động xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường; gửi hồ sơ xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường; xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung của cùng dự án với bản cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận trước đó theo đúng các quy định tại phần IV của Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, gửi báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền ủy quyền và tuân thủ chế độ kiểm tra, báo cáo quy định tại Phần V của Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.
2.1.5. Trách nhiệm của chủ thể có liên quan.
2.1.5.1. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền.
Theo điều 26 khoản 1 Luật Bảo vệ môi trường 2005 thì trách nhiệm này thuộc về Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp huyện hoặc có ủy quyền cho UBND cấp xã “UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, trường hợp cần thiết có thể ủy quyền cho UBND cấp xã tổ chức đăng ký”. Pháp luật quy định thẩm quyền tổ chức đăng ký thuộc về cấp huyện là hoàn toàn chính xác và trên thực tế quy định này được thực hiện tương đối tốt. Sở dĩ, trách nhiệm tổ chức đăng ký thuộc về cấp huyện là hợp lý bởi các cơ sở này được thành lập dưới sự quản lý của UBND cấp huyện. Vì vậy, đương nhiên UBND cấp huyện phải có trách nhiệm tổ chức đăng ký. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết có thể ủy quyền cho UBND cấp xã tổ chức đăng ký.
UBND cấp huyện hay xã cũng có trách nhiệm không kém phần quan trọng được quy định tại khoản 1 điều 17 Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 - Mục 3: Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đó là trách nhiệm cấp giấy xác nhận cho các đối tượng đã đăng ký bản cam kết tại UBND cấp huyện hoặc cấp xã trong thời hạn “không quá năm ngày làm việc”.
Ngoài trách nhiệm tổ chức đăng ký cam kết bảo vệ môi trường UBND cấp huyện, xã còn có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nội dung đã ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường (khoản 2, điều 27 Luật Bảo vệ môi trường 2005). UBND cấp huyện hay xã là cơ quan trực tiếp quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và là cơ quan tổ chức đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường thì họ phải có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nội dung đã ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường.
2.1.6.2. Trách nhiệm của các đối tượng cam kết bảo vệ môi trường.
Theo điều chương IV Thông tư 08/2010/TT-BTNMT ngày 18 tháng 3 năm 2010 quy định việc xây dựng báo cáo môi trường quốc gia, báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực và báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh, thì các chủ dự án có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi các dự án hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã được ủy quyền để đăng ký và cấp giấp xác nhận.
Tổ chức cá nhân cam kết bảo vệ môi trường có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung đã ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường (điều 27 Luật Bảo vệ môi trường 2005). Thực tế, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ chung của con người. Nhưng xét ở một góc độ nào đó, nếu các tổ chức cá nhân đã tham gia cam kết bảo vệ môi trường thì phải tuân theo những gì đã cam kết. Trong bản cam kết bảo vệ môi trường đã ghi nhận nội dung gì thì phải tuân theo đúng như vậy và phải tuân theo một cách triệt để. Các nội dung đã nêu ra trong bản cam kết khi tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không được vi phạm một nội dung nào. Khi đăng ký trong bản cam kết nêu rõ các loại hình, quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các loại chất thải phát sinh… Hay trong bản đăng ký đã cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải nhưng trên thực tế lại không thực hiện, cứ bỏ mặt các chất thải ra sao thì ra, không có biện pháp xử lý hợp lý. Nếu rơi vào tình trạng trên thì chắc chắn cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sẽ bị xử lý một cách nghiêm minh theo pháp luật.
Thực hiện đúng bản cam kết chính là việc làm thiết thực nhất mà các đối tượng thực hiện để bảo vệ môi trường chúng ta được trong sạch. Khi các đối tượng thực hiện đúng và đầy đủ bản cam kết cho thấy tính thực thi của pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật của người dân ngày càng được nâng cao.
2.1.6. Xử phạt vi phạm hành chính do hành vi vi phạm các quy định về cam kết bảo vệ môi trường. môi trường.
Đối với mỗi hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong hai thình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, họ còn có thể bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn đối với giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc thực hiện các biện pháp giảm thiệu, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường; các biện pháp khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường; tạm thời đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong các biện pháp bảo vệ môi trường cần thiết; buộc di dời cơ sở; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa; buộc tiêu hủy hàng hóa; vật phẩm gây ô nhiễm môi trường; bị công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Đối với cam kết bảo vệ môi trường cũng vậy một khi đối tượng vi phạm thì sẽ áp dụng hình thức phạt cảnh cáo, phạt tiền và các biện pháp buộc khắc phục hậu quả. Đối với hành vi vi phạm cam kết không nghiêm trọng và hình phạt mang tính chất nhắc nhở thì áp dụng hình phạt cảnh cáo nhằm làm cho đối tượng có ý thức hơn về bảo vệ môi trường và biết được những sai sót mà mình phải sữa đổi; vi phạm mang tính chất nghiêm trọng, không thực hiện cam kết hay thực hiện mà không đúng thì áp dụng hình phạt tiền; các biện pháp khắc phục hậu quả thì ô nhiêm đã xảy ra cần thực hiện các biện pháp nhằm làm giảm thiểu ô nhiễm. Cụ thể hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, buộc khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường. Xử phạt vi phạm góp phần năng cao nhận thức về bảo vệ môi trường đồng thời góp vào ngân sách Nhà nước những khoản tiền phục vụ cho việc ngăn chặn và bảo vệ môi trường chung cho xã hội.
2.1.6.1. Hình thức xử phạt.
• Phạt cảnh cáo
Đây là hình thức phạt nhẹ nhất đối với các hành vi vi phạm. Phạt cảnh cáo chỉ mang tính chất nhắc nhở giúp đối tượng vi phạm thực hiện tốt hơn về bản cam kết mà mình đã đăng ký. Hình thức này áp dụng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung đã ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường. Tuy nhiên các hành vi thực hiện không đúng nội dung trong bản cam kết bảo vệ môi trường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản cam kết.
• Phạt tiền
Phạt tiền là hình phạt phổ biến nhất hiện nay trong lĩnh vực vi phạm về ô nhiễm môi trường. Trong những năm gần đây có những tội phạm về môi trường rất nghiêm trọng gây ảnh hưởng nặng nề về đời sống của người dân cũng như gây tác hại nặng nề về thiên nhiên nhưng hình phạt chỉ dừng lại ở mức phạt tiền. Hình thức phạt tiền trong vi phạm cam kết bảo vệ môi trường áp dụng cho các đối tượng có hành vi vi phạm mang tính chất nghiêm trọng hơn, đó là các hành vi: thực hiện không đúng các nội dung quan trọng đã ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường; không thực hiện đầy đủ các nội dung đã ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường và không