Hoàn thiện mối quan hệ giữa Tòa án và Viện kiểm sát trong việc rút quyết

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tòa án và viện kiểm sát trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Trang 72)

quyết định truy tố

Quy định rút quyết định truy tố thì trong tương lai, vẫn cho VKS trong việc rút quyết định truy tố trước và tại phiên tòa. Tuy nhiên, trong mối quan hệ giữa TA và VKS thì trước khi mở phiên tòa mà VKS rút quyết định truy tố và đề nghị TA đình chỉ thì việc đình chỉ hay không phải phụ thuộc vào sự xem xét của TA. Nếu thấy việc rút toàn bộ truy tố của VKS không có căn cứ thì TA kiến nghị lên cấp trên xem xét, để đảm bảo nguyên tắc độc lập của TA cũng như loại trừ việc rút truy tố tùy tiện của VKS, điều này đảm bảo tính phối hợp chế ước giữa hai cơ quan này.

Nếu tại phiên tòa, VKS rút toàn bộ quyết định truy tố thì TA vẫn tiến hành xét xử vụ án, nhưng việc ra phán quyết như thế nào là dựa vào kết quả xét xử mà TA ra quyết định. Nếu thấy, việc ra bản án của TA không có căn cứ thì VKS có quyền kháng nghị để giải quyết theo thủ tục chung. Phải làm được điều này mới bảo đảm được tính độc lập của TA, cũng như coi trọng kết quả tranh tụng tại phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp mà vẫn bảo đảm được mối quan hệ phối hợp chế ước giữa hai cơ quan này.

Do đó, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật theo hướng cải cách tư pháp cần thiết phải xem xét sửa đổi các quy định về rút quyết định truy tố theo hướng: Nếu VKS rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa thì TA phải xem xét việc đình chỉ vụ án, nếu có căn cứ cho rằng VKS rút truy tố không có căn cứ thì TA kiến nghị lên cấp trên xem xét, quyết định. Nếu VKS rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố tại phiên tòa thì HĐXX vẫn tiến hành xét xử và ra bản án theo thủ tục chung. Khi nghị án HĐXX phải căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và người tham tố tụng khác tại phiên tòa.

KẾT LUẬN

Hoạt động tố tụng hình sự có ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền của con người, ảnh hưởng đến việc bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và các lợi ích khác của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân. Xuất phát từ sự nhạy cảm và tính chất quan trọng như vậy, nên pháp luật không giao thẩm quyền cho một cơ quan thực hiện toàn bộ quá trình chứng minh và xử lý tội phạm, mà phân ra thành nhiều giai đoạn: điều tra, truy tố, xét xử. Mỗi giai đoạn tố tụng ứng với mỗi cơ quan, trong đó giai đoạn truy tố chủ yếu do cơ cơ điều tra tiến hành, giai đoạn truy tố do VKS thực hiện, còn giai đoạn xét xử thuộc về TA.

Để đảm bảo cho hoạt động tố tụng được khách quan, có căn cứ, pháp luật tố tụng đặt ra mối quan hệ phối hợp chế ước khi thực hiện hoạt động xét xử. Quan hệ phối hợp là sự hỗ trợ cùng thực hiện các hoạt động tố tụng để giải quyết vụ án được kịp thời theo chức năng, nhiệm vụ được giao, cùng nhau hướng đến mục đích chung là chứng minh và xử lý tội phạm; quan hệ chế ước là sự tác động khống chế, kiềm chế lẫn nhau, bảo đảm cho hoạt động tố tụng được khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật. Sự kiểm soát thể hiện qua việc kiểm tra, giám sát, phát hiện các sai sót, thiếu sót để khắc phục.

Trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, mối quan hệ tố tụng phối hợp chế ước giữa TA và VKS được thực hiện trong cả quá trình thực hiện hoạt động xét xử. Tuy nhiên, mối quan hệ này được thể hiện rõ nét nhất thông qua các hoạt động như: Việc TA trả hồ sơ điều tra bổ sung; việc rút quyết định truy tố của VKS và đề nghị TA đình chỉ vụ án; việc TA đình chỉ vụ án và việc TA phải xét xử theo giới hạn xét xử của VKS đã xác định trong bản cáo trạng. Tất cả các mối quan hệ này nhằm đảm bảo cho hoạt động xét xử được khách quan, chính xác, đúng pháp luật, tránh trường hợp lạm quyền làm trái các quy định pháp luật của người thực hành luật mà cụ thể ở đây là Thẩm phán và Kiểm sát viên, qua đó góp phần nâng cao chất lượng xét xử, hạn chế án oan sai trong hoạt động xét xử.

