Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tòa án và viện kiểm sát trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Trang 67)

55http://phapluattp.vn/20100303112040356p0c1063/toi-giet-nguoi-va-co-y-gay-thuong-tich-can-huong-dan-cu-the- hon.htm

Nguyên nhân chủ quan dẫn đến trong mối quan hệ giữa TA và VKS chưa thật sự thực hiện có hiệu quả, vẫn còn những tồn tại là do việc thực hành luật của Thẩm phán, Kiểm sát viên chưa tốt. Điều này thể hiện qua các vấn đề:

+ Khi truy tố, xét xử Kiểm sát viên và Thẩm phán, nghiên cứu, đánh giá hồ sơ một cách sơ sài, chưa thể hiện sự được quan điểm độc lập của mình mà thường lệ thuộc vào kết quả của giai đoạn trước (đối với Kiểm sát viên thì thường lệ thuộc vào kết quả điều tra của cơ quan điều tra; đối với Thẩm phán thì thường lệ thuộc vào việc truy tố của VKS). Do đó việc điều tra truy tố sai nên dẫn đến xét xử cũng sai. Chẳng hạn như trong vụ án:Nguyễn Anh Tuấn cùng đồng bọn phạm tội “gây rối trật tự công cộng”, hành vi của các bị cáo phạm tội “giết người” và tội “che giấu tội phạm”.Tuy nhiên, kết quả kết quả điều tra chi kết luận về tội “gây rối trật tự công cộng” và tội “không tố giác tội phạm” và VKS cũng chấp nhận truy tố các bị cáo về các tội này, sau đó TA cũng xét xử các bị cáo về tội “gây rối trật tự công cộng” và tội “không tố giác tội phạm” 56, kết quả đã bị VKS cấp trên phát hiện kháng nghị và hủy án. Chính điều này cho thấy, giữa TA và VKS chưa thể hiện được tính phối hợp chế ước trong tố tụng tụng hình sự, bởi lẻ khi xem xét việc truy tố trong giai đoạn xét xử, TA phải thật sự nghiên cứu kỹ hồ sơ, nếu có phát hiện bỏ lọt người lọt tội thì TA phải thực hiện việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc kiến nghị với cấp trên nếu phải xét xử theo truy tố của VKS thì mới bảo đảm được mối quan hệ phối hợp chế ước giữa TA và VKS đảm bảo việc truy tố xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tôi phạm, không làm oan người vô tội.

+ Trong nhiều trường hợp, khi xét xử TA chưa thực hiện một cách có trách nhiệm. Điều này thể hiện qua việc, khi có mâu thuẫn trong việc xác định tội danh giữa TA và VKS thì TA thường từ chối quyền xét xử của mình bằng việc trả hồ sơ điều tra bổ sung hoặc kiến nghị lên cấp trên mà không hề thực hiện việc xét xử, mặc dù TA vẫn được quyền xét xử hoặc có trường hợp TA xét xử theo truy tố của VKS luôn mà không cần phải trả hồ sơ điều tra bổ sung để làm rõ. Điển hình như trong vụ án ở giết chết người ở Bình Phước và vụ án “Đại gia dùng xe hơi cán người” đã nêu ở trên là một ví dụ57. Với cách làm này của TA chưa thể hiện hết đúng với bản chất của mối quan hệ giữa TA và VKS, lẽ ra trong mối quan hệ tố tụng giữa TA và VKS trong xét xử sơ thẩm là đảm bảo cho việc xét xử đúng người đúng tội thì trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình TA cần phải thực hiện việc phối hợp chế ước một cách hợp lý hơn, bằng việc trả hồ sơ điều 56 Nhận định của VKS trong “Kháng nghị giám đốc thẩm số 23/VKSTC-V3 ngày 28-9 2006 đối với vụ án: Nguyễn Tấn Kiệt cùng đồng bọn phạm tội “cố ý gây thương tích” – TS Dương Thanh Biểu, Tuyển tập các quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, NXB Tư pháp năm 2007, tr 246.

tra bổ sung để đảm bảo cho việc xét xử vụ án một cách đúng đắng hơn đối với vụ án “Đại gia dùng xe hơi cán người” hoặc trong vụ án giết chết người ở Bình Phước thì TA cần phải thực hiện việc xét xử của mình mà pháp luật quy định, nhàm hạn chế việc trả hồ sơ điều tra không cần thiết dẫn đến án kéo dài. Làm được điều này sẽ đảm bảo tốt hơn trong mối quan hệ giữa TA và VKS được hoàn thiện hơn.

3.3 Một số đề xuất trong tương lai về mối quan hệ giữa Tòa án và Viện kiểm sát trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tòa án và viện kiểm sát trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Trang 67)