Về mặt pháp lý

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tòa án và viện kiểm sát trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Trang 47)

Thứ nhất, trong BLTTHS hiện hành lẫn các văn bản hướng dẫn thi hành về số lần

trả hồ sơ điều tra bổ sung của HĐXX tại phiên tòa không được thể hiện rõ ràng. Bởi lẽ, nếu phân tích khoản 2 Điều 121 BLTTHS thì có thể số lần được trả hồ sơ điều tra của

HĐXX đã được luật quy định và giới hạn ở tại quy định này, còn nếu căn cứ vào hướng dẫn của Nghị quyết 04/2004 /NQ-HĐTP thi ành một số quy định trong Phần thứ ba “Xét xử sơ thẩm” của BLTTHS năm 2003 thì số lần trả hồ sơ điều tra bổ sung của HĐXX không được quy định. Điều này được diễn giải:

+ Nếu căn cứ vào khoản hướng dẫn của Nghị quyết 04/2004 /NQ-HĐTP thi hành một số quy định trong Phần thứ ba “Xét xử sơ thẩm” của BLTTHS năm 200333 thì Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa được trả hồ sơ hai lần, điều này trùng khớp với quy định của khoản 2 Điều 121 BLTTHS. Do đó có thể hiểu quy định tại khoản 2 Điều 121 BLTTHS được áp dụng trong trường hợp Thẩm phán được phân chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung theo Điều 179 BLTTHS. Đồng thời với cách hiểu này thì việc ra quyết định trả hồ sơ của HĐXX (khoản 2 Điều 199 BLTTHS) không được quy định được trả bao nhiêu lần, vì thế HĐXX có thể trả hồ sơ để điều tra bổ sung mà không bị giới hạn (vì thật sự trong các quy định của pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể nào nói rằng HĐXX được trả hồ sơ bao nhiêu lần) và thực tiễn hiện nay cũng áp dụng theo cách hiểu này.

+ Tuy nhiên, phân tích khoản 2 Điều 121 thì chúng ta vẫn có thể hiểu việc trả hồ sơ điều tra bổ sung của HĐXX đã được giới hạn ở khoản 2 Điều 121 BLTTHS, bởi vì theo như quy định tại khoản 2 Điều 121 BLTTHS thì luật chỉ quy định TA nói chung có thẩm quyền ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung không quá hai lần, chứ không quy định cụ thể (Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa hay HĐXX) sẽ được quyền trả không quá hai lần, vì thế có thể hiểu là TA ở đây là cả Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa và HĐXX chỉ được trả hồ sơ điều tra không quá hai lần. Mặc khác, theo như quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành chưa có quy định nào khẳng định trong giai đoạn chuẩn bị xét xử Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa được trả bao nhiêu lần. Nếu có chăng thì việc hướng dẫn Điều 179 BLTTHS của Nghị quyết 04/2004/NQ-HĐTP thi ành một số quy định trong Phần thứ ba “Xét xử sơ thẩm” của BLTTHS năm 2003 chỉ mang tính nhắc nhở Thẩm phán phải thận trọng nghiên cứu toàn bộ hồ sơ rồi mới ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tránh trường hợp vội vả trả hồ sơ khi chưa nghiên cứu toàn bộ hồ sơ nên phải trả hồ sơ nhiều lần một cách không cần thiết, chứ không có nghĩa là hướng dẫn này chỉ áp dụng cho trường hợp trả hồ sơ trong 33 Theo quy định tại khoản 2 Điều 121 BLTTHS thì chỉ được trả hồ sơ điều tra bổ sung không quá hai lần. Do đó, trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án nếu phát hiện thấy vấn đề cần điều tra bổ sung, thì vẫn phải nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án để xem xét có vấn đề nào khác cần điều tra bổ sung hay không. Chỉ ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung lần thứ hai trong trường hợp những vấn đề yêu cầu điều tra bổ sung lần thứ nhất chưa được điều tra bổ sung hoặc tuy đã điều tra bổ sung nhưng chưa đạt yêu cầu hoặc từ kết quả điều tra bổ sung xét thấy cần điều tra bổ sung vấn đề mới

giai đoạn chuẩn bị xét xử. Bởi vì trong quá trình xét xử vụ án hình sự thì giai đoạn chuẩn bị xét xử là giai đoạn đầu tiên, còn việc xét xử tại phiên tòa là giai đoạn sau. Vì thế, ở giai đoạn chuẩn bị xét xử Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa “được quyền sử dụng trước” việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung so với HĐXX, nên để đảm bảo ở giai đoạn chuẩn bị xét xử không lãng phí trong việc sử dụng số lần được trả hồ sơ nên việc hướng dẫn áp dụng Điều 179 của BLTTHS trong Nghị quyết 04/2004/NQ-HĐTP cũng là điều dễ hiểu.