Tuy nhiên, hiện nay trong các quy định của pháp luật lẫn thực tiễn áp dụng còn bộc lộ khá nhiều tồn tại dẫn đến mối quan hệ phối hợp chế ước giữa TA và VKS trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự thực hiện thật sự có hiệu quả, không ít những trường hợp vì các việc quy định của pháp luật chưa rõ ràng nên việc áp dụng gặp khó khăn, dẫn đến án kéo dài. Do đó việc hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự để đảm bảo cho mối quan hệ tố tụng giữa TA và VKS là một vấn đề cấp bách, đảm bảo nâng cao chất lượng xét xử theo định hướng cải cách tư pháp mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Trong đó việc hoàn thiện mối quan hệ giữa TA và VKS theo hướng tạo sự độc lập cho TA trong việc ra phán quyết, cũng như đảm bảo sự cân đối hài hòa trong mối quan hệ giữa TA và VKS bằng việc sửa đổi quy định về giới hạn xét xử (Điều 196); sửa đổi quy định về điều tra bổ sung theo hướng TA chỉ trả hồ sơ cho VKS điều tra bổ sung trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; sửa đổi quy định về việc Tòa án không được ra phán quyết khi VKS rút toàn bộ quyết định truy tố tại phiên khi có căn cứ cho rằng bị cáo có hành vi phạm tội; đồng thời với việc sửa đổi trên thì việc với việc sửa đổi đồng bộ các quy định của BLTTHS theo hướng cải cách tư pháp trong đó cần phân định rõ chức năng nhiệm vụ tố tụng trong hoạt động bảo vệ pháp luật. Cụ thể là không nên quy định chung chung như Điều 10 BLTTHS mà cần phải xác định cơ quan điều tra và VKS phải có nhiệm cung chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo, còn TA chứng minh tội phạm dựa theo kết quả xét xử tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ các chứng cứ tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa và ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Văn bản quy phạm pháp luật

 Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001).

 Bộ luật hình sự năm 1999 (đã sửa đổi bổ sung 2009).

 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002.  Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002.

2- Sách, báo, tạp chí

 Phan Trung Hiền, Để hoàn thành tốt luận văn ngành luật, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.

 Đinh Văn Quế, Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự những vấn đề lý luận và

thực tiễn, NXB Phương Đông, 2010.

 Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về xét

xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ

Chí Minh, n 2004.

 Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng hình sự, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2007.

 Đỗ Văn Quang, Mối quan hệ giữa cơ quan điều tra với các cơ quan tham

gia tố tụng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997.

 Trần Văn Độ, Từ nguyên tắc hai cấp xét xử đên việc tổ chức Tòa án các cấp, Tạp chí Nghiên cứu pháp lý, số 10, năm 2004.

 Hồ Sỹ Sơn, Hoàn thiện mối quan hệ giữa Tòa án và Viện kiểm sát trong quá

trình giải quyết vụ án hình sự, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2, năm 2005.

 Nguyễn Thị Hương, Hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của Kiểm sát

viên trong giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10,

năm 2006.

 Đinh Thế Hưng, Sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội trong chế định

về xét xử của luật tố tụng hình sự Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 2, năm

2010.

 Nguyễn Văn Tuân, Quyền hạn của Tòa án trong trường hợp Viện kiểm sát

rút quyết định truy tố, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 8, năm 2010.

 Trần Văn Độ, Một số vấn đề về việc giao bản án của Tòa án cấp sơ thẩm

theo luật tố tụng hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 8, năm 2007.

 Trần Công Phàn, Tiếp tục hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình

sự về xét xử phúc thẩm, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 20, năm 2007.

 Ngô Hồng Phúc, Vấn đề nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình

sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 2, năm 2003.

 Chu Thị Trang Vân, Sự phân công quyền lực tư pháp trong áp dụng pháp

 Hoàng Thị Minh Sơn, Một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về quyết

định của Tòa án trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm và thực tiễn áp dụng, Tạp chí Luật

học, số 7, năm 2009.

 Đỗ Kha, Một số giải pháp nhằm hạn chế việc trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, Tạp chí Kiểm sát, số 01, năm 2007.

 Nguyễn Viết Sách, Những nội dung cần hướng dẫn áp dụng trong các quy

định về bào chữa của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Tạp chí Kiểm sát, số 24,

năm 2005

 Trần Thu, Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt

động tư pháp theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Tạp chí Kiểm

sát, số 24, năm 2005.

 Dương Thanh Biểu, Tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự

những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Kiểm sát, số 24, năm 2005.

 Tuấn Mai, Thống nhất trong nhận thức về một số vấn đề trong Bộ luật tố

tụng hình sự năm 2003, Tạp chí Kiểm sát, số 24, năm 2005.

3- Trang thông tin điện tử

ii. Pháp luật Thành Phố Hồ Chí Minh, Vắng Kiểm sát Viên tòa lúng

túng, Lưu Nguyễn, ttp://phapluattp.vn/20091225064053298p0c1063/vang-kiem-

sat-vien-toa-lung-tung.htm, truy cập ngày 10/11/2010].

iii. Tòa án nhân dân tối cao, Nâng cao năng lực, trình độ cho đội

ngũ cán bộ, Thẩm phán làm công tác xét xử tội phạm mại dâm của ngành Tòa án nhân dân và một số phương hướng và giải pháp hoàn thiện trong giai đoạn sắp tới 2011- 2015, Lê Phương Anh, ttp://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?

p_page_id=1754190&p_cateid=&item_id=4478470&article_details=1, [truy cập ngày 17/11/2010].

iv. Quốc hội Việt Nam, Sơ đồ tổ chức của Quốc hội Việt Nam hiện

nay, http://www.na.gov.vn/SodoQHb.png, [truy cập ngày 20/7/2009].

v. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Một số ý kiến về đổi mới tổ chức,

hoạt động của Viện kiểm sát trong chiến lược cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay, Trần Đắc Linh, http ://www.vksndtc.gov.vn/theloai/tuphap/60.aspx, [truy cập ngày 08/11/2010].

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tòa án và viện kiểm sát trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Trang 72)