Từ các phân tích trên, nếu cho rằng việc trả hồ sơ điều tra bổ sung của HĐXX không bị giới hạn thì việc trả hồ sơ của HĐXX sau khi trước đó Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa trước đó đã trả hồ sơ đến lần thứ hai sẽ không phù hợp khoản 2 Điều 121 BLTTHS. Bởi vì theo khoản 2 Điều 121 BLTTHS, TA (bao gồm cả HĐXX và Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa) chỉ được trả hồ sơ điều tra bổ sung không quá hai lần, do đó việc Thẩm phán đã trả hồ sơ trước đó hai lần nhưng tại phiên tòa HĐXX lại tiếp tục trả nữa. Điều này dẫn đến một hệ quả là trong mối quan hệ xét xử giữa TA và VKS không đảm bảo được “quyền tự ra phán phán quyết của TA” mà vẫn cứ chờ đợi kết quả điều trả bổ sung do VKS và cơ quan điều tra cung cấp, gây nên tình trạng giải quyết vụ án kéo dài. Do đó, để đảm bảo được tính độc lập của TA, đồng thời giúp cho việc xét xử nhanh chóng mà vẫn thể hiện được mối quan hệ giữa hai cơ quan TA và VKS thì trong quá trình xét xử TA chỉ được trả hồ sơ không quá hai lần, nếu trong giai đoạn chuẩn bị xét xử mà TA đã trả hồ sơ để điều tra hết hai lần thì tại phiên tòa nếu xét thấy việc truy tố của VKS còn thiếu chứng cứ quan trọng thì TA hoàn toàn có thể tuyên bị cáo không có tội. Nếu xét thấy có tội phạm mới hoặc đồng phạm mới thì TA có thể yêu cầu VKS khởi tố vụ án.

Để làm được điều này, BLTTHS cần phải có hướng dẫn cụ thể về số lần được trả hồ sơ của TA (trước khi mở phiên tòa, và tại phiên tòa) và để tạo sự thống nhất và phù hợp với quy định khoản 2 Điều 121 BLTTHS nên quy định cho cả Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa và HĐXX được trả hồ sơ không quá hai lần, tránh gây ra cách hiểu mập mờ như hiện nay, đồng thời kết hợp với việc có quy định trách nhiệm cho từng cơ quan, TA, VKS, Cơ quan điều tra về việc yêu cầu và thực hiện điều tra. Nhưng có vẻ hợp lý nhất trong trường hợp này là nên hướng dẫn theo hướng TA không được trả hồ sơ điều tra không quá hai lần, để đảm bảo cho việc xét xử được kịp thời, nhanh chóng. Làm được điều này, sẽ giúp cho HĐXX mạnh dạn hơn trong quyết của mình.

Thứ hai, theo quy định ở Điều 179, trong trường hợp VKS không bổ sung được

những vấn đề TA yêu cầu bổ sung và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì TA vẫn phải mở phiên tòa để xét xử. Thực chất đây là một quy định nhằm hạn chế việc TA lạm dụng việc VKS không bổ sung được theo yêu cầu của TA nên TA không thực hiện việc xét xử, vì thế có thể dẫn đến kéo dài vụ án. Tuy nhiên, nhà làm luật chưa dự liệu những tình huống ngược lại. Đó là trường hợp VKS cố tình né tránh không thực hiện những yêu cầu của TA. Trong trường hợp này, TA vẫn phải đưa vụ án ra xét xử mặc dù những yêu cầu của TA có thể ảnh hưởng rất lớn đến việc định tội. Đồng thời quy định này cũng tạo ra một lối thoát cho VKS không thể tìm ra chứng cứ theo yêu cầu của TA nhưng vẫn nghi ngờ là bỏ lọt tội phạm hoặc trong trường hợp VKS đã truy tố sai “cố gắng bảo vệ quan điểm truy tố” của mình. Chẳng hạn vụ án “Đại gia dùng xe hơi cán người”34 ở Bình Thuận là một ví dụ, mặc dù VKS đã truy tố sai nhưng vẫn “cố gắng” bảo vệ quan điểm của mình nên việc trả hồ sơ của TA vẫn cứ như là một việc làm vô ích. Do đó, có thể thấy trong mối quan hệ giữa TA và VKS trong trường hợp này, thì có vẻ giải pháp tốt nhất mà nhà lập pháp cho phép TA được thực hiện là phải “chìu” theo ý kiến của VKS xét xử một quyết định truy tố sai rồi sau đó kiến nghị lên cấp trên. Chính từ điều này, cho thấy mối quan hệ chế ước giữa hai cơ quan này có vẻ hơi bị lệch pha về phía VKS, trong khi đó đáng ra TA phải là trung tâm hoạt động xét xử.

Do đó, trong trường hợp này, giải pháp tốt nhất cho TA là phải tổ chức cuộc họp liên ngành giữa TA, VKS và cơ quan điều tra để cho ra kết quả. Nếu thông qua cuộc họp mà vẫn không giải quyết được thì TA sẽ có toàn quyền quyết định dựa vào kết quả xét xử tại phiên tòa.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tòa án và viện kiểm sát trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)